Truyện tình người lính phòng không (Phần cuối)

Nguyễn Xuân Oánh

08/01/2022 08:21

Theo dõi trên

Kể từ khi nhận quyết định thành lập lại đơn vị chiến đấu, đến nay cũng đã gần hai tháng.

Quân số đã được bổ sung đấy đủ, là những chiến sĩ quê Thanh hóa. Mà chúng tôi vừa đi nhận về. Riêng  lái xe còn thiếu ba đồng chí, trong đó có đồng chí tiểu đội trưởng.

Thời gian này, đơn vị không phải làm gì, thỉnh thoảng sinh hoạt, cho nên thời gian rỗi rải nhiều.Tôi biên thư cho Tâm liên tục.

phong-khong-1641604695.png
Ảnh minh họa do tác giả lựa chọn

Chủ yếu là kế về nỗi khó khăn, bệnh tật, hàng ngày phải đối  chọi. Mục đích là không phải muốn em đem lại lòng thương hại lại mà là muốn báo cho em biết rằng:

Những khó khăn là điều khó có thể vượt qua.

Sau mỗi lần như thế, tôi lại nhận thư của em, em đã khóc rất nhiều, chẳng những không có một thái độ khác ,mà còn ra sức động viên tôi cố gắng vượt qua những khó khăn đó.

Giờ đây tôi cũng biết, những điều mình suy nghĩ trước đây về tương lai hạnh phúc, đều là khó trở thành hiện thực.

Tôi trở nên một người bất tài, nhu nhược  trước mọi hoàn cảnh.

 Đã nhiều đêm thức trắng, nghĩ đến người mẹ già còm cõi,  nơi quê nhà  : " làm con trước phải đền ơn sinh thành ".Điều mà tôi luôn nghĩ để làm tròn chữ "hiếu".

Nếu rồi đây! Xây dựng hạnh phúc với em, mẹ tôi sẽ khổ. Mà Tâm chắc chắn chả  sung sướng gì ! Vì tôi là một người lính nay đây, mai đó. Làm sao ? tôi có thể lo cho em và cả gia đình, khi chiến tranh biên giới Căm pu chia đã bắt đầu.

Thà mình chấp nhận một sự thật nghiệt ngã, sự mất mát to lớn, mà không có gì bù đắp được .

Tôi sẵn sàng chấp nhận gian khổ, vất vả, thậm chí là  hy sinh .Nhưng không thể vì tôi mà em phải khổ.

 Bao nhiêu suy nghĩ hứa hẹn với em, khi mới  yêu em  bây giờ đều trở nên viễn vông, xa thẳm.

Có lẽ sẽ không nhận được gì khác  nữa ! Ngoài việc hai chúng tôi nói một lời chia tay từ biệt.

Tuy tôi chưa nói với em điều đó  nhưng tôi  cảm nhận trong tương lai nó sẽ đến.

Tôi quyết định :

Để cho em một lần đau khổ, còn hơn vất vả, khó khăn ,suốt  cả cuộc đời. Chính vì  rất  thương em , rất

yêu em . Mà phải quyết  định điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới!

 Khi tôi và đơn vị lên đường, là ngày kết thúc cuộc tình đấy giang dỡ.Với rất nhiều kỷ niệm êm đềm.

 Mọi kỷ niệm ngày xưa đều chôn vào dĩ vãng.Nó như là  những đám mây bay lãng vãng rồi biến mất.

 Giờ đây đối với tôi. Chấp hành nhiệm vụ đi lên biên giới Tây nam chiến đấu, là chấp nhận cuộc chia ly đầy nước mắt.

Mặc dù tôi cũng rất đau khổ , nhưng hoàn cảnh, cuộc sống người lính phải chấp nhận. Tôi không có con đường nào khác.

Chấp nhận ra trận với một cuộc chiến mới.

Mà đã là cuộc chiến, sự hy sinh mất mát là điều không tránh khỏi.

Và cũng từ nay  trở đi, tôi không bao giờ biên thư cho em nữa!

Ngày mai , đơn vị chúng tôi lên đường hành quân làm  nhiệm vụ mới.

Chiều hôm nay, tôi nhận được thư em gửi đến, vẫn tình cảm yêu thương ,nhớ nhung , mong ngày gặp lại. Có những dòng chữ nhòe đi trong nước mắt .

Cuối thư, em có hẹn. Đang thu xếp công việc sẽ lên thăm tôi , trong một ngày phù hợp nhất  (vì tôi không nói với em tôi đi làm  nhiệm vụ  mới).

Sau hai ngày hành quân ròng rã, trong mùa  mưa của Tây nguyên.  Mùa mưa Tây nguyên, những cơn mưa bất  chợt kéo đến, trời  mù mịt,  mưa xối xả một lúc lại ngớt, đất đỏ quyện vào nước mưa đường trơn trượt .Xe kéo pháo có  chỗ phải  nhích lên từng tý  một  trên đoạn đường 19 từ ngã  ba Hàm rồng đường 14 lên đến đồn biên phòng 23 giáp biên giới tĩnh  Ranatakiri đông bắc Cămpuchia.

Chúng tôi đến Đức Cơ.

Là địa điểm tập kết, đơn vị tiếp tục đào công sự để kéo pháo vào chiếm  lĩnh.

Sau khi bốn khẩu pháo đã vào công sự chúng tôi  dựng  nhà  bạt ở  tạm.

Về tình hình biên giới, vùng này, thỉnh thoảng quân Pôn pốt vẫn gây ra các vụ tập kích vào  đồn biên phòng 23, và  một số đơn vị của  trung đoàn bộ binh 95.

Tuy nhiên, cuộc sống vẫn  bình thường, gần trận địa  chúng tôi đóng quân, là một cánh đồng trồng  lúa nương , trên cánh đồng lúa  thỉnh thoảng lại có một cây cổ thụ tán lá mọc xum xuê, mọi người thường ngồi dưới bóng cây rất mát.

Sau này, tôi mới  biết đó là cây Cơ nia, dân bản ở đây có thói quen khi phát rẫy gặp phải cây Cơ nia dù  to hay nhỏ đều không được chặt .

Cánh đồng trồng lúa đó là của đại đội một, trung đoàn 501, đoàn 331. Họ lên đây đã mấy năm rồi. Nhiệm vụ của họ là  trồng lúa, kết hợp với các lực lượng khác đảm bảo an ninh vùng biên giới.

 Đại đội 1 bộ đội  kinh tế  gồm có 120 chiến sỹ gái, quê ở   tỉnh Hà  Tây, doanh trại của họ dưới chân núi Phượng hoàng.

Doanh trại khá khang trang, hai dãy nhà lợp tranh xung quanh che bằng phên lồ ô* chặt ở  núi Phượng hoàng ,đối diện nhau. Ở  giữa có một sân bóng đá.

Kể ra thì ở vùng biên giới này, mà  có chị em thêm vui vẻ. Cũng là điều để động viên bộ đội ", phụ nữ người ta còn sống được huống  chi là mình. "

Gần một năm trôi qua, cuộc sống của đơn vị đã đi vào ổn định. Nhà cửa làm lại mới có cả nhà để xe ô tô kéo pháo.

Nhiệm vụ của đơn vị là : Huấn luyện và  sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra còn phát rẫy trồng sắn. Tăng gia tự túc một phần nào về lương thực.

"Đại đội chị em " và đơn vị pháo của chúng tôi, trong thời gian qua, đã đi lại tiếp xúc nhiều lần nên trở thành quen biết.

Một hôm, có ba cô con gái của đại đội, sang gặp  ban chỉ huy đơn vị. Anh Ma văn Sếu đại đội trưởng giới thiệu đoàn làm việc với tôi.

Đoàn do cô Bình là cấp ủy bí thư chi đoàn, đến đặt vấn đề xin kết  nghĩa với chi đoàn bộ đội pháo.

Cô Bình kém tôi  hai tuổi quê ở  huyện Ba vì Hà tây người cao dong dỏng có mái tóc dài rậm đen nhánh khuôn mặt tròn bầu bĩnh, nước da trắng hồng, miệng cười tươi rói, cô ta ăn nói rất trôi chảy.

Sau khi được thống nhất trong cấp ủy và ban chỉ huy đại đội, tôi giao trách nhiệm cho đồng chí  Phương trung đội trưởng bí thư  chi đoàn ,trao đổi bàn bạc với chi đoàn bạn làm lễ kểt  nghĩa.

Buổi lễ kểt nghĩa hôm đó vui lắm.

Nam nữ gặp nhau giao lưu văn nghệ  có cả nội dung tặng hoa rừng.

Tôi cũng  được mới đến dự ,được ban tổ chức giới  thiệu phát biểu  trước tất cả đoàn viên hai chi đoàn . Tuy cũng có chuẩn bị trước nhưng đứng trước hơn một trăm chiến sỹ gái cũng không khỏi lúng túng.

Mùa thu hoạch lúa năm đó, đơn vị  tôi cũng tham gia vẫn chuyển lúa về kho.

Kể từ buổi ấy, Bình sang đơn vị tôi chơi liên tục, lí do là gặp đồng chí Phương bí thư chi đoàn trao đổi công việc, mỗi lần như vậy Bình thường lên ban chỉ huy nói chuyện với tôi.

Tôi cũng cũng nhận thấy Bình có những biểu  hiện tình cảm khác lạ với tôi ,so với đồng đội khác.

Từ dạo lên đường làm nhiệm vụ đến nay ,tôi không viết thư cho Tâm nữa. Nhưng thỉnh thoảng có viết  thư cho anh Tía, để biết tình hình đơn vị  cũ như  thế nào?

Trong một lá thư gần đây, anh viết cho tôi mà tôi nhận được, anh bảo:

" Có  một cô con gái từ Đà nẵng lên chơi, cô ta tên là Tâm đến thăm anh, nhưng tôi nói:

Anh và đơn vị đã đi rồi ! Tôi có mới ở lại  ăn cơm, cô ta bảo : xin phép tôi và ra về  cho kịp xe đò "

Đọc bức thư anh Tía, mà thương em vô cùng! Tôi lặng người đi.

Nhưng cũng chỉ biết thế! đành phải chấp nhận nỗi đắng cay  dằng dặc...

Giữa năm 1977, tôi  xuống  Đà nẵng  nhận  thêm hai xe GMC và đốỉ một  khẩu pháo  37 li tại  xưởng  sữa chữa 387 của  quân  khu. Chúng tôi nghĩ ở T18 trạm khách bên bãi biển Mỹ khê. Hàng  ngày chỉ ăn chơi, chiều tắm biển, đợi ngày nhận xe pháo.

Người ta vẫn nói:

"Chồng nào? Mà chẳng nhớ vợ cũ.

Vợ nào? Mà chẳng nhớ chồng  xưa"

Tuy chúng tôi chưa phải là vợ  chồng .Nhưng những năm tháng đó ,cũng để lại nhiều kỷ niệm êm đềm khó phai nhạt, trong tâm tưởng.

Những hình ảnh ngày xưa, lại cứ  hiện ra .

Đến ngày, chúng tôi nhận xe pháo ,để ngày mai tôi trở lại Tây Nguyên.

Tôi có ý định.

Sẽ đến gặp em trước lúc về  đơn vị , tôi cũng nói qua cậu  Điệp lái xe của tôi, cậu rất ủng hộ còn mua cho tôi một ít hoa quả  làm quà.

Điệp lái xe chở tôi đến gần nhà Tâm.

Tôi xuống xe. Điệp đi thăm anh bạn, xong sẽ đón tôi về sau .

Tay cầm gói quà, bước đến trước  cửa  nhà em mà tôi  không giám vào.

Thật căng thẳng. Tim tôi đập mạnh.Từ khi yêu em đến nay , tôi chưa bao giờ có cảm giác như vậy!

Vào thăm em để làm gì?

Để cầu mong em ban cho một  tấm lòng thương hại!

 Hay là: Gợi thêm cho em một nỗi  niềm đau khổ về cuộc tình duyên giang dỡ không thành.

Hay là: Để nhắc cho em nhớ lại điều ân  huệ ,coi mình là ân nhân, mà em không  bao giờ  được phép quên.

Khi tôi đã  cứu em trong  một trận lũ, mùa  mưa  năm 1973 tại con suối dây Mây tĩnh Quãng nam, hồi còn  chiến tranh chống Mỹ.

Có ai hiểu cho tôi tâm trạng trong lúc này ?

Cả hai suy nghĩ đó đối với tôi, đều không phải.

Đòi hỏi một tình thương hại, hay điều ân huệ để làm gì ?

Khi mà hoàn cảnh trớ trêu của người lính. Muốn làm gì  cũng không thể làm được.

Phần thì mặc cảm, về thân phận mình .So với cuộc sống thực tại thì thua thiệt nhiều bề, phần thì không thể vượt qua những  khó khăn, là những bức tường ngăn cản cuối cùng.  Đó là sự xa xôi cách biệt.

Chần chừ , quyết  tâm ,rồi chần  chừ .

Quyết định cuối cùng của tôi là:

Không gặp em nữa! và ra về  để sớm mai trở lại đơn vị.

Nơi đó, có đồng đội của tôi đang ngóng đợi.

Cuối năm đó, đại đội của tôi được bàn giao lại trung đoàn 573, tôi được  điều về lại  trung đoàn làm trợ  lý tuyên huấn.Tại thị xã Tam kỳ tỉnh Quảng nam.

Sau chiến dịch tây nam ,đại đội của tôi được biên chế  về  tiểu đoàn mới, rồi  hành quân ra bắc  làm nhiệm vụ tại đảo Cái bầu Quảng ninh.

Bình cùng điều lên binh đoàn 15.

  Bình được bầu làm chủ tịch  công đoàn binh đoàn, tại thị xã  pleiku.

Sau này ,Trong nhiều lần đi họp ở quân khu ,nhưng  không bao giờ tôi gặp lại Tâm nữa.

Theo Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Truyện tình người lính phòng không (Phần cuối)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn