Sự kiện hoà nhạc: Tích tịch tình tang…”

Vào lúc 19h30, thứ 7 ngày 02/04/2022, Viện Goethe – Institut Hanoi tổ chức sự kiện hoà nhạc “Tích tịch tình tang…”. Đây là không gian giao lưu văn hoá và hưởng thụ âm nhạc, giới hạn 30 khán giả đăng ký nhanh nhất tham dự do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19. Theo đó, âm nhạc ứng tác là sự kết hợpcủa kinh nghiệm và kỹ năng, của sự tĩnh lặng và nhạy cảm. Sự kiện được tổ chức tại số 58 – 60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
img-1026-1648169225.jpg
 

 

Ngày nay, nhiều nhạc sĩ sáng tác đồng thời là nghệ sĩ biểu diễn và ngược lại. Những khúc nhạc ứng tác thể hiện chân thật nhất cá tính âm nhạc của người nghệ sĩ bởi thời gian không cho phép họ chỉnh sửa tác phẩm của mình như khi làm việc trong phòng studio. Ứng tác là sự sáng tạo tức thì, với những sáng tác trong sự tương quan người chơi khác hoặc với nội tại của chính họ trong thời điểm chơi nhạc. Âm nhạc sáng tác là một chuyến đi đầy háo hức bởi nghệ sĩ lẫn khán thính giả đều khó có thể tiên đoán một cách chính xác điều gì đó sắp sửa diễn ra…

Sự ứng tác âm nhạc đòi hỏi phải nắm giữ các yếu tố tương phản nhau. Chúng ta cần phải tĩnh lặng để lắng nghe các lớp âm thanh khác nhau do nghệ sĩ khác nhau chơi trong khoảnh khắc đó. Đồng thời, bạn phải nhạy bén và làm chủ nhạc cụ của mình để phản ứng nhanh với những âm thanh đó mà vẫn đủ tinh tế để quyết định tham gia hay im lặng. Theo đó, âm nhạc là sự kết hợp giữa kinh nghiệm và kĩ năng, sự tĩnh lặng và nhạy cảm.

Đến tham gia sự kiện có sự góp mặt của các ca, nghệ sĩ như: Joachim Heintz (1961), Hà Thuý Hằng (1989), Lương Huệ Trinh (1985) và Nguyễn Thị Thuỳ Linh (1993).

1. Joachim Heintz (1961)

Ông là nghệ sĩ xuất thân từ Đại học Nghệ thuật Bremen. Từ năm 2004, ông là trưởng phòng thu âm điện tử tại Viện Âm nhạc mới Incontri thuộc Đại học Âm nhạc, Kịch nghệ và Truyền thông Hanover, nhiều sáng tác của ông là sự kết hợp giữa nhạc cụ và điện tử.

 Từ năm 2015, ông tham gia vào việc phát triển ALMA, một phần mềm ứng biến. Ông còn là chủ tịch của Hiệp hội Âm nhạc Mới Hannoversche và cứ hai năm một lần ông tổ chức dự án TRAIECT ( nhạc cụ và điện tử truyền thống châu Á)…

 2. Hà Thuý Hằng (1989)

Cô là một nhạc sĩ đa phương tiện và chơi ngẫu hứng, hiện cô sống và làm việc tại Hà Nội. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

img-1027-1648169284.jpg
 

Từ nhỏ, cô yêu thích và say mê với âm nhạc và nghệ thuật truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh đương đại. Thuý Hằng cho sáng lập dự án tương lai của truyền thống, một dự án hướng đến người trẻ quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển văn hoá, nghệ thuật truyền thống. Hầu hết các tác phẩm mà cô biểu diễn nổi tiếng ở các nước như Việt Nam, Ý, Đức, Hàn Quốc và nhiều nơi khác.

3. Lương Huệ Trinh (1985)

Cô là nhà soạn nhạc đa phương tiện và nghệ sĩ biểu diễn ứng tác. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Jazz Piano tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

img-1028-1648169336.jpg
 

Năm 2015 – 2018, cô giành học bổng toàn phần của Chính phủ Đức thông qua Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức – DADD để học chuyên sâu về Sáng tác đa phương tiện và giành được tấm bằng xuất sắc chương trình thạc sĩ tại Hamburg, Đức.

4. Nguyễn Thị Thuỳ Linh (1993)

Cô là cử nhân đồng tốt nghiệp hai chuyên ngành Biểu diễn Nhạc cụ truyền thống của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và ngành Quản lý Nghệ thuật – Chính sách của trường Đại học Văn hoá Hà Nội.

img-1029-1648169385.jpg
 

Thuỳ Linh đã tham gia nhiều khoá học về ngẫu hứng, nhạc thể nghiệm của trung tâm âm nhạc và nghệ thuật thể nghiệm DomDom. Với tình yêu với nhạc cụ truyền thống, cô được cho là ứng cử viên sáng giá nhằm gắn bó, bảo tồn và phát huy những nét văn hoá dân gian, gắn kết giữa không gian âm nhạc dân gian và âm nhạc đương đại thông quan những sáng tác ngẫu hứng… 

 Năm 2018, cô tham gia biểu diễn ứng tác với không gian triển lãm, các tác phẩm video trong triển lãm “Phân mảnh” (Fragments) và nhạc thể nghiệm InterAct tại trung tâm Nghệ thuật Đương đại VCCA; tham gia Hanoi New Music 2018”.

Năm 2019, Thuỳ Linh sáng tác âm nhạc cùng nhóm nghệ sĩ BayDanc trong tác phẩm múa đương đại “Khối bất kì” và sáng tác, trình bày tác phẩm với tựa đề “Dạ nhiên” tại buổi hoà nhạc “Những chân trời bụi đỏ” dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ Trần Kim Ngọc, tại Viện Pháp Hà Nội. Bên cạnh đó, cô còn đạt nhiều thành tích lớn và nhỏ khác trên con đường âm nhạc của mình.