Tào Tuyết Cần tên tự là Tuyết Cần, hiệu Mộng Nguyễn, tên thật là Triêm. “ Triêm” có nghĩa là chịu ơn mưa móc, lấy từ câu “Ích chi dĩ mạch mộc, ký ưu ký ác, ký triêm túc” (nghĩa là lại có thêm những cơn mưa nhỏ vừa nhẹ, vừa ướt vừa ngấm, vừa đầy đủ) trong bài Tính Nam Sơn thuộc phần Tiêu Nhã trong Kinh.
Tào Tuyết Cần người gốc Hà Bắc, xuất thân quý tộc, người Hán nhập tịch Mãn Châu. Tào Tuyết Cần sinh năm Bính Thân 1716, thân phụ là Tào Ngung, thân mẫu là người họ Mã, khi Tào Tuyết Cần đang còn trong bụng mẹ, thì Tào Ngung bị bệnh mất. Sauk hi ra đời, Tào Tuyết Cần được người chú là Tào Phủ nhận làm con nuôi, lúc đó Tào Phủ đang được vua Khang Hy (1654 – 1722) cho giữ chức ở Giang Ninh, vì vậy mà tuổi thơ của Tào Tuyết Cần được ăn ngon mặc đẹp.
Thời vua Khang Hy trị vì, gia tộc họ Tào được đặc biệt ân sủng và tin dùng. Bản thân vua Khang Hy đã bốn lần đến Giang Ninh đi tuần du, và trong cả bốn lần đi tuần du đó, vua Khang Hy đều ở lại trong phủ nhà họ Tào. Việc Tào Phủ tiếp vua Khang Hy đã phải sử dụng đến một món tiền khổng lồ, và số tiền đó Tào Phủ phải lấy từ trong công quỹ ra để chi dùng. Việc đó đã dẫn đến thâm hụt công quỹ to lớn, vua Khang Hy biết Tào Phủ dùng số tiền đó để làm gì, nên nhà vua đã bỏ qua cho Tào Phủ. Vào Nam Nhâm Dần 1722, vua Khang Hy mất, gia tộc họ Tào mất đi một chỗ dựa khổng lồ và từ đó bị suy sụp.
Bởi vì từ khi Ung Chính (1678 – 1735) lên làm vua, trước kia vốn đã ghét gia tộc họ Tào, vì Tào Phủ được vua Khang Hy tin dùng, biết quá nhiều việc, đính líu đến quá nhiều việc, nên Ung Chính đã nghi kỵ. Vì vậy mà Ung Chính đã quyết định rat ay trừ diệt Tào Phủ, đó là vào năm Đinh Mùi 1727, khi đó Tào Tuyết Cần mới được 12 tuổi, và thời kỳ ăn ngon mặc đẹp của Tào Tuyết Cần từ đó cũng không còn nữa.
Sau đó, Tào Tuyết Cần cùng gia tộc bị giải về kinh, Tào Tuyết Cần sống với bà nội, còn Tào Phủ thì bị bắt đeo gong, bị dẫn đi thị chúng, điều này làm cho Tào Tuyết Cần chứa chất trong lòng những sự đau thương và bi phẫn ngày càng nhiều, chính vì vậy mà sau này Tào Tuyết Cần đã trút toàn bộ đau thương bi phẫn đó vào trong tác phẩm bất hủ Hồng Lâu Mộng.
Thực tế thì gia tộc họ Tào vốn là một gia tộc có truyền thống văn học từ lâu đời truyền lại, cho nên khi còn bé, Tào Tuyết Cần đã sống trong một bầu không khí văn học rất sâu đậm. Tào Tuyết Cần mặc dù chưa được ông nội là Tào Dực trực tiếp dạy dỗ, nhưng hình ảnh của người ông nội chính là thần tượng mà ngay từ nhỏ Tào Tuyết Cần đã sùng bái . Vì vậy khi bị cảnh cảnh đau thương đầy đọa dòng tộc, Tào Tuyết Cần đã bắt đầu thức tỉnh thực sự.
Tào Tuyết Cần thấy cuộc sống của trước đây của gia tộc dòng họ mình nay chỉ còn là giấc mộng cũ, và ông thấy cần phải làm một cái gì đó ít ra là trên lĩnh vực văn học, để làm rạng rỡ truyền thống văn học của gia tộc mình. Cho nên Tào Tuyết Cần bắt đầu lao vào việc học hành chăm chỉ, vào thời gian đó, vua Ung Chính mất, Càn Long (1711 – 1799) lên làm vua đã xóa bỏ vụ án cho gia tộc họ Tào. Vì vậy mà gia tộc nhà họ Tào lại có nhiều người được ra làm quan, và gia tộc nhà họ Tào lại bắt đầu một thời kỳ trung hưng. Điều này tạo điều kiện cho Tào Tuyết Cần chuyên chăm lo nghiên cứu đến sách. Và lúc đó Tào Tuyết Cần cũng đã lớn và được giữ chức thị vệ trong nội đình, sau khi thôi giữ chức nội thị, Tào Tuyết Cần chỉ chuyên chú tâm vào việc học.
Năm Ất Sửu 1745, Tào Tuyết Cần bát đầu bắt tay vào việc khởi thảo một tác phẩm trác tuyệt của mình, tác phẩm đó chính là Hồng Lâu Mộng, và ông đã ra ngoài ngoại ô phía tây, dựng một ngôi chòi dưới chân núi Tây Sơn ngày đêm nghiên cứu viết Hồng Lâu Mộng. Nhưng cũng chính trong thời gian đó, ông phải sống một cuộc sống nghèo túng. Tuy nhiên ông có mấy người bạn tốt vẫn thường xuyên lui tới uống rượu, bàn luận chuyện văn chương, nên cuộc sống trong thời gian đó cũng thật nhiều thú vị. Thấm thoát 10 năm trôi qua, vào năm Ất Hợi 1755, Tào Tuyết Cần đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết trường thiên bất hủ Hồng Lâu Mộng, đây là một tác phẩm kinh thiên động địa, và cũng chính là một trong 8 bộ tiểu thuyết hay nhất trong lịch sử văn học cổ điênt Trung Quốc.
Hồng Lâu Mộng là tác phẩm văn học theo khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực, phê phán mạnh mẽ hệ thống xã hội phong kiễn đang lúc suy tàn. Hồng Lâu Mộng chủ yếu miêu tả bi kịch tình yêu hôn nhân giữa ba nhân vật là Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc và Tuyết Bảo Thoa, để phản ánh sự hưng vong của giai cấp phong kiến đương thời. Tuy nhiên sau khi viết xong, Hồng Lâu Mộng đã không được in sách ngay.
Mùa thu năm Quý Mùi 1763, Tào Tuyết cần bị bệnh nặng, và đã qua đời ở tuổi 47, và sau khi ông mất được hai năm, vào năm Ất Dậu 1765, Hồng Lâu Mộng mới được in thành sách, trước tiên nó xuất hiện ở Bắc Kinh và ngay lập tức đã tạo ra một cơn địa chấn, gây nên một cơn sốt “Hồng lâu Mộng”. có rất nhiều độc giả và học giả yêu mến Hồng Lâu Mộng, một số học giả cũng bắt chước viết những truyện như Hồng Lâu Mộng, nhưng về thể loại đó thì không ai vượt qua được Tào Tuyết Cần. Kể từ ngày được in ấn phẩm đầu tiên, đến nay cũng đã được 258 năm, nhưng tác phẩm bất hủ này cùng với tên tuổi của Tào Tuyết Cần sẽ còn tồn tại mãi mãi.