Phạm Thị Thuý Lan với quyển sách “Người họ Phạm“

“Người họ Phạm” là quyển sách dày gần 500 trang. Đây là một công trình  mà nhà báo, nhà thơ, dịch giả Phạm Thị Thuý Lan  đã  dồn công sức để thực hiện.
nguoi-ho-pham-2-1638590472.jpg
 

 

Vâng! Ở đây chưa nói đến độ dày của quyển sách mà muốn kể đến sự nổ lực, sự nhiệt thành dồn tâm huyết của một “mẫu người” ở tuổi đời vượt xa ngưỡng “xưa nay hiếm”!

    Chị thực hiện được công trình này là nhờ vào đâu? Có lẽ, ta dùng câu tâm sự  của Chị sau đây để lý giải: “ Muốn lưu lại những gì đã sưu tầm, tim hiểu được về dòng họ Phạm để các thế hệ trẻ mai sau càng biết tri ân, tự hào và noi gương Tổ tiên”.

   Thật ra về tâm lý này, khi chưa nghỉ hưu, Chị Phạm Thuý Lan, với hai tấm bằng: Đại học Nông nghiệp và Đại học Kinh tế Quốc dân, đã làm tốt rồi. Bởi với tư cách là một Nhà báo có Thẻ (Do Bộ TTTT cấp), Chị đã từng làm biên tập của NXB Nông Nghiệp, rồi là Trưởng Phòng biên tập của Vin Nghiên cứu và Phổ biến Kiến thức Bách Khoa để làm bộ sách đồ sộ BÁCH KHOA THƯ HÀ NỘI gồm 17 tập, gần 5.000 trang khổ A4 nhân dịp Kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, hay là một trong những tác giả của bộ sách “HỌ PHẠM TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN VIỆT được NXB Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép.

   Và chị còn là Phó CT Hội đồng Toàn quốc họ Phạm Việt Nam, Trưởng Ban Thông tin - Tư liệu, TBT Bản tin Thông tin Họ Phạm Việt Nam! (Khoá VI - 2016- 2020)

    Có lẽ chừng ấy bề dày kinh nghiệm, độ kiến thức sâu rộng, và đặc biệt với tâm huyết và niềm tự hào là cháu con của bao thế hệ đã góp nhiều công sức cho Đất nước. Và tuy là dòng họ không ai làm Vua nhưng đã sinh ra nhiều vị minh quân  tuyệt vời và nhiều vị  khai quốc công thần và nhiều bậc trí thức lừng danh trong lich su dựng và giữ nước!

     Vì thế mà ngòi bút cua nữ ký giả, “sử gia” của dòng họ, Phạm Thuý Lan đã diệu vợi những dòng ghi tạc, tạo nên quyển sử lưu lại cho dòng họ mai sau! Đó là quyển “ NGƯỜI HỌ PHẠM “ đã đươc PGs, Ts Phạm Đạo, nguyên CT HĐTQ HP Việt Nam giới thiệu kỹ về tác giả và tác phẩm một cách đầy thiện chí ở những phần cần thiết.

    Còn tôi, là người được tác giả tặng sách, nên cố gắng thể hiện thiện cảm của mình về những gi nhận thức được ở quyển sách này.

    Với trên 70 nhân vật lịch sử  mang tính đặc trưng người họ Phạm, đó là: “Trung hiếu, trung trinh và liêm khiết”, nhà báo Phạm Thuý Lan bắt đầu từ vị khai quốc công thần của Nhà nước VẠN XUÂN, Nhà nước đầu tiên có chủ quyền của Đất nước Việt Nam, đó là: Đô h Đại vương Phạm Tu! Một vị tướng 70 tuổi còn cầm quân ra trận và đã hy sinh giữa trận tiền vì chủ quyền của Đất Nước!

     Với nhân vật lịch sử này, Chị đã có 4 bài viết với những ý kiến xác đáng và tâm đắc :

- Đô hồ Đại vương Phạm Tu, người anh hùng phá Bắc, bình Nam.

     Ở phần này, Chị viết: “Có thể nói Phạm Tu là “liệt sĩ tiêu biểu đầu tiên trên mảnh đất Hà Nội ngày nay; ông sinh ra trên đất Thăng Long, chiến đấu để bảo vệ đất Long Biên, và hy sinh tại mặt trận Cửa sông Tô Lịch - tức thành Hà Nội ngày nay, cách nay gần 1500  năm. Sau khi Ông mất, vua Lý Nam Đế vô cùng thương tiếc, cho Thái giám về quê hương, truy phong cho Ông tước “LONG BIÊN HẦU, ban tên thuỵ là “Đô Hồ, sắc phong cho Thanh Liệt là “thang mộc ấp, cấp cho làng 100 nén bạc và miễn sưu sai tạp dịch để làm Miếu và thờ Phạm Tu là “bản cảnh thành hoàng, lưu truyền mãi mãi. Các đời sau từ Đinh, Lê, Lý, Trần đến Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn đều có sắc phong “Thượng đẳng thần, “Đô Hồ đại thần”, “Đô Hồ Đại vương”.

       Và, trong “ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên có ghi “Phạm Tu là Trưởng Ban Võ của triều đình Nhà Tiền  Lý, một khai quốc công thần có công lớn với Nhà nước Vạn Xuân”.

     Và, Chị đã làm thơ ca ngợi công đức của Đại Vương. Bài thơ có tựa đề :

                 VẺ VANG DÒNG HỌ

(Kính dâng Đô Hồ Đại Vương Phạm  Tu, Thượng Thuỷ Tổ Họ Phạm Việt Nam)

  Tự hào Thuỷ Tổ Phạm gia ta

  Thống lĩnh toàn quân sĩ nước nhà

   Bắc cự Lương Triều giành độc lập

   Nam bình Lâm Ấp dẹp can qua

   Lừng danh võ nghệ thời trai trẻ

   Hiển hách chiến công lúc tuổi già

   Khai quốc Vạn Xuân ngời chính sử

   Vẻ vang dòng họ, rạng sơn hà.”

                         PHẠM THỊ THUÝ LAN

- Bài thứ 2 là : “Thăm nơi thờ Đô Hồ Đại Vương mới được biết tại Mai Xá - Tp Nam Định”.

      Ở bài viết này, Chị viết: “Chúng tôi cũng được biết rằng, tuy hồ sơ về Đền (Miếu) đã bị thất lạc, nhưng các cụ cao niên nói rằng Miếu được xây cách nay (2016) khoảng 400 năm. Khi lập Đền phải về kinh đô xin phép, được Triều đình cấp Thần tích và Thần phả mới được xây. Lúc đầu là Miếu giản đơn thờ vị Đô Hồ Đại  Vương.  Sau đó một thời gian ngắn, nhân dân Giáp Thượng, Mai Xá đã tổ chức xây lại thành ngôi Đền thay cho Miếu cũ ngay trên nền cũ rộng 6.054 m2. Đền có đủ  tiền cung, trung cung và hậu cung  với đủ hoành phi câu đối chữ Hán lưu giữ đầy đủ và chính quyền lấy ngày 20 tháng Bảy âm lịch hằng năm làm ngày giỗ Đức Thành Hoàng Đô Hồ Đại Vương.

- Bài 3 : “Thăm Đền và Đình Hoành Sơn, xã Thuỵ Văn, Thái Bình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu”.

   Với bài viết này, chúng ta càng nhận ra công lao to lớn của Đô Hồ Đại Vương không chỉ Thanh Liệt - Hà Nội mà còn ở Thái Bình! Nơi đây, HĐHP Thái Bình đã quyết định giỗ ĐHĐV Phạm Tu  vào 20/7 âm lịch, sẽ tổ chức tại Hoành Sơn - Thái Bình để tăng thêm lòng tự hào về truyền thống của dòng họ Phạm Việt Nam.

- Bài 4 : “Thăm Quán Giá nơi thờ tướng công Lý Phục Man. Lý Phục Man không phải là Phạm Tu.

    Với bài viết này, Chị Phạm Thuý Lan đã làm sáng tỏ một sự nhầm lẫn: Lý Phục Man không phải là Phạm Tu!

   Phạm Tu người làng Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội, còn Lý Phục Man quê ở làng Giá, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức. Phạm Tu là Trưởng Ban Võ Nhà nước Vạn Xuân, còn LPM là con rể của Lý Nam Đế, là phò mã, còn Phạm Tu thì lớn hơn LNĐ gần 30 tuổi.

    Chỉ mỗi ĐHĐV Phạm Tu mà Chị Phạm Thuý Lan đã “ra công đến 4 bài viết để con cháu dòng họ Phạm được sáng tỏ hơn tư cách và công lao của Vị Thượng Thuỷ Tổ mà tự hào vì trong chính sử ko thể ghi đầy đủ như thế!

    Còn gần 70 nhân vật lịch sử họ Phạm tiếp theo ĐHĐV Pham Tu thì sử sách của Đất nước đã ghi khá rõ. Ở đây, tôi muốn quý bạn đọc lần nữa rung cảm với Phạm Thị Thuý Lan về những bài viết của Chị về “những Bà Mẹ họ Phạm sinh ra những nhà Vua của bao triều đại, vừa xông pha đánh giặc giữ nước vừa “âm thầm lưu giữ “hạt giống” của những bậc đại đức, đại trí cho dân tộc! Những người phụ nữ họ Phạm vĩ đại ấy đã chiếm gần một nửa của số 70 vị anh hùng hào kiệt mà Chị đã giới thiệu rõ trong sách “ Người họ Phạm!

nguoi-iho-pham1-1638590494.jpg
 

    Sau đây, tôi xin giới thiệu những bài viết của Chị về Những Bà Mẹ sinh ra Vua:

- “Mẹ Ngô Vương Quyền là người họ Phạm“.  Chính sử đều ghi chép: “Tiên tổ Ngô Quyền, vốn người Bắc quốc, chạy sang lánh nạn ở nước Nam lấy  vợ  sinh ra nhiều con cháu! Một người cháu tên là Côn”. Côn lấy vợ người họ Phạm ở Đường Lâm sinh được 2 trai, 1 gái. Trưởng là Ngô Quyền! 

     “Như vậy, sử sách đã chép, thần tích đã ghi, ta yên tâm công bố rằng: Mẹ của Ngô Vương Quyền là người họ Phạm ở Đường Lâm”.

- “Lý Triều Thánh Mẫu Phạm Thị Ngà và đền Miễu ở Từ Sơn Bắc Ninh”. Đây là bài viết mà “nữ sử gia” Phạm Thuý Lan đem lại cho bạn đọc nhiều niềm kính yêu linh diệu lịch sử!

“Từ đấy, cô gái Phạm Thị Ngà về làm thủ hộ, giúp việc cho sư Vạn Hạnh ở chùa Tiêu. Một đêm, cô ngã lưng thiếp đi ở hiên chùa, cô mơ thấy một vị thần bước qua người. Tỉnh dậy, cô thấy trong người khác lạ, mang thai từ đấy! Đứa trẻ sinh ra khôi ngô, tuấn  tú, dưới lòng hai bàn chân đều có chữ “ vương. Đó là Lý Công Uẩn! Người đã khai sinh ra vương triều Lý với tám đời vua, sáng lập Kinh đô Thăng Long, dựng nền văn minh Đại Việt, thịnh trị Đất nước 216 năm, triều Lý đã viết nên trang sử vàng “Dẹp Bắc, bình Nam, trấn an bốn cõi, làm rạng danh non sông, Đất nước!

     Lý Triều Thánh Mẫu PHẠM THỊ NGÀ là niềm kiêu hãnh của dòng họ Phạm  chúng ta!

    Đó là một trong 11 người nữ họ Phạm đã sinh ra vua, trở thành Thân Mẫu, Thánh Mẫu.

Xin nêu tiếp vài Mẹ Vua nữa như sau:

-  Phạm Thị Uyển- Hoàng hậu duy nhất trong LSVN cầm quân đánh giặc.

- Phạm Thị Ngọc Trần mẹ của vua Lê Thánh Tông.

   - Phạm Thị Ngọc Hậu, một Hoàng Thái Hậu mẫu mực.

     Và, với phạm vi quyển sách còn hạn chế này, thì có vài chục người phụ nữ trong tổng số  30 phụ nữ mà nhà báo Phạm Thị Thuý Lan đã tìm hiểu và nêu gương sáng! 

   - Như “Hoàng Ngân - Người con gái họ Phạm được Nhà nước truy tặng danh hiệu AHLLVTND”. Tên thật của bà là Phạm Thị Vân, là vợ của Đ/c Hoàng Văn Thụ.

    Bà tham gia cách mạng từ khi mới 15 tuổi (1936) và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 17 tuổi. Và vào tháng 3/2008, Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND VN. Bà là vinh dự, tự hào của dòng họ Phạm nói chung và của con gái họ Phạm quê hương Nam Định, Hải Phòng nói riêng!

- Hay bài: “Người con gái họ Phạm với việc phục hưng hậu duệ Nguyễn Trãi”:   “Bà Phạm Thị Mẫn quê ở thôn Nỗ Vệ, xã Thuỵ Phú, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Khi vụ án xảy ra bà đang có thai 3 tháng. Được người học trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa bà chạy trốn vào xứ Bồn Man, có tài liệu nói bà chạy về Thanh Chương - Nghệ An, sau lại về thôn Dự Quần, xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia. Tại đây, bà sinh hạ một người con trai. Để tránh sự truy sát của nhà Lê, bà Mẫn đặt tên con là Phạm Anh Võ. Phạm Anh Võ lớn lên trong cảnh nghèo khó, nhưng sớm nuôi chí học hành, đến 20 tuổi thi đỗ cử nhân và ra làm quan dưới triều Lê.

     Phạm Anh Võ cải thành Phạm Nguyễn Anh Võ và được Lê Thánh Tông cho chức Đồng Tri phủ Tĩnh Gia - Thanh  Hoá, cấp cho 100 mẫu ruộng “ Miễn hoàn điền “ cho con cháu đời đời được hưởng.

  - Hay bài “ Nguyên mẫu nhân vật ni cô Huyền Trang là chiến sĩ biệt động Sài Gòn họ Phạm: “Đó là một ni cô tham gia cách mạng nhiệt thành, hoạt động trong Đội biệt động Sài Gòn. Sinh ra trong một gia đình có kiếp tu ở Sa Đéc (Đồng Tháp), lên 7 tuổi bà đã quy ẩn nhà chùa. Tên cúng cơm của bà là PHẠM THỊ BẠCH DIỆP. Tuy nhiên, cái tên ấy dường như chỉ còn trong tiềm thức của riêng bà, bởi người đời luôn gọi bà là ni cô Diệu Thông hay Huyền Trang.

     Sau giải phóng, Huyền Trang về công tác tại Bộ Tư lệnh thành phố rồi bà nghỉ hưu. Những ngày về hưu buồn tẻ, bà cùng với các tăng ni, phật tử trở về Đồng Tháp khai khẩn được hơn 300 ha ruộng để làm nông nghiệp.

    Tháng 7/1969, bà được UB Trung ương MTGPMNVN tặng Huân chương Chiến công giải phóng hạng 3; tháng 3/1985 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước CHXHCNVN tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Ngày 18/9/2011, bà được Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng tặng kỷ niệm chương do có nhiều cống hiến xây dụng ngành tình báo quốc phòng Việt Nam.

   Ngày 31-01-2021, Ni sư Huyền Trang được Viện Nghiên cứu Nhân tài, Nhân lực tặng danh hiệu “HIỀN TÀI NƯỚC VIỆT, và cả Bí Thư Huyện uỷ Châu Thành cũng tặng cho Bà Bằng Danh hiệu “Hiền tài nước Việt”!

    Chúng ta rất tự hào vì dòng họ Phạm đã có những người con như bà Phạm Thị Bạch Liên - ni cô Huyền Trang.

     Đó là những “trang sử” mà nhà báo - nhà thơ - dịch giả Phạm Thị Thuý Lan đã  “trải lòng với những người phụ nữ họ Pham  mang dòng máu “anh hùng, bất khuất, trung hậu và đảm đang của  Người Phụ nữ Việt Nam đã làm xao xuyến lòng của bao bạn đọc, mà tôi là một trong những người đọc được nhiều thơ ca và có những kỷ niệm vui ở thành phố biển Quy Nhơn - Bình Định với Chị!

Quy Nhơn, 30/11/2021-PTT