Đời sống vỉa hè Sài Gòn - Không gian văn hóa bị bỏ quên

Các đô thị đều có những đặc trưng riêng biệt.Đểkiến tạo và phát triển một đô thị hài hòa và bền vững, bắt buộc phải nắm được cái hồn cốt của nó. Với Sài Gòn, giá trị tinh túycủa đời sống nơi đây được thể hiện ở một không gian xã hội độc đáo và không hề xa lạ: trên vỉa hè.
doi-song-via-he-sai-gon-1657641207.jpg
Đời sống vỉa hè Sài Gòn

 

Tháng Bảynày, Nhã Nam hợp tác cùng ng ty tư vấn quốc tế enCity  trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “Đời sống vỉa hè Sài Gòn”. Đây là một nghiên cứu đặt đời sống vỉa hè dưới một ánh sáng khác, nơi đó vỉa hè có sức sống riêng, tinh thần riêng, thấm đẫm văn hóavà phản ánh đời sống của người dân,chứ không chỉ là một khoảng không gian vô hình luôn câm lặng.

Tác giả cuốn sách,Giáo sư Annette M.Kim và nhóm nghiên cứu không gian đô thị (SLAB) của bà,nhờ sống ở Sài Gòn nhiều năm mà đã vỡ lẽ được rằng cái căn cốt của vỉa hè không nằm ở lớp bê tông tạora nó mà ở chính những hàng quán, sinh hoạt,và câu chuyệnmưu sinh đời thường.

Lịch sử kiên cường của vỉa hè Sài Gòn

Giáo sư Kim cùng phòng phân tích không gian đô thị (SLAB) của mình đã dày công thu thập các ghi chép lịch sử về vỉa hè từ văn khố, số liệu thống kê, quy hoạch đô thị, ảnh chụp, cũng như xem xét tài liệu học thuật của các nhà sử học về các giai đoạn khác nhau trong lịch sử để kể cho người đọc một câu chuyện sống động tươi nguyên về sự chuyển mình của vỉa hè Sài Gòn.

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, đời sống vỉa hè Sài Gòn di chuyển cùng với các chế độ khác nhau, từ thành lũythời đế quốc, đô thị thuộc địa Pháp, thủ đô thời hậu thuộc địa và đến nay là thành phố xã hội chủ nghĩa.

Chính quyền nào cũng muốn ra sức dẹp bỏ với lý do muốn thành phố trật tự và tiên tiến hơn. Những nghị định thay phiên xuất hiện, nhiều nỗ lực từ các cấp ban ngành đã được khẩn trương thi hành,nhưng việc thực thi chúng luôn là một vấn đề nan giải. Do thiếu kinh phí, thiếu nhân lực nên cả những chiến dịch hăng hái nhất cũng sẽ trở nên yếu dần, sau đó lại được nới lỏng vì tác động tiêu cực về kinh tế lên người dân.

Từ năm 1980 đến nay, vỉa hè Sài Gòn vẫn bền bỉ níu giữ cái không khí hấp dẫn đặc trưng của nó. Dù những người phụ thuộc vào vỉa hè ngày càng chịu nhiều áp lực do thay đổi có phần cứng nhắc ở đô thị và mật độ dân số đông,nhưng không thể phủ nhận không gian vỉa hè chính là nền móng cho đời sống văn hóavà dân sự tại Sài Gòn.

Vỉa hè - không gian của lòng nhân ái

Do làn sóng di dân ồ ạt, hiện nay người dân đổ dồn về khu vực thành thị.Hệ quả của sự đông đúc này là xã hội đang tranh chấp gay gắt trong việc sử dụng từng tấc đất, trong đó có vỉa hè. Phần đông các nước trên thế giới như Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đã xảy ra xung đột về lợi ích khi sử dụng vỉa hè.Riêng đối với Sài Gòn, Giáo sư Kim cho rằng, thành phố dù đang phải đối mặt với thách thức của đô thị hóanhưng người dân vẫn luôn hào hiệp và sẵn sàng chia sẻ khoảng không gian này với nhau.

Giáo sư Kim đã len lỏi giữa những vỉa hè Sài Gòn, quan sát và nhận rarằng,khoảng không gian nhỏ nơi đây khác biệt và đáng nhớ đến thế bởi nó truyền tải những câu chuyện vừa gai góc vừa nhân ái về thân phận con người.

Ở Sài Gòn, phần đông mọi người tỏ thái độ đồng cảm với những người bán hàng ở vỉa hè. Những câu dàn xếp bâng quơ, điều chỉnh và giả đò làm lơ của hàng xóm về vấn đề sử dụng vỉa hè đã phản ánh sự khác biệt của con người Sài Gòn, cho thấy tình nghĩa dành cho người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Tấm bản đồ cho những điều bị bỏ sót

Annette M.Kim đã nghiên cứu những không gian của vỉa hè Sài Gòn bằng tư duy của một học giả chính sách công, nhưng chuyển tải chúng dướigóc nhìn của một chuyên gia về nghệ thuật thị giác. Với “Đời sống vỉa hè Sài Gòn”, đã giúp tanhận ranhững biểu tượng và thứ ngôn ngữ độc đáo của vỉa hè.

doi-song-via-he-sai-gon-1-1657641320.jpg
Ở Sài Gòn, phần đông mọi người tỏ thái độ đồng cảm với những người bán hàng ở vỉa hè. 

Những hình ảnh quen thuộc như một miếng bìa được cắm vào lỗ viên gạch đứng đơn độc trên vỉa hè, những lốp xe máy được quấn giấy bạc sáng bóng bắt tréo nhau,… dưới góc nhìn của Giáo sư Kim, chính là vốn từthị giác vô cùng phức tạp và cũng linh động tiến hóatheo dòng phát triển của thành phố.

Tập trung vào hai khu vực là Quận 1 và Quận 5, với 275 cuộc phỏng vấn, hơn 3000 tấm ảnh và đoạn phim cùng nhiều năm trực tiếp trải nghiệm nghiên cứu, Kim và SLAB đã phân tích nhiều biến số, những sự kiện chưa được lý thuyết hóađể vẽ nên những tấm bản đồ tái định hình không gian công cộng như Bản đồ biểu tượng vỉa hè, Bản đồ ma, Bản đồ không gian-thời gian… và chúng đều được “con người hóa”.

Liệu vỉa hè có đánh mất sức hấp dẫn trong quá trình đô thị hóa?

Giáo sư Kim chỉ ra rằng ở Sài Gòn, thiết kế đô thị quy chuẩn không hề phù hợp với thực tiễn đô thị. Lấy lý do buôn bán trên vỉa hè gây cản trở giao thông, mất vệ sinh an toàn thực phẩm và làm xấu mỹ quan thành phố, ngày càng nhiều chiến dịch giải tỏavỉa hè được chỉ đạo sát sao và gay gắt. Nhưng mục tiêu biến Sài Gòn thành Singapore thứ hai không phải là chuyện đơn giản,không chỉ do thiếu nhân lực hay kinh phí,vì nétđộc đáo của Sài Gòn được cả người dân lẫn khách du lịch đánh giá là nằm trên không gian này. Mất đi vỉa hè nhộn nhịp hàng quán và những nụ cười thân thiện, Sài Gòn có gì khác biệt với những đô thị khác?

Dựa trên định hướng tập trung khai thác và phát triển du lịch của Việt Nam, Kim khảo sát khách du lịch để trả lời cho câu hỏi tại sao họ lại chọn đến Việt Nam. Kết quả thu về cho thấy phần đông du khách cảm nhận Sài Gònsôi động, thú vị và khác biệt với những thành phố khác không chỉ bởi những địa điểm tham quan mang tính lịch sử mà còn bởi chính những món ăn đường phố, sự tương tác thân tình và nhộn nhịp trên vỉa hè.

Kim cho rằng nếu thành phố muốn tăng cường phát triển du lịch thì vỉa hè là một trong những khía cạnh nên được chú ý nhất. Cuộc sống trong không gian này cần được giữ lại để phát huy hết  sức hấp dẫn của nó chứ không phải phá bỏ hoàn toàn, chỉ cần ta quản lý tốt hơn.

Công ty tư vấn quốc tế enCity – đơn vị đồng hành với Nhã Nam giới thiệu cuốn sách này tới độc giả Việt Nam cũng có cùng quan điểm với tác giả: Các đô thị đều có những đặc trưng riêng biệt gắn với văn hóa, bối cảnh xã hội và môi trường sống của người dân địa phương; và các giải pháp phát triển và bảo tồn đô thị phải dựa trên những đặc trưng này. Những tài sản giá trị nhất của một thành phố thường ẩn náu trong dòng cuộc sống thường nhật.

 Trong trường hợp vỉa hè Sài Gòn, nét đặc trưng chính là tính đa chức năng (giao thông, thương mại và không gian cộng đồng) thay vì đơn năng (chỉ dành cho giao thông) - một đặc trưng căn bản của đô thị Việt Nam nhưng cũng là xu hướng của thế giới để tạo ra các đô thị đáng sống và bền vững.

Ông Nguyễn Đỗ Dũng (Tổng giám đốc enCity), một chuyên gia quy hoạch quốc tế với rất nhiều đồ án đã được xây dựng ở Dubai, Việt Nam và Ấn Độ, viết trong lời đề tựa của cuốn sách: “Đô thị hóa không có nghĩa là bê tông hóa và phương Tây hóa. Chúng tôi tin rằng việc chia sẻ những góc nhìn như thế này là phổ biến giá trị và bản sắc của TP.Hồ Chí Minh nói riêng và các đô thị Việt Nam nói chung và sẽ giúp tạo ra những thay đổi tích cực trong phát triển đô thị.”

Ngoài việc kể một câu chuyện, “Đời sống vỉa hè Sài Gòn”còn cho chúng ta thấy không gian công cộng chứa đựng một lối sống đầy thẩm mỹ, nhiều giá trị nhân bản, hợp tác và khiến cho Sài Gòntrở thành một nơi đáng nhớ và đáng gắn bó. Nhờ những nghiên cứu và đề xuất đơn giản nhưng hiện quả được đề cập, “Đời sống vỉa hè Sài Gòn” cũng đã chỉ ra những thách thức trong các mô hình quy hoạch đô thị và quản lý thích ứng mà Sài Gòn sẽ cần và còn gợi ý cách chúng ta có thể định hướng lối đi trong một thế giới toàn cầu hóa.

 

VỀ TÁC GIẢ

Annette M.Kim là giáo sư ngành chính sách công. cũng là giám đốc sáng lập SLAB (phòng phân tích không gian đô thị) của University of Southern California nhằm thúc đẩy tầm nhận thức về khoa học xã hội thông qua việc giảng dạy, nghiên cứu và thu hút sự tham gia của công chúng.

Giáo sư Kim đã xuất bản nhiều cuốnsách, bài viết trên các tạp chí khoa học để giới thiệu những nghiên cứu hiện tại của trong việc xem xét quy hoạch các khu đô thị, các chiến lược sinh kế của người nhập cư tại các thành phố châu Á đang phát triển thông qua phương pháp dân tộc học, nghiên cứu không gian và thiết lập các bản đồ nhân văn. Giáo sư Kim còn nghiên cứu sự phát triển của thị trường bất động sản và sự cải cách của quyền tài sản ở các quốc gia đang chuyển đổi ở cả Đông Âu lẫn châu Á.