Khuya ngày 15 tháng 8, từ Paris, Quốc Hải báo hung tin: Chú ơi mẹ cháu mất rồi! Tiên lượng xấu nhất về sức khỏe của chi Vân Ngà đã thành hiện thực. Y học tiên tiến Paris cũng bó tay trước trọng bênh của một phụ nữ cao niên. Cuộc hẹn gặp mặt các phóng viên cơ quan thường trú TTXVN tại Hà Nội nhân dịp Ngày Nhà báo 21 tháng 6 và Ngày truyên thông của TTXVN 15 tháng 9 với madame Vân Ngà bất thành. Chị vẫn nằm viện và bệnh tình chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Và giờ chị đã xa ngái. Hai phương trời, âm dương cách biệt khiến con cháu, người thân, bạn bè, đồng nghiệp không sao “găp mặt” chị để chia tay vĩnh biêt. Bỗng trong tôi ùa về và gợi lại rất nhiều kỷ niệm những năm tháng cùng làm phóng viên thông tấn tại Hà Nội.
Nhà báo Vân Ngà vốn là con gái một gia đình giầu có, danh gia vọng tộc ở Hà Nội. Không biết có phải do ông anh ruột là nhà báo Phan Thành Nghiêm phóng viên TTXVN kỳ cựu thuộc lớp đầu tiên dẫn dắt mà chi trở thành phóng viên TTXVN cùng với chồng là nhà báo Quốc tế Trần Hữu Năng. Chị vốn là cán bô kỹ thuật thuốc thú y nên trở thành phóng viên là cả một sự cố gắng khác thường. Chị ham học hỏi và sẵn sàng chấp nhận viết đi viết lại một tin cho đến khi đạt yêu cầu phát nhanh ngay trong đêm xảy ra sự kiện. Tôi có duyên may được giúp chị làm nghề và thành nghề trong tình chị em thân thiết. Thế rồi tôi được chuyển công tác về Tổng xã và chị cũng chuyến đi theo ông xã... Sau này khi đã về hưu, chị em vẫn nguyên vẹn tình đồng nghiệp, đồng sự .
Nay thì chị đã về trời cùng chồng là Trần Hữu Năng , anh ruột Phan Thành Nghiêm !
Nhớ về Nhà báo Vân Ngà, tôi nhớ về một nữ nhà báo vào nghề muộn màng , vất vả nhưng ham học hỏi và thành công. Đặc biết, chị có tài “phân kim” nhận biết vàng bạc chính xác như thợ kim hoàn.
Hồi ấy cơ quan TTXVN thường trú tại Hà Nội có thêm phóng viên Văn Thành từ Lai Châu về. Anh này như "ma xó", cái gì về đồng bào Mông, Hà Nhì, Thái, Khơ mú ở Lai Châu đều thông thạo. Văn Thành là người đầu tiên thuê được máy bay chở cá giống từ Hà Tây lên Điện Biên. Nay thì anh đã thành người thiên cố.
Một hôm cơ quan có khách là một thanh niên dân tộc Mông. Tôi nhận biết qua trang phục. Anh đi thẳng vào chỗ tôi đang đánh máy bản tin. Anh nói: Cho mình gặp cán bộ nhà báo Trung ương Thành mới về. Tôi mời anh ta ngồi uống nước và tiếp chuyện. Tôi bảo chàng trai Mông này rằng, đúng rồi, cán bô Thành về đây làm việc nhưng hôm nay đi vắng. Mai mới về làm việc. Chàng trai Mông này lục trong túi vải truyền thống của mình ra một gói giấy và lấy ra một cục ...vàng, đưa cho tôi , nói: Cán bộ Thành mới có con giai đầu, pố mệ mình cho Thành hai chỉ vàng. Tôi nhận cục vàng và thay mặt Thành gửi lời cám ơm gia đinh bố mẹ ruôi của Thành . Bỗng chị Vân Ngà về, Tôi thông báo sự kiên Thành được tặng món quà quý này. Chị Ngà cầm lấy cục vàng, tung nhẹ trên lòng bàn tay và nói luôn: Vàng giả! Tôi và mấy anh chi em trong cơ quan giật mình, bán tín ván nghi, giả là giả thế nào! Rồi chị bảo tôi đi mượn con dao phay và cái thớt bên hàng xóm về. Chị đặt cục vàng vào giữa thớt, chặt một nhát dứt khoát, đứt đôi cục vàng . Rồi cầm lên giảng giải cho chúng tôi thế nào là vàng thật, thể nào là vàng giả. Chị bảo bọn lái trâu lừa bà con dân tộc mua trâu thật trả vàng giả là chuyện thường ngày ở vùng sâu vùng xa. Nhưng chắc chắn bọn này sẽ phái trả giá vá phải đổi trả lại vàng thật cho nhà này. Nhân bảo như thần báo, khoảng dăm bẩy tháng sau, Thành báo tin bố mẹ nuôi đã gửi xuống 2 chỉ vàng ba con chín (999).
Thì ra việc hiểu biết sâu rộng về vàng bạc với chị Vân Ngà chỉ là chuyện nhỏ...
Tôi bỗng nghĩ miên man, giá chi còn và vẫn khỏe thì trong cơn "điên khùng" giá vàng hiện nay để chị làm thông tin thì hay biết mấy! Nhưng chị mất rồi! Vĩnh biệt chị !
Thuận Gải
01:58 24/08/2022
Gia đình xin cảm ơn lãnh đạo Toà soạn báo và tác giả Trần Đình Thảo