Mười hai con giáp
Người xưa cho rằng: Mười hai con giáp là mười hai loài cầm thú, chim muông, con vật thần linh… con giáp từ Hán Việt là sinh tiếu, sinh tức chỉ năm sinh của con người; tiếu tức chỉ sự giống nhau, đồng dạng tương tự giữa con người và động vật. Theo truyền thống văn hóa của người Trung Quốc thì mười hai con giáp được dùng để biểu thị năm sinh của con người, đó là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Người xưa còn cho rằng: Con người sinh vào năm nào thì số mệnh giống như số mệnh của con giáp năm đó, ví dụ như người sinh năm con Chuột thì cầm tinh con Chuột (tuổi Tý), người sinh năm Hợi thì cầm tinh con Lợn… Do đó trong dân gian người ta còn gọi mười hai con giáp là mười hai con vật cầm tinh.
Mười hai con giáp hay văn hóa 12 (một cách gọi khác của văn hóa 12 con giáp) có nguồn gốc như thế nào thì cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề khó giải đáp một cách chính xác. Hiện nay phần lớn các nhà lý luận đều cho rằng nguồn gốc của 12 con giáp có liên quan đến sự sùng bái Vật tổ của người thượng cổ từ thời nguyên thủy. “Mười hai con giáp có liên quan đến sự sung bái vật tổ không” là cuốn sách nói rất kỹ về vấn đề này. Nhưng cách nói trên còn thiếu nhiều chứng cứ xác thực về nguồn gốc của mười hai con giáp, cho nên chưa thúc đẩy được các nhà nghiên cứu trình bày, giải thích một cách chi tiết ngọn nguồn xuất xứ của mười hai con giáp từ nhiều góc độ khác nhau.
Có người cho rằng, mười hai con giáp là là kết quả của sự hòa hợp về văn hóa của các dân tộc Trung Hoa, cách nói này dựa trên phương thức sản xuất của người Hoa Hạ lấy nông nghiệp là chính từ rất sớm dưới triều đại Ngu Thuấn do vua Thuấn lập nên đã có Thiên Can Địa Chi, nhưng trong một thời gian dài đã xuất hiện phương pháp kết hợp giữa giữa động vật và Địa Chi. Nhưng các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Trung Hoa lấy cuộc sống du mục là chính, họ thường lấy động vật để chỉ sự (một trong sáu kiểu để rạo chữ Hán), hoặc đánh số năm.
Quá trình đi lại giao lưu giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Hoa Hạ đã tạo nên sự gioa lưu văn hóa, cách đánh số năm theo Can Chi kết hợp theo đánh số các con vật được các nước như Hy Lạp, Ai Cập, Babilon trước đây cũng thuộc về văn minh nông nghiệp như đã sơm có lịch tính theo mười hai con vật, do đó thuyết dung hòa giữa các dân tộc cũng không có sức thuyết phục.
Nếu ta xem xét quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc trên thế giới đã từng dùng lịch tính theo mười hai con vật có thể dễ dàng kiểm chứng được mối quan hệ mật thiết giữa sự “không hẹn mà gặp này” (nét tương đồng giữa các dân tộc, vì xưa nay trong giao lưu văn hóa thường là hai chiều) với tín ngưỡng Totem của người nguyên thủy, cho dù cách giải thích cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào.
Một cách lý giải khác cho rằng mười hai con giáp liên quan đến Phật giáo, theo cách lý giải này thủy tổ của Phật giáo là Thích Ca Màu Ni khi nhập cõi Niết Bàn cần mười hai con vật để tiến cống và mười hai con vật đó trở thành mười hai con giáp của hậu thế. Phật giáo vào Trung Quốc thời Đông Hán, dưới thời vua Hán Minh Đế, hiệu là Vĩnh Bình (khoảng năm 67 Công nguyên), nhưng trên thực tế thì mười hai con giáp ở Trung Quốc đã có từ trước thời nhà Tần (221 Tr.cn – 206 Tr.cn), mặc dù vậy nhưng cách lý giải sau này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đạo giáo do Lão Tử sáng lập có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng không chịu nín lặng mà cho rằng Ngọc Hoàng Đại Đế đã chọn mười hai con vật đẻ kết hợp Địa Chi và mười hai con giáp đã có từ thời đó.
Còn một cách giải thích khác cho rằng tổ tiên của các Hoàng đế các dân tộc Trung Hoa đã chọn ra mười hai con giáp và có một câu chuyện sinh động về cách săp xếp thứ tự trước sau của mười hai con giáp. Những cách lý giải theo Phật giáo, Đạo giáo, Hoàng Đế… này đều do dân gian truyền lại, tính khoa học không cao, nên chỉ dùng để mạn bàn chứ không thể dùng làm cơ sở nghiên cứu được. Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc cũng đã có truyền thuyết tương tự như trên về nguồn gốc mười hai con giáp.
Cho đến ngày nay, có rất nhiều lý giải về nguồn gốc mười hai con giáp, nhưng một cách giải thích, một luận thuyết đảm bảo tính khoa học về mười hai con giáp vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu.
Các giả thiết dựa trên Ngôn ngữ học
Nguồn gốc tên của mười hai con giáp đã được nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu: Năm 1935, Sau khi so sanh mười hai con giáp, tác giả George Coedes đã có nhiều khảo cứu về ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ trên vùng Đông Nan Á như qua bài “Inscriptions du Cham pa” từ năm 1908 (Befeo) và cuốn “The making of south East Asia” tựa đề nguyên thủy là: “Les Peuplus Peninsule indochinoise (Paris 1962)” dịch ra tiếng anh bởi Giáo sư H.M Right của Xiêm (Thái Lan) và Campuchia, đã đi đến kết luận là chúng có nguồn gốc tiếng Mường Cổ. Ông đã viết nhiều về ảnh hưởng của các nền văn minh Ấn Độ trong vùng Đông Nam Á, tuy nhiên không đưa ra một liên hệ nào về tên mười hai con giáp Ấn Độ.
Năm 1954, học giả Lin-kuei, chuyên khảo về tiếng Thái đã phân tích Thập can và Thập nhi chi qua các ngôn ngữ Thái và đưa ra nhận định rằng tiếng Thái vẫn còn duy trì một phụ âm Hán cổ tuy không nhất quyết xác định tên mười hai con giáp từ đâu ra. Sau đó các công trình của học giả Paul K. Benedit, vào năm 1967 ông đề nghị Thập nhị chi có nguồn gốc Nam Thái. Trong bài viết về ngôn ngữ Nam Á, dựa trên các liên hệ của âm ngựa (Ngọ), chó (Tuất), và heo (Hợi). Năm 1975, ông đưa ra các dữ kiện của các ngôn ngữ địa phương để đi đến kết luận rằng Trung Quốc đã muọn một số tiếng Nam Thái như trứng, gà, ngựa, yên, cưỡi ngựa, voi, lợn thỏ, trâu, bò v.v… nuôi lấy thịt. Ong, mật, gạo, mía, muối… điều đáng nói và chú ý và oái ăm sau đó là các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á đã phải mượn lại các từ ngữ mà họ cho Trung Quốc mượn trước kia như các từ trà, giấy…
Năm 1985 tác giả Jery Norman, cũng đã dựa vào các dữ kiện tiếng Thái, Hán Việt và Trung Hoa, Mường để chứng minh rằng tên của mười hai con giáp có nguồn gốc từ phương Nam ngoià ba từ Ngọ, Tuất, Hợi, Jery Norman còn liên hệ bốn từ Sửu, Thìn, Mùi, Dậu với các tiếng phương Nam.
Nhìn chung, các tác giả đã đi đến một kết luận là chủ nhân của mười hai con giáp có thể đã ở biển Đông Nam Trung Quốc, có thể là ở các nước Ngô hay nước Việt thời Xuân Thu (770 Tr.cn – 475 Tr.cn). Gần đây hơn trong bài viế gồm về mười hai con giáp của tác giả William G.Boltz, năm 1991 ông ghi lại một số bảng so sánh gồm các tiếng Saek trích từ tài liệu của Giáo sư William Gedeny (năm 1982). Sau khi phân tích các dữ liệu, William G.Boltz kết luận rằng: Bảng mười hai con giáp hay tiếng Saek cổ là vay mượn từ Trung Hoa, có lẽ khoảng 200 hay 600 năm sau công nguyên, và mười hai con giáp ở Việt Nam có lẽ mượn từ sau đó nữa.