Chuyện vui của lính (phần tiếp theo).

CCB Phạm Hòa

17/10/2021 14:51

Theo dõi trên

Lần cắt tóc đầu tiên ở quán thanh nữ, hắn còn bỡ ngỡ, còn e ngại. Nhưng thấy mọi việc cũng bình thường không có gì đáng ngại cả, hay họ còn ngại bộ đội, vì đây là trong thời gian quân quản. Biết đâu cô gái cắt tóc sợ bộ đội sang đây giả đò cắt tóc để nắm tình hình thì sao, bởi vì thời gian này đại đội của hắn đêm nào cũng đi tuần tra truy quét đám đĩ điếm ở ga Hòa Hưng.

chuy-tr-tim8-1634456541.jpg
Ảnh của tác giả ccung cấp, chụp tháng 5/1975.

Lần này hắn sang cắt tóc cô gái nhỏ nhẹ hỏi " anh hai có sấy, uốn, ép tóc không?" Hắn nghĩ:" tóc hắn là tóc chong- tóc rể tre nếu làm vậy chắc đẹp lắm, nên hắn gật đầu nhất trí". Lần này cắt tóc thì nhanh nhưng sấy, uốn, ép tóc thì thời gian gấp 3 lần. Khi về anh em ai cũng thấy lạ không nhìn ra hắn nữa, và ai cũng khen đẹp, nhưng có thằng nói:" mày làm vậy tốn tiền lắm và cũng được một tháng thôi, sau đó tóc trở lại như cũ". Hắn nghĩ bụng:" nói vậy cũng có lý, thà để tiền mua sắm thứ khác", từ đấy hắn bỏ luôn không cắt tóc quán thanh nữ nữa, mà cắt tóc ở quán ông già nép ở gốc cây cho rẻ.

Sau ngày giải phóng được vài tháng, anh em vô cùng phấn khởi vì nhận được ba lô, thư của gia đình, bạn bè và tiền miền Bắc. Bởi vì trước lúc tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, chỉ huy các cấp yêu cầu tất cả các đồng chí phải gỡ bỏ tên, phiên hiệu đơn vị trên túi áo, phòng khi bị thương hoặc hy sinh, rơi vào tay giặc, địch phát hiện ra đơn vị tham chiến. Đây là bí mật không được lộ ra, ngoài ra phải để lại toàn bộ quân tư trang gởi hậu cứ trong rừng sâu của đơn vị.

Sau khi nhận được quân tư trang, thư từ, tiền, cả đơn vị vỡ òa vì vui sướng. Bất cứ ở đâu trên thao trường luyện tập, hay ở nhà, hay đi chơi anh em lại tụm ba, tụm bảy bàn tán mua được cái nọ, cái kia. Rôm rả nhất vẫn là chuyện mua đồng hồ và mua đài( radio), nào là mua ở chợ Bến Thành, nào là lên chợ trời trên trường đua Phú Thọ, có đứa bảo mua ở chợ Lớn mới phong phú tha hồ lựa chọn..........Rồi có đứa kể:" tao mua phải đồng hồ dổm, khi đó có 2- 3 thằng đứng bán, mỗi đứa cầm cùng lúc 3- 4 cái đồng hồ trên tay. Tao cầm chọn, thấy cái nào cũng chạy, tao mua chiếc Sen Cô- otomatic màu đen cứt gà, cầm đồng hồ lắc lui lắc tới thấy nó chạy vo vo thích quá! Quái về nhà nó chết luôn, lắc hoài nó cũng không chạy nữa". Trong tiểu đội đứa nào cũng mua được một thứ không đồng hồ thì đài. Đài phong phú về chủng loại không khác gì đồng hồ. Nào là đài: Nationa- phanasonic, nào Sony, rồi Philip......tệ nhất là Sictangda. Trong tiểu đội có thằng mua đài hiệu này, mỗi lần nó mở máy- máy chạy rè rè, rồi tiếng rooc rạc khi nó vặn chuyển sóng. Nó mở đài cả trưa cả tối làm anh em trong tiểu đội mất ăn, mất ngủ vì chiếc đài của nó.

" Chiến dịch" mua đài, đồng hồ tạm lắng vì mọi người cơ bản đã mua đủ và tiền cũng đã cạn dần, anh em lại kéo nhau ra hiệu ảnh Tân Tiến trước cửa đơn vị chụp ảnh chung, riêng làm kỷ niệm.

Từ tháng 9/1975, mỗi đại đội có khoảng 3- 5 đồng chí bắt đầu có chuyến đi phép đầu tiên. Anh em lại túm tụm với nhau kể, hỏi nhau chuyện về quê, có ai về phép mới vào là đồng hương dù đêm hôm khua khoắt cũng tìm đến nói chuyện quê nhà. Tối đó bên ấm trà móc câu, ít bánh kẹo, có anh chơi sang đem theo cả chai rượu trắng của quê hương vào, cả tiểu đội cùng mấy anh đồng hương cả đêm thức trắng chuyện râm ran như pháo nổ. Ai cũng nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng về phép với số lượng ít nên chỉ huy đại đội phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên một, ưu tiên hai cho đến lúc hết lính nhập ngũ năm 1972. Hắn cuối năm 1976 mới được về phép, còn lính nhập ngũ năm 1974 còn phải chờ- chờ đến lúc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam năm 1977 một số anh em mới sắp xếp, bố trí cho về phép.

Ôn lại những ký ức- những kỷ niệm đẹp hồi mới giải phóng dù xa cách đã 46 năm. Trong lòng người lính chiến một thời không khỏi bồi hồi xúc động.

Theo Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Chuyện vui của lính (phần tiếp theo)." tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn