Chữ Thị

Nhiều người cho rằng bây giờ là thời hiện đại đặt tên con gái không nên có chữ Thị. Mình thì cho rằng chữ Thị không những thể hiện được rõ nét giới tính nữ mà nó còn là dấu gạch nối giữa truyền thống và hiện đại.

321245233-530627012136866-7360574825847026802-n-1672731381.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Ông cha ta từ xưa đã mặc định cứ giới tính nữ là có Thị vậy thì hà cớ chi chúng ta phải vứt bỏ, nguồn gốc chữ “thị” trong tên lót của nữ giới bắt đầu xuất hiện sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Về mặt nguồn gốc từ nguyên, theo học giả An Chi, “thị” là một từ Việt gốc Hán dùng để chỉ phụ nữ. Trong quyển Từ nguyên từ điển có câu “Phu nhân xưng thị” (đàn bà gọi là thị). Từ điển này cũng giải thích thêm từ “thị” còn là một từ mà phụ nữ dùng để tự xưng.

Xung quanh việc sử dụng chữ “thị” để đặt tên cho con gái cũng có nhiều tranh cãi. Từ “thị” nguyên gốc có nghĩa là họ hoặc ngành họ. Người Trung Hoa thường dùng chữ “thị” sau tên của người chồng thay cho tên cúng cơm của người phụ nữ đó.

Nhưng khi sang đến Việt Nam thì có sự khác biệt: Đàn bà trong nhà quyền quý Việt Nam thì vẫn giữ họ cha và thêm chữ Thị phía sau. Ví dụ: như Cù Hậu khi chưa lên ngôi hoàng hậu; thì gọi là Cù Thị (tức bà họ Cù); hay lâu lâu trong những tài liệu cổ ta vẫn nghe những danh xưng như: Hoàng hậu Dương Thị, bà phi Nguyễn Thị… dịch ra là bà hậu họ Dương, bà phi họ Nguyễn vậy. Hay là Thị Mầu, Thị Kính… và đến khoảng thế kỷ 15 thì chữ Thị đi luôn vào tên và họ của con gái; như một cách khẳng định về gốc gác của người đó, tạo thành công thức đặt tên: Họ + Thị + Tên.

Vậy thì việc đặt tên con gái thời nay có chữ Thị là kế thừa và tiếp nối truyền thống văn hóa của cha ông ta từ xưa, đây là niềm tự hào của phái nữ đồng thời cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa VIỆT, vậy thì tại sao lại phải xấu hổ hoặc thấy rườm rà khi tên mình có thêm chữ thị.