Nghệ nhân Nguyễn Thị Hòa – Người giữ lửa văn hóa dân tộc

Phạm Viết Tuấn - Ngọc Tuấn

12/01/2022 17:46

Theo dõi trên

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hòa sinh ngày 26/2/1959, quê ở thôn An Cơ Bắc, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Bình, bà luôn tự hào về quê hương của mình với truyền thống đánh giặc giữ nước anh hùng trong những năm kháng chiến giải phóng dân tộc.

16a6d99a67e3aabdf3f2-1641963045.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Thị Hòa Thủ nhang Đền Long Hoa Di Lạc Tôn Vương Phật

Con người Thái Bình luôn đóng góp một phần không nhỏ vào những hoạt động của nhà nước, đóng góp cho đất nước phồn vinh. Nơi đây từng là vựa lúa của miền Bắc, là quê hương 5 tấn với những cánh đồng cho năng suất cao. Từ ngàn xưa, đất đai tỉnh Thái Bình vốn là bãi bồi phù sa ven biển, có sức cuốn hút các thế hệ cư dân từ nhiều vùng miền đổ về khai phá, chung lưng đấu cật quai đê trị thủy, lấn biển, lập làng để tạo thành một miền quê trù phú. Do sự hội tụ cư dân từ “chín người mười làng” về hợp cư sinh tồn ở nơi đầu sóng ngọn gió, cửa ngõ của biển Đông nên các thế hệ cư dân ở đất này đã sớm hình thành và vun đắp nên những truyền thống nổi trội, tạo cho mảnh đất và con người nơi đây những nét đặc trưng, những phẩm chất đáng quý, đó là: Trung thực, thẳng thắn; nhân ái, bao dung; yêu nước và cách mạng; khoa bảng và hiếu học; sáng tạo và cần cù; anh hùng quả cảm, thích tự do, công bằng và trọng lẽ phải...

Là một nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, tín ngưỡng, bà luôn đặt lên hàng đầu nhân cách và đạo đức. Thời gian đầu phần công việc chưa rõ ràng nên bà vừa công tác xã hội vừa phải công tác giữ gìn và bảo tồn văn hóa tâm linh. Vất vả có, khó khăn có nhưng hơn hết người phụ nữ ấy đã nỗ lực vượt qua và giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề. Kết quả được đền đáp, công việc tâm linh được mọi người ủng hộ, đây cũng là nguồn động lực để bà tiếp tục giữ gìn nét văn hóa này. Hiện bà là thủ nhang Đền Long Hoa Di Lạc Tôn Vương Phật. Ngôi đền có 3 cung, 1 cung thờ Bác Hồ Chí Minh, các liệt sỹ và các vị tiền bối dân tộc của đất nước. Cung thứ 2 bà thờ Đức Di Lạc Phật, Đức Khổng Minh Không, Phật Bà Quan Âm,.. Cung thứ 3 thờ Mẫu, Đức Thánh Trần Triều, Cô Chín Đền Sòng, Ông Hoàng Ba, Hoàng Bảy, Hoàng Mười, Bà còn là Trưởng đoàn Cách mạng tâm linh 19/8, với tôn chỉ mục đích là tôn vinh các anh hùng giải phóng dân tộc, các anh hùng liệt sĩ, Mẹ VNAH, người có công với đất nước; giáo dục con cháu xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hóa; gìn giữ gia phong. Trong những năm qua, Đoàn Cách mạng tâm linh 19/8 tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện trên mọi miền Tổ quốc.

ab98468df3f43eaa67e5-horz-min-1641964830.jpg
Đền Long Hoa Di Lạc Tôn Vương Phật

Bà luôn kính trọng cái tâm, cái đức, lắng nghe những điều thiện, tích cực hành việc thiện, nguyện cầu cho quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo. Với Nghệ nhân Nguyễn Thị Hòa, thì việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, về bảo tồn tín ngưỡng văn hoá là điều mà bà chú trọng hơn bao giờ hết. Nghệ nhân Nguyễn Thị Hòa còn được biết đến với tấm lòng nhân hậu. Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, bà cùng đoàn mình vận động quyên góp từ các phật tử để ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Đối với bà đây là tình cảm nhằm sẻ chia đối với bà con để mọi người có thêm niềm tin, ý chí vượt lên khó khăn. Bà tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội tại quê nhà, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Bà cùng đoàn tâm linh đi phát tâm cầu nguyện, cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ trên mọi miền Tổ quốc. Cùng với sự đóng góp miệt mài quên mình đó, bà nhận được nhiều danh hiệu về lĩnh vực văn hóa: Tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội do báo Cựu Chiến Binh, Báo Người Hà Nội tổ chức. Trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc: Chứng nhận của Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, Bằng khen của Hội di sản Văn hóa Việt Nam, Bảng vàng cống hiến trong chương trình Ngàn năm di sản văn hóa Việt Nam, Chứng nhận của Viện Nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Bà tích cực hoạt động đóng góp vào sự nghiệp “Vì Việt Nam Thịnh Vượng”.

a106573ae943241d7d52-horz-1641965168.jpg

Với lối sống giản dị, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc, gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, cởi mở, hòa đồng, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hòa luôn nhận được sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ của mọi người. Gia đình bà là gia đình văn hóa tiêu biểu, con cái đều thành đạt, các cháu đều chăm ngoan, học giỏi. Có lẽ tất cả những điều đó là nhờ vào sự tu tâm tích đức, năng làm việc thiện của bà. Đối với bà, không một phần thưởng nào quý giá hơn những giá trị tâm linh này được giữ gìn, công nhận. Bà luôn mong mỏi ngày càng nhiều người có cái nhìn đúng đắn, biết trân trọng và bảo vệ những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc.   

Bạn đang đọc bài viết "Nghệ nhân Nguyễn Thị Hòa – Người giữ lửa văn hóa dân tộc" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn