Nhà báo - Nhà thơ Đào Nguyên Lan là tác giả thường xuyên cộng tác với Tạp chí Văn hóa và Phát triển. Tòa soạn xin giới thiệu cùng độc giả tác phẩm thơ mới sáng tác, nhân chuyến đi “Về nguồn” cùng nhóm Văn nghệ sỹ - Nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội của anh: "Tứ sơn quê mẹ ta yêu".
Về nội dung
bài thơ "Tứ sơn quê mẹ ta yêu" của Đào Nguyên Lan nói về chuyến thăm quê hương Thanh Hóa của đoàn nghệ sỹ. Bài thơ tả lại những cảnh đẹp của xứ Thanh, nhưng cũng đề cập đến sự khác biệt trong quá trình phát triển của vùng đất. Bài thơ nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc phát triển kinh tế bền vững và hài hòa với bảo vệ môi trường.
Về nghệ thuật
Bài "Tứ Sơn Quê Mẹ Ta Yêu" - được viết bằng thể thơ tự do, tức là không tuân theo quy luật về độ dài câu, nhịp điệu và vần điệu. Bằng cách này, tác giả đã giải phóng bản thân khỏi ràng buộc của các quy tắc thể thơ cổ điển, đồng thời tạo ra một không gian sáng tạo tự do cho mình. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của tỉnh Thanh Hóa. Tác giả sử dụng hình ảnh của các địa danh, những thành tựu kinh tế, và lịch sử của tỉnh để tạo nên một bức tranh toàn cảnh về vùng đất này. Tuy nhiên, tác giả cũng không quên nhấn mạnh đến những khó khăn, thử thách mà những người dân địa phương phải vượt qua trong quá trình phát triển. Ngôn ngữ của bài thơ cũng mang tính mộc mạc, chân thật, giúp độc giả cảm nhận được bức tranh về Thanh Hóa với sự thật và sự tinh tế.
TỨ SƠN QUÊ MẸ TA YÊU
Cùng đoàn nghệ sỹ quê xứ Thanh,
Về thăm đất mẹ một mai lành.
Xe chạy mà lòng sao khắc khoải
Trời thì cao vút, gió thì xanh…
Xứ Thanh chưa phải thật là giàu,
Dù chân có biển, núi trên đầu.
“Rừng vàng biển bạc” ngày xưa đó,
Khai thác nhiều cạn kiệt, còn đâu…
Tính đường phát triển thật vững bền,
Các vùng động lực được xây nên.
“Tứ sơn” bốn phía như đòn bẩy,
Giúp tỉnh Thanh vững bước đi lên.
Đoàn ta trước hết đến Nghi Sơn,
Nơi xóm nghèo xưa mọc, cô đơn.
Làng chài hiu hắt thuyền lưới vá,
Người dân luôn thiếu áo, đói cơm…
Nghi Sơn nay đã khác xưa rồi,
Đến thăm, du khách bỗng bồi hồi.
Mênh mông mười cảng xa ngút mắt
Tàu nhỏ tàu to lộng đất trời.
Nhà máy, công trường sát bên nhau,
Mọc lên ngay ngắn, trước và sau,
Lọc dầu, nhiệt điện, xi măng, thép…
Như thể bước ra tự phép mầu.
Tiếp theo, đoàn đến xứ Lam kinh,
Nơi xưa Lê Lợi đã dấy binh.
“Nhân kiệt” bao đời còn truyền mãi,
Ngàn năm lưu tiếng đất ‘địa linh”.
Lam Sơn định hướng công nghệ cao,
Đang phát triển nhanh, đáng tự hào.
Lắp ráp, hàng không, đồ gia dụng,
Giao thông, du lịch với thể thao…
Cô em hướng dẫn thật xinh tươi
Giới thiệu, lái xe, miệng nói, cười
Khiến mấy nhà thơ nhìn ngơ ngẩn.
Chia tay, còn nhớ mãi dáng người…
Tạm xa miền núi, về Sầm Sơn,
Nơi biển quê, đâu cảnh đẹp hơn.
Trống Mái chuyện tình lưu thiên cổ,
Vọng đài Độc Cước đứng cô đơn…
Chẳng mấy đâu xa, xưa làng Sầm,
Một vùng hoang biển cát lặng câm.
Dăm ba thuyền nát bờ neo đậu
Mấy cánh buồn tàn lặng thả câu…
Chỉ thế, thế rồi một sớm mai,
Sầm Sơn đón Bác đến nơi đây.
Cởi trần, Bác lẫn vào ngư phủ,
Cùng kéo chài lên mẻ cá đầy.
Bác dạy:
“Tỉnh Thanh biển bạc rừng vàng,
Ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên”
“Nếu biết tính toán, làm ăn,
Sẽ ra của cải muôn phần từ đây”.(1)
Nghe lời Bác dặn, người Sầm Sơn,
Như lòng được cởi, tỏ nguồn cơn.
Hăng say làm việc, tư duy mới,
Thị xã ngày thêm tiến xa hơn.
Những công trình mới mọc lên nhiều,
Nguy nga tráng lệ biết bao nhiêu.
Thu hút đầu tư ngày càng lớn,
Sầm Sơn điểm đến - khách tin yêu.
Tứ Sơn, bốn điểm, chỉ tiếc là
Đoàn chúng mình thăm được có ba.
Tuy nhiên đã thấy đà tăng trưởng
Tỉnh Thanh rồi sẽ tiến thật xa.
Tiếc là đoàn đã hết thời gian
Chưa về thăm thị xã Bỉm Sơn
Trung tâm của tỉnh về công nghiệp,
Nơi nổi danh “Thủ phủ xi măng”
Cũng chưa về được đất Đông Sơn
Đây miền đất cổ chẳng đâu hơn
Chim Hạc bay về từ Núi Đọ
Trống đồng bạc tóc lũ xâm lăng…(2)
Tạm biệt quê rồi nhưng không xa
Người Thanh, ta mãi cứ là ta
Chung tay ta sẽ cùng xây dựng
Tỉnh Thanh tươi đẹp tựa vườn hoa…