Thời nào cũng có báo tường; nhưng báo tường là gì? Đây là khái niệm chưa được làm rõ sự thật. Bằng tư duy chân thực, tác giả làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết khái niệm này, đề xuất cách nhận thức đúng đắn báo chí và xây dựng văn hoá báo chí.
Thực chất báo tường từ góc nhìn văn hoá
Góc nhìn văn hoá về báo tường gồm các mặt sau: báo tường không chân thật báo chí không văn hoá, mục đích báo tuyên truyền không chân thật; báo tường chưa chân thật báo chí thiếu văn hoá, mục đích báo tuyên truyền chưa chân thật; báo tường chân thật là báo chí văn hoá, mục đích báo tuyên truyền chân thật vì lợi ích dân tộc - nhân dân. Điều đó có nghĩa, báo tường chân thật là báo có văn hoá; báo tường không chân thật là báo không văn hoá, hay các báo như báo nói, báo hình, báo ảnh, báo viết kể cả viết khẩu hiệu trên tường (băng vải hay áp phích) không tuyên truyền chân thực thì không văn hoá. Tức là, báo chân thật hay chân thực (trung thực) là báo văn hoá.Nói cách khác, báo chí hay báo tường không văn hoá là báo không trung thực, báo không vì lợi ích cộng đồng quốc gia.
Gắn báo tường với khẩu hiệu tuyên truyền cho thấy rằng, tính chất báo tường không chân thật, khẩu hiệu tuyên truyền không mục đích vì dân; bản chất báo tường chưa chân thật, khẩu hiệu tuyên truyền chưa mục đích vì nhân dân; thực chất báo tường chân thật, khẩu hiệu tuyên truyền có mục đích vì nhân dân. Điều đó có nghĩa, báo tường chân thật gắn liền với khẩu hiệu tuyên truyển vì nhân dân; hay báo chí trung thực phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho tổ quốc cho nhân dân. Nói cách khác, báo tường báo chí hay khẩu hiệu cần chân thật, mục đích của báo phải nói rõ sự thật (sự thực), bởi vì có “nói sự thực thì việc tuyên truyền mới có nhiều người nghe” [1]; khẩu hiệu đúng đắn là báo chí trung thực, khi viết báo khẩu hiệu biết dựa vào nhân dân, bởi vì “mỗi một khẩu hiệu, mỗi một công tác, mỗi một chính sách của chúng ta, phải dựa vào ý kiến và kinh nghiệm của dân chúng, phải nghe theo nguyện vọng của dân chúng. Mà muốn hiểu biết, học hỏi dân chúng, thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm, phải khiêm tốn, phải chịu khó. Nếu không vậy, thì dân chúng sẽ không tin chúng ta. Biết, họ cũng không nói.Nói, họ cũng không nói hết lời.Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được.Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” [2].
Gắn báo tường với cuộc sống con người cho thấy rằng, hình thức báo tường là sức sống tinh thần, cá nhân viết báo thiếu chân thật thiếu văn hoá; bản chất báo tường là sự sống vật chất, nhóm viết báo chưa chân thật chưa văn hoá; thực chất báo tường là cuộc sống tâm linh, cộng đồng viết báo chân thực có văn hoá. Gắn báo tường với ca múa cho thấy thêm rằng, hình thức báo tường là ca múa thiếu chân thật, cá nhân thiếu văn hoá; bản chất báo tường là ca múa chưa chân thật, nhóm chưa văn hoá; thực chất báo tường là ca múa chân thật, cộng đồng có văn hoá. Điều đó có nghĩa, báo tường là cuộc sống con người chân thật; cuộc sống không chân thực không có báo tường hay không có ca múa chân thật. Theo đó, báo tường, báo chí, ca múa hay văn công chân thật là văn hoá, bởi chúng đều vì cuộc sống hạnh phúc con người, vì hạnh phúc nhân dân. Nói cách khác, cuộc sống nhân dân gắn với báo chí múa ca chân thực, bởi vì, báo và múa để “phục vụ nhân dân (mà đó là mục đích của văn nghệ ta), anh chị em văn công cần phải cố gắng học tập thêm nữa, rèn luyện thêm nữa và tiến bộ hơn nữa” [3].
Gắn báo tường với người đọc báo cho thấy rằng, báo tường không chân thật người đọc không văn hoá, đọc báo không chân thật vì nhân dân; báo tường chưa chân thật người đọc chưa văn hoá, đọc báo chưa chân thật vì nhân dân; báo tường chân thật là người đọc có văn hoá, đọc báo chân thật vì nhân dân, hay người biết đọc báo ích nước lợi dân. Tức người chân thực là đọc báo văn hoá; không chân thực là đọc báo thiếu văn hoá.Nói cách khác, người đọc báo tường báo chí cần chân thật; đọc không chân thật là thiếu văn hoá, đọc thiếu bản sắc dân tộc - nhân dân.
Gắn báo tường với toán học cho thấy rằng, báo tường không chân thật toán học không văn hoá; báo tường thiếu chân thật toán học thiếu văn hoá; báo tường chân thật là toán học văn hoá.Gắn báo tường với toán học phát triển cho thấy thêm rằng, báo tường thiếu chân thật toán học thiếu phát triển; báo tường chưa chân thật toán vẫn thiếu phát triển; báo tường chân thực là toán học phát triển.Tức là, cộng đồng người chân thật là báo tường văn hoá, toán học văn hoá phát triển; còn không chân thật báo tường thiếu văn hoá, toán học không văn hoá phát triển.Nói cách khác, người làm báo tường và toán cần sự trung thực; người không trung thực làm báo toán thiếu văn hoá, làm toán không phát triển.
Gắn báo tường với quân đội nhân dân cho thấy rằng, báo tường không chân thật quân đội không của dân; báo tường chưa chân thật quân đội chưa của dân; báo tường chân thật là quân đội của nhân dân hay quân đội nhân dân.Điều đó có nghĩa, quân đội nhân dân thì báo tường chân thật; quân đội làm hại dân (tham nhũng, lãng phí) báo tường không chân thật.Gắn báo tường chân thật với quân đội phát triển cũng cho thấy rằng, báo tường không chân thật quân đội không phát triển; báo tường chưa chân thật quân đội chưa phát triển; báo tường chân thật là quân đội phát triển. Nói cách khác, quân đội trung thực (trung với đất nước hiếu với nhân dân) là báo tường chân thật; quân đội trung thực là báo tường phát triển, đồng thời là “quân đội phát triển” - quân đội “bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [4].
Gắn báo tường với chính trị phát triển cho thấy rằng, báo tường không chân thật chính trị không phát triển; báo tường thiếu chân thật chính trị thiếu phát triển; báo tường chân thật là chính trị phát triển. Điều đó có nghĩa, chính trị phát triển là báo tường phát triển; hay chính trị phát triển báo chí phát triển. Gắn báo tường với chính trị văn hoá còn cho thấy rằng, báo tường không chân thật chính trị không văn hoá; báo tường chưa chân thật chính trị chưa văn hoá; báo tường chân thật là chính trị văn hoá, hay có “văn hoá chính trị” - khái niệm “biểu hiện thực chất đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chân thật, sáng tạo xây dựng, điều hành thực hiện bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia, quốc tế” [5]. Nói cách khác, báo tường chân thật cần văn hoá chính trị; có văn hoá chính trị là báo tường phát triển.
Gắn báo tường với khai hội cho thấy rằng, báo tường không chân thật khai hội thiếu văn hoá; báo tường chưa chân thật khai hội chưa văn hoá; báo tường chân thật khai hội có văn hoá.Điều đó có nghĩa, báo tường chân thật thì khai hội chân thật; báo tường thiếu chân thực khai hội thiếu chân thật, hay báo tường khai hội không vì nhân dân. Tức báo tường xa rời quần chúng; bởi vì đã mắc căn bệnh “khai hội” - khai hội “không có kế hoạch, không sắp sửa kỹ lưỡng, không thiết thực. Khai hội lâu, khai hội nhiều quá… Vì vậy, mà quần chúng sợ khai hội” [6].Gắn báo tường với phê bình cho thấy thêm rằng, báo tường không chân thực phê bình không chân thành; báo tường chưa chân thực phê bình chưa chân thành; báo tường chân thực là phê bình chân thành.Tức là, báo tường chân thực gắn liền với phê bình đúng, hay “phê bình thật rộng rãi và dân chủ”; đồng thời, “người được phê bình phải viết báo tường trả lời và hứa quyết tâm sửa chữa.Ngoài báo tường, thì có những cuộc khai hội từng nhóm nhỏ, từng tổ và từng ngành, thảo luận cho đến lúc phải ra phải, trái ra trái” [7].
Gắn báo tường với pháp luật cho thấy rằng, báo tường không chân thật pháp luật không văn hoá; báo tường thiếu chân thật pháp luật chưa văn hoá; báo tường chân thật là pháp luật có văn hoá. Điều đó có nghĩa, báo tường gắn liền với pháp luật văn hoá; pháp luật văn hoá là báo tường chân thật, tức báo tường cần pháp luật văn hoá hay “văn hoá luật” - “luật có văn hoá” [8]. Gắn báo tường với luật phát triển cho thấy thêm rằng, báo tường không chân thực pháp luật không phát triển; báo tường chưa chân thật pháp luật chưa phát triển; báo tường chân thật là pháp luật phát triển, hay “luật phát triển” - “luật phát triển của thiên nhiên” và “luật phát triển của xã hội” [9]. Luật phát triển của thiên nhiên là bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên; còn luật phát triển của xã hội là bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.
Hạn chế hiểu biết báo tường
Hiểu biết báo tường của người dân, giới nghiên cứu còn nhiều bất cập; bởi vì, hiện nay nhiều người chưa nhìn rõ các mặt: bản chất chưa thật, tính chất không thật, thực chất sự thật báo, báo tường. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), “báo” chỉ được giới nghiên cứu nhìn chung chung là xuất bản phẩm “định kỳ in trên giấy khổ lớn, đăng tin, bài, tranh ảnh để thông tin, tuyên truyền”, chứ không nhìn thực chất báo chân thực vì con người; còn báo tường chỉ được nhìn khái quát “gồm những bài viết, tranh vẽ trình bày hoặc dán trên giấy khổ lớn treo trên tường, mang nội dung thông tin, tuyên truyền có tính chất nội bộ” chứ chưa làm rõ thực chất báo tường văn hoá.
Hạn chế hiểu biết báo, báo tường làm nhiều người không hiểu sự chân thực của báo chí; nhiều người không hiểu rõ rằng, báo không chân thực vì lợi ích cá nhân, báo chưa chân thực vì lợi ích nhóm, báo chân thực vì lợi ích cộng đồng; nhiều người cũng không hiểu rõ rằng, tính chất báo tường thiếu chân thật, bản chất báo tường cũng thiếu chân thật, thực chất báo tường là chân thật. Tức là, nhiều người không hiểu làm báo cần chân thật; báo không trung thực là mắc bệnh hình thức.
Hạn chế hiểu biết báo chí dẫn đến nhiều bất cập trong đời sống xã hội. Chẳng hạn, như: “người Việt lười đọc sách”, “Trung bình người Việt Nam đọc 1 giờ/1 tuần và thụ hưởng khoảng 4,2 cuốn sách mới mỗi năm (trong đó 2,3 cuốn là sách giáo khoa). Tỷ lệ này ở Malaysia là 12 cuốn sách/năm/người” [10]; “sách báo không còn là khát khao cháy bỏng trong nhiều người” [11]; hay “vẫn còn tình trạng một số cơ quan báo chí và người làm báo chạy theo thị hiếu tầm thường, tìm cách để thu lợi cá nhân, kể cả việc làm sai lệch bản chất nghề nghiệp. Công tác quản lý báo chí chưa theo kịp thực tiễn, chưa đáp ứng sự phát triển của báo chí, truyền thông. Số lượng cơ quan báo chí tăng nhanh nhưng nhiều cơ quan chủ quản buông lỏng quản lý, tôn chỉ mục đích bị xem nhẹ. Một số cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ mục đích, chưa chú trọng việc nêu gương, biểu dương, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, sa đà vào thông tin về mặt trái của xã hội, thiếu tính nhân văn, phản giáo dục” [12].
Cách nhận thức đúng đắn báo chí và xây dựng văn hoá báo chí
1) Cách nhận thức đúng đắn báo chí:
Báo tường là báo chí.Tuy nhiên, báo tường vàbáo chí đều chưa được giới nghiên cứu phân tích rõ thực chất. Báo chí gồm các mặt chủ yếu như sau: bản chất báo chí thiếu chân thực, nhóm thiếu phát triển; tính chấtbáo chí không chân thực, cá nhân không phát triển; thực chấtbáo chí chân thực, cộng đồng phát triển. Điều đó có nghĩa, cách nhận thức đúng đắn báo chí đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: báo chí không chân thật không phát triển, báo chí thiếu chân thật chưa phát triển, báo chí chân thực là phát triển,dạng mô hình: báo chí chưa chân thật nhóm thiếu phát triển - báo chí chân thực cộng đồng phát triển - báo chí không chân thật cá nhân không phát triển. Từ mô hình này cho thấy rằng, báo chí gắn với phát triển cộng đồng dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người. Theo đó, báo chí gắn chặt với báo của quốc gia; báo chí chân thực là quốc gia có văn hoá; báo chí không chân thật quốc gia không văn hoá (the press is not honest, the country is not cultured).
2) Xây dựng văn hoá báo chí:
Báo tường chân thật là báo chí văn hoá hay văn hoá báo chí. Tuy nhiên,khái niệm này chưa được giới nghiên cứu phân tích rõ thực chất. Báo chí văn hoá gồm các mặt chủ yếu sau: bản chất báo chí chưa chân thật chưa văn hoá; tính chấtbáo chí không chân thật không văn hoá; thực chấtbáo chân thật là văn hoá. Tức là, cách nhận thức văn hoá báo chí như sau: báo chí không chân thật không văn hoá, báo chí thiếu chân thật thiếu văn hoá, báo chí chân thực là văn hoá, dạng mô hình: báo chí thiếu chân thật thiếu văn hoá - báo chí chân thực là văn hoá - báo chí không chân thật không văn hoá. Từ mô hình này cho thấy rằng, để có văn hoá báo chícần xây dựng báo chí chân thật.Theo đó, xây dựng văn hoá báo chí cần sự chân thật của người làm báo, đồng thời có sự chân thật của người làm luật; người chân thật là xây dựng được báo chí văn hoá hay văn hoá báo chí.
Kết luận
Báo tường là báo chí chân thật trong quốc gia, xã hội loài người; báo tường văn hoá là quốc gia văn hoá.Hiện nay, báo tường chưa được người dân hiểu rõ; giới nghiên cứu chưa rõ tính chất báo tường không văn hoá, bản chất báo tường chưa văn hoá, thực chất báo tường là văn hoá.Sự bất cập này là nguyên nhân dẫn đến báo còn thiếu chân thật, chất lượng báo chí thấp, không hấp dẫn người đọc. Do đó, để phát triển báo chí bảo đảm trung thực, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, giới nghiên cứu cần phải có cách nhận thức đúng báo chí, xây dựng văn hoá báo chí.
………………………..
Tài liệu trích dẫn:
[1] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2013, t. 4, tr. 172.
[2], [6] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 333, 287.
[3] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 9, tr. 231.
[4], [8] Nguyễn Hữu Đổng, Văn hoá luật - thực chất, định nghĩa và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/van-hoa-luat-thuc-chat-dinh-nghia-va-nhan-thuc-a20873.html, ngày 22/09/2023.
[5] Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về văn hoá chính trị, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 3 - 2024, tr. 25.
[7] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 11, tr, 428.
[9] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr, 530.
[10] Bùi Minh Đức, Thư viện nhiều, người đọc sách ít, https://dantri.com.vn/tam-diem/thu-vien-nhieu-nguoi-doc-sach-it-20240418074313277.htm, ngày 18/04/2024.
[11] Thuỳ Hương, mong một ‘cú huých’ để có ‘xã hội đọc sách’, https://baotintuc.vn/goc-nhin/mong-mot-cu-huych-de-co-xa-hoi-doc-sach-20240415223407659.htm, ngày 16/04/2024.
[12] Thái Sơn, Nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-bao-chi-post680557.html, ngày 31/12/2021.
...................
Ngày 10/06/2024
N.H.Đ