Bức tranh kinh tế xã hội Vĩnh Phúc năm 2023, sẽ nỗ lực vượt khó phát triển trong năm 2024: Bài 2: Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2024

Từ kinh nghiệm của năm 2023, Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, vẫn tiềm ẩn thách thức khó lường trước.

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2024

Tuy vậy, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô của đất nước tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được dự báo tiếp tục đảm bảo; tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu... được kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều chính sách, giải pháp điều hành được sửa đổi, bổ sung và ban hành đã và đang phát huy tác động tích cực.

b2vp2-1703090184.jpg

Một góc Khu Công nghiệp Khai Quang, Tp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

 

 

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Sự sáng tạo, quyết liệt, mạnh mẽ tìm ra các giải pháp căn cơ giải quyết từng vấn đề cụ thể. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được đầu tư và dần hoàn thiện...

Với đặc thù kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc có độ mở lớn, khu vực FDI chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP thì những tác động từ kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024.

b1-vp1-1703089959.jpg

Công ty Honda Việt Nam tại Vĩnh Phúc Lắp rắp ô tô.

Kịch bản 1, Vĩnh Phúc dự kiến tăng trưởng GRDP năm 2024 từ 7,5-8,5% dựa trên một số dự báo về một số dự án FDI được cấp phép trong năm 2022 và năm 2023 trên địa bàn tỉnh có quy mô lớn, số vốn đăng ký trên 5 triệu USD sẽ đi vào hoạt động như Dự án nhà máy sản xuất vòi rửa Toto Việt Nam với công suất 1,8 triệu sản phẩm/năm; Dự án sản xuất mô tô, xe máy, phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô, xe có động cơ khác của công ty TNHH Polaris Việt Nam với công suất 90 nghìn sản phẩm/năm; Dự án sản xuất sản phẩm linh kiện đột dập (kim loại) cho ô tô và xe máy củaCông ty TNHH Nanchuang với công suất hơn 2 triệu sản phẩm/năm; Dự án sản xuất, gia công máy sấy hạt nhựa, máy cấp liệu nhựa và các máy móc phụ trợ trong ngành sản xuất nhựa của Công ty TNHH VSP Việt Nam với công suất 3.000 sản phẩm/năm; dự án Sản xuất van thép không gỉ (van inox) của Công ty TNHH KITZ Corporation Việt Nam với công suất hơn 95,5 nghìn sản phẩm/năm; Dự án sản xuất thiết bị máy biến áp, gia công bản mạch điện tử PCB của Công ty TNHH Điện tử Song Shang với công xuất 900 nghìn sản phẩm/năm; Dự án sản xuất, gia công tấm băng, tấm film dùng cho điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác của Công ty TNHH GSR VINA với công suất 930 tấn/năm... sẽ từng bước tạo ra giá trị tăng thêm cho khu vực sản xuất công nghiệp của tỉnh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

 Dự kiến trong năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ có thêm 3 KCN đi vào hoạt động gồm: KCN Tam Dương I - khu vực 2 quy mô 156,76 ha, KCN Thái Hòa - Liễn Sơn - Liên Hòa (khu vực II - gđ 1) quy mô 145,27ha, KCN Sông Lô II quy mô 165,65ha là cơ hội rất thuận lợi để tỉnh thu hút các nhà đầu tư đăng ký đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp tại Vĩnh Phúc.

 Một số doanh nghiệp chủ lực của tỉnh như Toyota Việt Nam giữ nguyên danh mục lắp ráp tại Việt Nam và chuyển sang lắp ráp thêm các mẫu xe mới trong nước, điều này tạo ra sự ổn định cho ngành công nghiệp. Ngoài ra, việc Toyota sản xuất các mẫu xe ăn khách như Vios, Innova, Veloz Cross, Avanza trong nước sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và vận chuyển, từ đó tạo ra sự cạnh tranh trong ngành và giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng phụ trợ của Toyota có thêm cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất.

Bộ Tài chính đang đề xuất Quốc hội giảm 2% thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang có mức thuế suất 10%, thời gian thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho tăng trưởng kinh tế.

Thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại trong năm 2023 sẽ là cơ hội để giúp các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc có được nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào tốt hơn (đặc biệt là ngành sản xuất linh kiện điện tử) với giá thành hợp lý.

Từ đó, có thể kỳ vọng rằng khu vực công nghiệp ở Vĩnh Phúc sẽ phục hồi và phát triển hơn trong năm 2024, đặc biệt là với sự hỗ trợ của các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp và giải pháp trong thúc đẩy đầu tư công giúp ngành xây dựng và các ngành sản xuất, kinh doanh phụ trợ phát triển. Sự phục hồi của ngành công nghiệp phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và yếu tố chính sách đầu tư, quản lý đất đai, hỗ trợ vốn và nguồn nhân lực của tỉnh.

b3vp3-1703090377.jpg

Sản phẩm OCOP đông trùng hạ thảo Tam Đảo - Vĩnh Phúc.

 Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến tăng khoảng 1,5-2,0% trong điều kiện thời tiết, giá cả nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không có diễn biến bất thường lớn;các chính sách hỗ trợ nông nghiệp tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện; toàn ngành tiếp tục cơ cấu lại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, khuyến khích tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong nông nghiệp, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, triển khai các mô hình khuyến nông theo chuỗi từ sản xuất đến bảo quản, sơ chế và tiêu thụ nông sản...

Các ngành dịch vụdự báo tiếp tục ổn định và tăng trưởng khá với mức tăng khoảng 9- 10%, trong đó ngành thương mại, dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành sẽ tiếp tục đà phục hồi sau đại dịch vàkhi ngành công nghiệp phục hồi như dự kiến thì nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng sẽ tăng cao, thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7/2024giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng, tạo ra sự cạnh tranh trong các lĩnh vực dịch vụ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh khi đó sẽ tác động tích cực đến khu vực dịch vụ của tỉnh. Chính sáchgiảm thuế GTGT, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, nhanh chóng củng cố hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời tạo sức lan tỏa và hiệu ứng tích cực cho toàn nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay...

Kịch bản 2, Vĩnh phúc xây dựng kế hoạch tăng trưởng GRDP năm 2024 từ 4-5,0%. Kịch bản này xảy ra khi năm 2024 tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, hậu quả của dịch Covid-19 còn kéo dài; tình hình thế giới có những diễn biến khó lường có thể dẫn đến sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước và ở trong nước, đứt gãy nguồn cung chuỗi sản xuất; rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản gia tăng; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh chưa thể dự đoán trước… sẽ tác động, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Ở trong tỉnh, các doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu nếu không tìm được thị trường tiêu thụ khiến sản lượng tiêu thụ suy giảm mạnh dẫn đến phải cắt giảm sản lượng sản xuất, cho công nhân nghỉ luôn phiên,…

Tuy nhiên, các dự báo này ở thời điểm hiện tại và phụ thuộc vào nhiều biến số và yếu tố khác nhau, trong đó, ngành công nghiệp đóng góp rất lớn vào tăng trưởng chung của tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như tác động gián tiếp tới nhiều ngành khác, đồng thời đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành, lĩnh vực. Các cấp, các ngành chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc cần linh hoạt thích ứng, có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người sản xuất mở rộng sản xuất, sử dụng hết năng lực hiện có, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh…

Để phấn đấu đạt được cao nhất mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025 đã đề ra, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc lựa chọn kịch bản 1 với mức tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh khoảng từ 7,5-8,5% để làm mục tiêu phấn đấu, từng bước lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trước khi bị dịch CoVid 19. 

MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU THỰC HIỆN TRONG NĂM 2024

- Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP-giá SS 2010 tăng 7,5-8,5%.

- Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 30-35% GRDP theo giá hiện hành.

- Tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 31.765 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 26.365tỷ đồng.

- Thu hút  400 triệu USD vốn FDI và 5.500 tỷ đồng vốn DDI.

- Tỷ lệ dân số đô thị (dân số đô thị tại các khu vực đã được công nhận đô thị) đạt 49%.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn khoảng 0,44%; Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều 0,25%.

- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 16-17 nghìn lao động.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt 81%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ phấn đấu đạt 38,5%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: Cân nặng theo tuổi còn dưới 7,2%, chiều cao theo tuổi còn dưới 14%.

- Số bác sỹ/vạn dân: 16,6 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 43 giường/vạn dân.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95,1% dân số. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt trên 43,9%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt trên 39,5%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt ổn định25%.

- Tỷ lệ hộ ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn 02/BYT đạt 79,5%.

- Tỷ lệ dân cư đô thị loại IV trở lên được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 95%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường
khu vực đô thị đạt 96%. Thu gom và xử lý chất thải rắn đạt quy chuẩn môi trường ở khu vực nông thôn đạt 77 %.