Sắp khai trường, nhớ ngày 20 tháng 11 năm nao

Những ngày 20/11 ấy tôi nhớ trời mưa rất nhiều. Tôi phải mang chiếc tơi để đến trường thăm thầy cô. Trên tay là một bọc cốm nếp mà mẹ tôi đã chuẩn bị sẵn, dì tôi ra vườn hái cho tôi một bó chè tươi và chưa đầy chục quả cảm sành. Quà chỉ có vậy. Rất mộc mạc đơn sơ gọi đúng nghĩa cây nhà lá vườn.
hoa-phuong-1627359480.jpg
 

Trong mỗi chúng ta hẳn ai cũng qua một thời tuổi thơ gắn liền với mái trường, những kỉ niệm về bạn bè Thầy Cô và học tập chắc chắn rằng ai cũng có.

Mỗi người đều cảm nhận riêng về tuổi học trò và nhớ kỉ niệm về mái trường, lớp học bạn bè Thầy cô theo cách của mình.

Ngày 20/11 đến rất gần, bản thân tôi làm việc trong nghành giáo dục nên cũng thơm lây tiếng gọi thân thương và vô cùng hãnh diện”Thầy Thành”. Mặc dù tôi chưa một lần đứng trên bục giảng. Nhưng niềm vui của tôi không phải đang vay mượn hay ngộ nhận mà được xuất phát từ trái tim .Bởi tôi yêu nghề dạy học biết nhường nào.

Nghề dạy học là một nghề không đơn thuần như những nghề kiếm sống khác.

Có một số ít hoặc số nhiều lâu nay vẫn thường nghĩ rằng nghề dạy học là nghề kiếm sống!?

Suy nghĩ như thế có khiếm nhã hay không? Câu trả lời cũng nằm ở trong suy nghĩ nhận thức và trình độ hiểu biết của từng người.

Riêng bản thân cá nhân tôi.Tôi khẳng định nghề dạy học không chỉ đơn thuần là một nghề kiếm sống mà là nghề tạo ra những hiền nhân kẻ sỉ, những kỷ sư, bác sỉ, những nhà khoa học nối tiếp cho đời sau.

dinh-minh-thanh-1630462902.jpg
 

Nghề dạy học là một nghề đào tạo chủ nhân của tương lai . Cứ nhắm mắt tưởng tượng xem trên thế giới này mỗi sớm mai có biết bao những con người đang đứng trên bục giảng và có hơn ngần ấy cấp số nhân những con người đang chăm chú lắng nghe để lĩnh hội những kiến thức khoa học mới mẽ.

Nếu không có trường học thì xã hội ngày một lụi tàn... chính trường học và thầy cô là người tiên phong trong công cuộc kiến thiết xã hội và chính phục thế giới khoa học, chính phục đỉnh cao của tri thức.

Nhớ năm nào tôi là học sinh lớp hai. Quê tôi nghèo, nhà tôi nghèo, mái trường tôi học cũng rất nghèo. Tôi nhớ như in  những năm tháng ấy, chổ tôi ngồi học là tấm gổ đóng trên hai chiếc cọc tròn được chặt đẽo từ cây sầu đâu( cây xoan).  Lớp học được dựng bằng gổ mái lợp từ rạ phơi khô và đánh thành từng tấm, bao quanh lớp học là vách đất cũng được làm từ rơm trộn lẫn đất bùn để  trét vào những  chiếc cọc gọi là mầm và róngchỉ có những nơi hẻo lánh xa xôi và cực khổ như quê tôi mới hiểu được (mầm và róng) là cái gì.**  trét rơm đất vào cọc thành tường chắn gió, và cho chúng tôi khỏi chạy từ lớp này qua lớp khác.

Ngôi trường ấy, lớp học ấy đã trở thành tiềm thức trong tôi. Khi nhớ lại lòng tôi trào dâng cảm xúc khó tả, hình như tôi muốn khóc ...

 Những ngày 20/11 tuổi thơ tôi cũng rất bình dị và đơn sơ giống như lớp học được làm từ 2/3 sản phẩm từ rơm rạ,từ cây rừng.Sức lao động của người nông dân đáng trân trọng biết nhường nào.

Mẹ tôi tần tảo chắt chiu nuôi những đứa con ngoan. Phải tự hào mà ngẩng cao đầu để nói như vậy. Cả ba đứa chúng tôi đứa nào cũng rất ngoan và hiếu học.

Những ngày 20/11 ấy tôi nhớ trời mưa rất nhiều. Tôi phải mang chiếc tơi để đến trường thăm thầy cô. Trên tay là một bọc cốm nếp mà mẹ tôi đã chuẩn bị sẵn, dì tôi ra vườn hái cho tôi một bó chè tươi và chưa đầy chục quả cảm sành. Quà chỉ có vậy. Rất mộc mạc đơn sơ gọi đúng nghĩa cây nhà lá vườn.

Năm học lớp hai tôi là lớp trưởng cô giáo chủ nhiệm của tôi Phan Thị Quý. Cô người ở vùng khác chuyển đến dạy ở đây. Chồng đi bộ đội ở xa một mình cô vừa dạy học vừa xoay xở chăm hai con nhỏ nên cuộc sống chẳng dể dàng gì.

Nhà tôi quá nghèo nên tôi thường hay thiếu vở để viết, Cô cho tôi tiền mua vở bút và động viên tôi học tập. Tôi nhớ như in những cử chỉ lời nói ân cần của cô giúp tôi thêm yêu trường lớp và vượt qua khó khăn để dẫn đầu về kết quả học tập . Những năm học ấy bạn bè rất ngưỡng mộ tôi.

Trong sự cố gắng của bản thân thì chính cô là người cho tôi niềm đam mê và sức mạnh vươn lên.

Những món quà đáng quý ngày ấy với tấm lòng của trò giành cho Cô và của Cô giành cho trò thật cảm động và trân trọng biết  bao.

Hôm nay đất nước đổi thay nhiều có thể nói gấp trăm lần, cảnh thiếu áo đói cơm, thiếu sách vở đã lùi xa. Trong tôi vẫn ấp ủ những kỉ niệm của một thời tuổi thơ với cô giáo chủ nhiệm mà tôi yêu quý.

Xin gửi những bó hoa lòng tươi thắm đến những thầy cô giáo đã dạy  cho con lẽ sống làm người, những người không nhắc tên trên đây bởi vì làm sao con kể hết tên những người Thầy cô đã từng dạy con. Những cái tên những tấm lòng cao cả con ghi nhớ trong trái tim mình.

Cho con gữi những tình cảm tri ân đến tất cả các Thầy, các Cô. Và con tự nhắc nhở mình sống tốt từng ngày như bao điều Thầy cô đã dạy.