Chín liệt sĩ hy sinh tại trận địa Bắc Ka Tang, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), sau 55 năm nay được hưởng cái giỗ đầu tiên

Ka Tang một trọng điểm ác liệt trên con đường chiến lược 15 a ,nay là đường Hồ Chí Minh. Ka Tang không những là một địa danh với chiếc cầu in hình xuống dòng nước sông Gianh thơ mộng , mà còn là một trọng điểm lịch sữ cấp quốc gia.

Nơi đây đã chứng kiến sự hi sinh anh dũng của bộ đội pháo cao xạ , TNXP, công nhân đội cầu 10 bộ giao thông vận tải, bộ đội công binh ,bộ đội lái xe v v

Với tinh thần" MÁU CÓ THỂ ĐỔ NHƯNG ĐƯỜNG KHÔNG THỂ TẮC "

Ghi nhận sự hi sinh anh dũng của các lực lượng trên trọng điểm bắc Ka Tang thuộc xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quãng Bình. Ngày 27 /7 / 2021 , VTV kết nối đã cùng với chính quyền địa phương làm lễ cầu siêu cho các liệt sỹ đã hi sinh tại trọng điểm ác liệt này.

d1sq1-1671678566.jpg
Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở Ka Tang.(Quảng Bình)

 

Vào những năm đầu của cuộc chiến tranh leo thang của không quân Mỹ, năm 1964 -1965 trọng điểm Ka Tang đã trở thành một mục tiêu đánh phá quyết liệt của không quân Mỹ. Cầu Ka Tang một chiếc cầu trên đường 15A một con đường vận tải chiếc lược, được xây dựng trong những ngày đầu hòa bình lập lại. Năm 1965 máy bay Mỹ đã đánh sập cầu này từ đó cho đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc, muốn đi qua đây đều phải đi qua ngầm .Ngầm Ka Tang đã đi vào lịch sữ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Cũng là trọng điểm trên con đường chiến lược 15 a ,nối với ngã ba Đồng Lộc cách Đồng Lộc khoảng 60 km về phía nam.

Nhưng mức độ ác liệt thì chắc chắn còn hơn nhiều so với ngã ba Đồng Lộc.

dsq2c-1671678796.jpg
Thắp hương tưởng nhớ đồng đội tại Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở Ka Tang (Quảng Bình).

 

Về thời gian từ năm 1964 -1965 đến khi chiến tranh phá hoại chấm dứt ngầm Ka Tang lúc nào cũng là mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ. Có những ngày có cả chục cuộc ném bom.

Còn trọng điểm ngã ba Đồng Lộc chỉ có ác liệt nhất trong vòng 4 tháng từ tháng 5 - 1968 đến tháng 9 năm 1968 .

Chừng ấy cũng đủ nói lên mức độ ác liệt tại trọng điểm ngầm Ka Tang như thế nào rồi.

Ka Tang và Khe Núng hai cái cầu đều nằm trên giường 15 a ,cách nhau chưa đầy 200 m , là địa danh thuộc xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quãng Bình.

Xã Lâm Hóa vào những năm đó có các xóm như xóm Chuối, xóm Cục ,xóm Hung ,xóm Cáo do máy bay Mỹ đánh phá rất ác liệt nên nhân dân các xóm đã vào các lèn đá sinh sống và đi sâu vào trong rừng.

Tháng 6 năm 1966 tại sân bay Kép Hà Bắc tiểu đoàn 11 pháo cao xạ được thành lập. (Sau này là tiểu đoàn 44 một trong những tiểu đoàn nòng cốt để thành lập trung đoàn 573 ,nay là lữ đoàn phòng không 573 qk5 anh hùng.

Ngày 7 tháng 12 năm 1972 .

Biên chế của tiểu đoàn có ba đại đội 10 ,11,12 . Là một tiểu đoàn độc lập tác chiến. Có nhiệm vụ vào miền Nam chiến đấu. Trải qua quá trình hành quân chiến đấu vào đến Ka Tang thì tiểu đoàn dừng lại . Tiểu đoàn được bổ sung vào trung đoàn cao xạ 280 quân chủng phòng không không quân. Tiểu đoàn 11 có nhiệm vụ chiến đấu với máy bay Mỹ bảo vệ ngầm Ka Tang và cầu Khe Núng thông suốt trong mọi tình huống.

Vào những năm tháng đó cuộc chiến đấu của chúng tôi và máy bay Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt. Không có ngày nào là ngày không nổ súng chiến đấu. Cái sống và cái chết gần nhau trong gang tấc .

Còn sống còn chiến đấu. Hi sinh đợt này có đợt khác bổ sung .Bom đạn ,tên lửa không đối đất như Xrei. ,Bunpup liên tục phóng vào trận địa nhưng chúng tôi quyết đánh trả đánh bật bom ,tên lửa ra ngoài bảo vệ mục tiêu an toàn .

Vào những ngày gần tết năm 1968 ngày 9 tháng 1 năm 1968 hôm đó trời mù mịt , máy bay địch không đánh bổ nhào mà chuyển sang ném bom tọa độ .

Ngày hôm đó đại đội 10 quân số chia đôi là hai bộ phận ,một bộ phận đi về phía bờ Nam làm trận địa dự bị , còn một bộ phận ở nhà trực ban sẵn sàng chiến đấu và tranh thủ huấn luyện kỹ thuật .

Bộ phận ở nhà trực ban sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện do đồng chí Trần Văn Chương quê quán xã Nội Duệ, huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh là đại đội phó phụ trách.

Sau khi xuống khẩu đội 4 kiểm tra anh em học tập, vừa về đến hầm sở chỉ huy đại đội ,thì một loạt bom tọa độ từ những chiếc máy bay ném bom chiến lược hạng trung B 57 , bao trùm lên trận địa. Đó là lúc 10h 15 phút ngày 9 tháng 1 năm 1968 . Một quả bom đã rơi trúng vào hầm pháo khẩu đội 4 ,khẩu pháo 37 li nặng 2,1 tấn bị bom hất ra ngoài công sự, 9 đồng chí đã anh dũng hi sinh .

Sau đó đại đội 10 được bổ sung quân số nhận thêm pháo và cơ động sang bờ Nam tiếp tục chiến đấu.

Những năm tiếp theo cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt, tiểu đoàn nhận nhiệm vụ sang Lào rồi vào Nam Chiến đấu. Cũng không ai biết tại trận địa này 9 đồng chí của đại đội 10 tiểu đoàn 11 mãi ra đi không có một ngôi mộ.

Sau 52 năm bị lãng quên , tôi cùng với đồng chí Chương và một số gia đình thân nhân liệt sỹ trở lại thắp hương cho các liệt sỹ. (9 liệt sỹ hi sinh chưa ai có gia đình)

Sau khi thắp hương xong ,đoàn chúng tôi làm việc với đảng ủy và UBND xã Lâm Hóa. Trong buổi tiếp xúc với đoàn chúng tôi khi nghe chúng tôi trình bày nguyện vọng

muốn xây dựng một khu tưởng niệm 9 liệt sỹ hi sinh tại trận địa bắc Ka Tang.

Đồng chí chủ tịch xã phát biểu rất chân thành.

" Hôm nay, chúng cháu mới được biết tại trận địa bắc Ka Tang đã có 9 đồng chí hi sinh mà 52 năm nay không hề hương khói. Vì chúng cháu hồi đó chưa sinh ,vùng này không có dân ở nên cũng không ai biết, mong các bác thông cảm "

Và sau cuộc gặp mặt đó. Nhờ sự quan tâm của tỉnh Quãng Bình, huyện Tuyên Hóa của các mạnh thường quân và của đông đảo nhân dân một dự án khu tưởng niệm 9 liệt sỹ trận địa bắc Ka Tang đang tiếp tục hoàn thiện

Bài thơ KHẨU ĐỘI ƠI của tác giả Trần Thị Lý như một minh chứng hùng hồn để lại cho muôn đời con cháu về sự hi sinh anh dũng của 9 liệt sỹ tại trận địa này.

Đến ngày 9 tháng 1 năm 2023 đúng 55 năm ngày 9 liệt sỹ hi sinh.

Hiện nay chính quyền địa phương ,đang tích cực hoàn thành thành các công đoạn cuối cùng của dự án ,và tổ chức cái giỗ đầu tiên cho các liệt sỹ. Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì tổ quốc để chúng ta có được những ngày hôm nay.

Hà Tĩnh tháng 12 /2022

Trái tim người lính