Quảng Nam là tỉnh có điều kiện thuận lợi trong quan hệ, giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương trong cả nước cũng như với các nước láng giềng. Hơn thế nữa, Quảng Nam còn là một trong số rất ít địa phương trong cả nước có sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ; có hai thành phố trực thuộc, vừa có núi, có biển với bờ biển dài 125 km; có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An cùng Cù Lao Chàm là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; Quảng Nam được biết đến là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là tỉnh có truyền thống văn hóa và đấu tranh cách mạng kiên cường; đặc biệt, Quảng Nam vinh dự có Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ… Có thể nói Quảng Nam hội đủ điều kiện để đầu tư, phát triển.
Những người con của Quảng Nam đã và đang nỗ lực kế thừa, phát huy những truyền thống đó trong cuộc sống hôm nay để xây dựng tỉnh ngày càng phát triển, phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương. Nghệ nhân, Đồng thầy Lê Thị Thu (Thanh Tuyền) sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Tam Ngọc, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam cô là một tấm gương của lòng quyết tâm và nỗ lực không ngừng để vươn tới thành công, cống hiến cho quê hương, đất nước.
Gieo duyên với chốn cửa Cha, cửa Mẹ
Đạo Mẫu đến với cô rất đỗi tự nhiên, cô đã biết đến tín ngưỡng thờ Mẫu từ lâu nhưng khi đó cô chưa hiểu rõ rằng mình là người có căn duyên với cửa Cha, cửa Mẹ. Trong suốt tuổi trẻ của mình, ngoài khoảng thời gian phải đi học và làm việc thì cô Thu luôn tới nghe kinh Phật, nghe hát Chầu văn và giúp các công việc trong chùa. Từ đó, cô nhất tâm một lòng phụng sự Thánh hầu hạ dạ vâng, cô thường chỉ đến các đền hầu theo tâm linh mách bảo, Ngài cho cô đi đâu thì cô đi đấy chứ không theo các thầy đến đền này, phủ kia vì thiêng. Cô luôn nhất nhất tâm niệm rằng bất kể chúng ta ai muốn tu theo học Đạo thì đều phải xuất phát từ chính cái tâm hướng đạo của mình. Đối với cô, Đạo Mẫu là một dạng đức tin vô cùng linh thiêng và việc thờ Thánh của Đạo Mẫu không phải là một nghề nghiệp để tạo thu nhập, mà là một trách nhiệm giống với việc người con giữ tròn chữ “Hiếu” với cha mẹ mình.
Tấm lòng vàng của người con của Mẫu
Với đặc thù công việc phải đi nhiều nơi, tiếp xúc và chứng kiến thấy xã hội có quá nhiều hoàn cảnh bất hạnh. Nghĩ lại những ngày tháng gia đình còn cực khổ, mong muốn được làm những việc cao cả, được giúp đỡ, sẻ chia với những người nghèo khó như niềm thôi thúc lớn dần trong suy nghĩ của cô. Mặc dù công việc bận rộn nhưng cô vẫn luôn dành một quỹ thời gian để tham gia công tác từ thiện ở quê hương và mọi miền tổ quốc. Cô thường xuyên thăm hỏi những người cựu chiến binh, những gia đình có thương binh liệt sĩ, những nạn nhân chất độc da cam. Thời điểm lũ lụt tại miền Trung, cô Thu cũng có nhiều đóng góp, ủng hộ trong các chương trình từ thiện, đóng góp ủng hộ nhiều hoạt động, phong trào nhân đạo, từ thiện, an sinh xã hội, đơn giản chỉ bằng cái tâm, chia sẻ cho những người còn khó khăn, khổ sở hơn mình. Mọi người nhắc đến cô bằng tấm lòng cảm mến, khâm phục bởi những nghĩa cử cao đẹp, việc làm nhân ái thiết thực giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, nghèo khó, cùng bà con đồng sức, đồng lòng xây dựng quê hương.
Đó cũng chính là việc làm hành thiện mà cô luôn muốn nhắc nhở và răn dạy con cháu của mình hướng về nguồn cội, hướng về quê hương. Hơn hết là bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc, luôn tuân theo đúng chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Mong rằng những con người như Nghệ nhân, Đồng thầy Lê Thị Thu (Thanh Tuyền) sẽ mãi giữ ngọn lửa nhiệt huyết trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, phát huy được hết những tinh túy của văn hóa Việt Nam, góp phần vào đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc.
Tu tâm hành thiện mới mong gặt quả thiện
Đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu đều được hình thành và phát triển trên mảnh đất Việt, cùng dựa vào nền tảng tín ngưỡng nông nghiệp dân gian bản địa, chúng chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tương đồng nên có sự gắn bó, đây là mối quan hệ tương giao, tôn kính lẫn nhau cùng phát triển. Chính vì thế mà một số ngôi chùa hiện nay có kiểu phối thờ “Tiền Phật hậu Thánh”. Tín ngưỡng thờ Mẫu luôn tôn thờ Phật pháp lên trên, suy cho cùng Đạo Phật hay tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ mục đích cuối cùng đều hướng con người ta đến với những giá trị tốt đẹp.
Chùa là nơi ký thác tâm hồn của người phật tử, là nơi tôn nghiêm để che chở tâm hồn. Hơn nữa chùa còn là nơi giữ cho tâm hồn con người được trong sáng, thể hiện đạo đức con người. Giúp phật tử tìm được sự thanh thản, buông bỏ những khó khăn của cuộc sống và vững bước vượt qua nghịch cảnh. Việc “xây chùa, tô tượng, đúc chuông” mang lại công đức vô cùng lớn lao, không chỉ thể hiện tấm lòng kính ngưỡng đối với Tam Bảo mà còn gieo trồng phúc đức, gieo duyên lành cho tha nhân, tạo thuận duyên cho mọi người cùng được Tu học, cùng chung hưởng ánh sáng nhiệm màu của Phật pháp. Đó là cũng là cách chúng ta gieo trồng những hạt giống phước thiện lành trên đất ruộng của chính mình vậy!
Bất kể là ai khi có duyên trò chuyện với cô Thu dù là trong đạo hay ngoại đạo cũng đều ngộ ra một điều rằng: Giữ cho tâm mình thanh tịnh, dù ở đâu làm gì bạn cũng được Phật chở che bởi Phật duyên chính là một loại tâm cảnh bình hòa. Tấm lòng nhân ái của Nghệ nhân, Đồng thầy Lê Thị Thu (Thanh Tuyền) thật đáng quý biết bao. Mọi người nhắc đến cô bằng tấm lòng cảm mến, khâm phục bởi những nghĩa cử cao đẹp, việc làm nhân ái thiết thực giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, nghèo khó, cùng bà con đồng sức, đồng lòng xây dựng quê hương. Với phương châm “Sống cho đi không cần nhận lại, giúp đời, giúp người là giúp chính mình”.