Kỳ 25
Khoa học xã hội cũng đua nhau nở rộ mà tiêu biểu là các học thuyết chính trị kinh tế của A đam Smít, Ri Các đô (Anh), Chủ nghĩa xã hội Pháp với đại diện xuất sắc Xanh Xi Mông, Phua Ri ê, triết học cổ điển Đức với nhà duy tâm biện chứng Hê ghen, nhà duy vật siêu hình Phơbách. Chủ nghĩa Mác ra đời do Các Mác, F. Ăng ghen sáng tạo gồm ba bộ phận triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học là một cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học xã hội. Cách mạng kinh tế cũng đã làm biến đổi khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự, phương pháp tác chiến, ra đời khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự và phương pháp tác chiến thời kỳ cận đại khi mà súng đạn thay thế cho cung tên và giáo mác. Bên cạnh sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật, nền văn học nghệ thuật tư sản ra đời đạt nhiều thành tựư to lớn trên nền tảng của nền văn minh công nghiệp.
Một trong những mâu thuân cơ bản của thời đại là mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản và cuộc đấu tranh của vô sản chống tư sản là một nội dung quan trọng của lịch sử châu Âu thời kỳ cận đại. Từ cuối thế kỷ XVIII khi ra đời cho đến trước năm 1848, giai cấp công nhân châu Âu còn ở trình độ tự phát. Năm 1848 sau khi thừa nhận “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” do Các Mác,. F. Ăngghen công bố, thừa nhân chủ nghĩa Mác là học thuyết tư tưởng của mình, công nhân châu Âu bước sang trình độ tự giác. Thấy được sứ mệnh của mình là phải đoàn kết vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Các Mácvà Ăng ghen, hai nhà khoa học, lãnh tụ vĩ đại, người thầy của giai cấp vô sản thế giới đã thành lập Quốc tế I và Quốc tế II để đoàn kết, giáo dục giai cấp công nhân, chuẩn bị cho sự ra đời của các đảng cộng sản, điều kiện tiên quyết thắng lợi của cách mạng vô sản.
Chủ nghĩa tư bản châu Âu ra đời và phát triển gắn với những cuộc xâm lược thuộc địa. Nền kinh tế hàng hoá muốn tồn tại phát triển được phải không ngừng mở rộng thị trường thuộc địa. Thuộc địa trở thành nơi tiêu thụ hàng hoá, cung cấp nguyên liệu, nhân công rẻ mạt cho chính quốc, nơi đầu tư xuất khẩu để vơ vét siêu lợi nhuận. Lịch sử chủ nghĩa tư bản gắn liền với lịch sử chiến tranh xâm lược thuộc địa. Những cuộc phát kiến địa lý của những nhà hàng hải châu Âu từ thế kỷ XV có tính chất mở đường. Chuyến đi của Cơ ri stốp Côlôm bô năm 1492 sang châu Mỹ, chuyến đi vòng quanh thế giới của Ma gienlăng năm 1519-1521, chuyến đi của Vat scô đa Ga ma tới Ấn Độ năm 1497 đã mở đường cho chủ nghĩa thực dân châu Âu xâm lược châu Mỹ, châu Á, châu Phi. Đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XX các cường quốc tư bản châu Âu xâm lược xong các nước châu Á, châu Phi, phân chia xong thế giới, hình thành nên hệ thống thuộc địa, trong đó Anh là cường quốc số 1, Pháp là cường quốc số 2. Cho đến năm 1914 nước Anh có 33 triệu km2 thuộc địa với số dân 500 triệu người. Thuộc địa của đế quốc Anh rải khắp các châu lục, khắp các đại dương. Người Anh tự hào rằng “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”. Tính đến năm 1914 Pháp có 10 triệu km2 thuộc địa với dân sối 60 triệu người. Ngoài ra các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I talia ít nhiều đều có thuộc địa ở châu Á, châu Phi.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, quy luật phát triển không đồng đều càng phát huy mạnh mẽ, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa càng trở nên gay gắt. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vị trí của các cường quốc kinh tế đã thay đổi. Mỹ vươn lên số 1, Đức số 2. Anh số 1 thời kỳ đầu cận đại bây giờ tụt xuống số 3, Pháp số 2 bây gìơ tụt cuống hàng thứ 4, nhưng Anh, Pháp vẫn là cường quốc số 1, số 2 về thuộc địa. Đức kiên quyết dùng chiến tranh để phân chia lại bản đồ thuộc địa thế giới. Điều này đụng chạm tới quyền lợi của Anh và Pháp, do đó mâu thuẫn giữa Anh, Pháp vơí Đức ngày càng gay gắt. Cả hai bên đầu ra sức chuẩn bị chiến tranh thế giới. Từ năm 1879 đến năm 1882 ra đời khối quân sự Đức-Áo-Hung gọi là khối Đồng minh, Năm 1893 ra đời khối Anh Nga Pháp gọi là khối Hiệp ước. Hai khối tích cực chuẩn bị chiến tranh, chế tạo vũ khí, tầu ngầm, xe bọc thép và những vũ khí hiện đại nhất mà kỹ thuật thời đó cho phép. Ngày 28 tháng 7 năm 1914, phe Đức-Áo-Hung phát động chiến tranh thế giới thứ nhất. Mở đầu chiến tranh, Đức tập trung lực lượng nhằm đánh bại nước Pháp rồi sau đó quay lại đánh bại nước Nga, Anh để kết thúc chiến tranh. Nhưng kế hoach của Đức bị phá sản. Quân Đức bị quân đội Pháp chặn lại trên bờ sông Mác nơ, miền Bắc nước Pháp. Năm 1915 Nhật Bản tuyên chiến với Đức và đánh chiếm các thuộc địa của Đức trên Thái Bình Dương. Chiến tranh lan tràn khắp thế giới. Năm 1915, Đức tập trung lực lượng nhằm đánh quỵ nước Nga. Quân đội Nga thất bại phải rút khỏi Đông Phổ nhưng Đức cũng không đánh gục được nước Nga. Năm 1916, Đức tập trung hết lực lượng quay lại đánh Pháp. Hai bên thiệt hại lớn, mất 70 vạn quân trên chiến luỹ Véc Đoong (Pháp). Phe Đức ở vào thế bị động trên chiến trường. Ngày 18 tháng 7 năm 1918 Đức thất bại lớn trên chiến trường, chỉ một ngày Đức bị tiêu diệt 16 tiểu đoàn tại miền Bắc nước Pháp, trong nước cách mạng tư sản bùng nổ lật đổ nền quân chủ của Vin Hem II, lập nền cộng hoà tư sản. Phe Đức -Áo–Hung hoàn toàn thất bại trong chiến tranh. Ngày 11 tháng 11 năm 1918 Đức ký hiệp định với phe Anh, Pháp Mỹ. Sau đó năm 1919 Đức và các đồng minh của Đức như Hung ga ri, Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari và Áo phải ký một loạt các văn bản tại Hội nghị Véc Xây chịu mất hết thụôc địa, giải giáp các lực lượng vũ trang, bồi thường chiến phí. Tất cả những hiệp ước đó tạo nên hệ thống Xéc Xây, trong đó Anh, Pháp, Mỹ chiếm đoạt nhiều quyền lợi. Nhưng Mỹ vẫn chưa thoả mãn tham vọng nên năm 1920 triệu tập 11 nước về Oa sin tơn ký hoà ước riêng với Mỹ, giành cho Mỹ nhiều quyền lợi và chi phối thế giới tư bản hơn nữa. Như vậy sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới mới được thiết lập: Trật tự Vec xây- Oa sin tơn do các nước chiến thắng Anh, Pháp Mỹ chi phối. Trong trật tự thế giới này chứa đựng nhiều mâu thuẫn gay gắt: Mâu thuẫn giữa các nước chiến bại với các nước chiến thắng, mâu thuẫn giữa các nước chiến thắng với chiến thắng như Ita lia, Nhật Bản với Anh, Pháp, Mỹ vì tham vọng của hai nước này không được đáp ứng đầy đủ ở Véc Xây- Oa sin tơn. Các mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc tiềm ẩn những nhân tố cho một cuộc chiến tranh thế giới mới không thể tránh khỏi. Các nước chiến thắng đã lập ra Hội quốc liên để bảo vệ trật tự thế giới mới.
(Còn nữa)
CVL