Trong cuộc hành trình đi tìm tài liệu để biên soạn cuốn sách ảnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền ngoại giao mạng Việt Nam” cuốn sách được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết “Lời tựa” và đồng chí Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao việt “Lời giới thiệu”, do Nhà Xuất bản Văn hóa-Thông tin ấn hành năm 2013, tôi đã lần theo dấu chân Bác đến Marseilles, Pháp, qua Boston, đến khách sạn Omni Parker House, Hoa Kỳ, trở lại châu Âu đến khách sạn Carlton, London, Anh Quốc, rồi tới Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức, qua thủ đô Matxcơva, Liên Xô, tới Milan, Italia, cuối cùng tôi về Udon Thani, Thái Lan, Quảng Châu… những nơi mà Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, từng sống và hoạt động cách mạng. Nhưng rõ ràng chưa một lần được nghe ai nói Bác Hồ của chúng ta đã từng hoạt động cách mang tại Lào.
Tình cở mới đây tôi đọc trên mạng có bài: “Bác Hồ từng hoạt động cách mạng tại Lào” của phóng TTXVN thường trú tại Lào Nguyễn Thế Nghiệp viết rằng nhà văn lão thành cách mạng, tác giả Quốc ca Lào Xuvănthon Buphanuvông đã kể: “Những năm đồng chí Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Thái Lan, Người đã nhiều lần triệu tập các đồng chí Lào ở Vientiane tới Noọng Khai, Thái Lan để nghe báo cáo tình hình tại Lào. Người đã chỉ đạo các đồng chí Lào đẩy mạnh tuyên truyền giác ngộ nhân dân về tinh thần yêu nước và xây dựng cơ sở cách mạng. Người đã từ Thài Lan nhiều lần sang Paksé rồi lên Savannakhet, đến Xiêng Vang phía Nam thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn để trực tiếp tìm hiểu tình hình đời sống nhân dân Lào”.
Lần theo hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc, càng khẳng định điều mà nhà văn lão thành cách mạng Xuvănthon Buphanuvông kể trên là rất phù hợp cả thời gian và địa điểm mà Nguyễn Ái Quốc đã đến.
Thật vậy, trung tuần tháng 11 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc được tế Cộng sản cử đi Pháp công tác. Đầu tháng 12 năm 1927, từ pháp Người đi dự phiên họp mở rộng của Đại Hội đồng Liên đoàn chống đế quốc tại Brussel, Bỉ. Nhưng bị mật thám thực dân Pháp phát hiện, theo dõi. Nguyễn Ái Quốc bí mật quay lại Đức. Tại đây Người làm phóng viên cho tờ “Thế giới” (Die Welt). Làm việc tại Đức một thời gian, theo nguyện vọng của Người, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, ngày 25 tháng 4 năm 1928 ra Quyết định cử Nguyễn Ái Quốc về hoạt động ở châu Á.
Đầu tháng 6 năm 1928, Nguyễn Ái Quốc rời Berlin (Đức), đi Thụy Sỹ, đến Milan, Italia. Không bao lâu sau đó, Nguyễn Ái Quốc từ cảng Napoli, Italia, đáp tàu thủy Nhật Bản đi Xiêm La (từ 1938 gọi là Thái Lan).
Tháng 7 năm 1928, Người đến Bangkok, Thái Lan. Rời Bangkok, Người ngược lên phía Bắc tới bản Noọng Ôn (bản Mày), tỉnh Udon Thani và bản Nachok, tỉnh Nakhon Phanôm, sát bờ sông Mê Kông, bên kia sông là nước Lào.
Trong thời gia hoạt động ở Thái Lan dưới cái tên Thầu Chín (hay ông Thọ), Người đã dành nhiều công sức tuyên truyền giác ngộ lòng yêu nước cho đồng bào Thái và kiều bào ta và chọn ra những người tiên tiến nhất để đào tạo họ trở thành những cán bộ nồng cốt của phong trào. Trong những ngày hoạt động ở Nakhon Phanôm, Người đã nhiều lần đi đò qua sông Mê Kông sang tỉnh Khăm Muộn, Lào đến bản Xiêng Vang, xã Xiêng Mương huyện Noọngbốc. Tại đây Người đã gặp gỡ bà con người Lào và Việt kiều đang sinh sống tại đây. Nói chuyện với bà con, Người căn dặn: “Người Lào và người Việt phải đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng chung sức chung lòng đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược ra khỏi Lào và Việt Nam, giải phóng hai nước thoát khỏi ách đô hộ dã man tàn bạo của bè lũ đế quốc sài lang. Người còn phổ biến kinh nghiệm cho bà con Lào - Việt về việc tổ chức các đoàn thể yêu nước, các đoàn thể cách mạng Lào như Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân…”
Theo báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Ban Chấp hành Quốc tê Cộng sản, Người ở Thái Lan đến tháng 11 năm 1929, sau đó Người sẽ đến hoạt động ở Lào một thời gian ngắn. Tại Lào Người nhận xét: “Dân cư ở rất phân tán, hầu hết đều theo đạo Phật”. Từ Lào Người định trở về Tổ quốc, nhưng bịthực dân Pháp ra sức truy lùng, nên Người trở lại Thái Lan và bí mật đến Hồng Kông, triệu tập Hội nghị thống nhất các Tổ chức Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3 tháng 2 năm 1930.
Cũng theo lời kể của nhà văn lão thành cách mạng Xuvănthon Buphanuvông: Trong một lần Bác Hồ đến thăm lớp học chính trị của các cán bộ Lào,sơ tán tại Phú La, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam năm 1950, Bác Hồ nói; “Tôi biết tiếng Lào, tiếng Thái, nhưng lâu ngày không nói. Tôi cũng đã nhiều lần ngủ qua đêm ở chùa Inpeng thuộc thủ đô Vientiane”.
Để chứng kiến những điều ghi ở trên, trong một lần đến bản Xiêng Vang, xã Xiêng Mương, huyện Noongbốc, tỉnh Khăm Muộn, tôi đã chứng kiến tại đây Đảng, Chính phủ Lào đã cho xây dựng khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã từng đến đây hoạt động giác ngộ cách mạng cho nhân dân Lào, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Lào khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Khu lưu niệm trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật giới thiệu về thân thế, sự nghiệp và quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ, cũng như tình cảm của Người đối với nhân dân Lào.
Đặc biệt, năm 2013, nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Mịnh, Bảo tàng Kayson Phômvihản đã cho xâykhuôn viên tưởng niệm Người tại trung tâm thị xã Kayxỏn Phômvihản, tỉnh Savannakhet, miền Trung Lào, rộng trên 1.000m2, trong đó dựng một phiến đá hồng ngọc in chân dung mầu Chủ tịch Hồ Chí Minh, với một rừng cây xanh, thảm cỏ, hệ thống chiếu sáng và ghế đá, trở thành một điểm du lịch rất hấp dẫn của nhân Lào./.