Củ sắn hai năm

Đặng Vân Phúc

15/10/2021 23:36

Theo dõi trên

Chúng tôi, cả tuổi thơ thời Bao cấp gắn với các đồi sắn. Từ khi đi cuốc đất, khai hoang, tạo thành nương của gia đình. Đào lỗ, chuẩn bị từng hom sắn (Thân cây sắn chặt từng đoạn 20 Cm, hai đầu chấm do bếp khỏi thối) để cho xuống từng hố. Đến khi cây lên thì từng đợt đi làm cỏ. Khi sắn lên cao thì thôi, dưới nền gốc sắn, thường có cây bạc hà mọc xanh mướt như thảm nhung. Lúc này là mùa thú vị nhất của vườn sắn.

cu-san-1634342238.jpg
 

Đi học về, trên đường vào xóm, tôi thấy đám đông và hai xe đạp với cái võng nối giữa. Trên võng có một người nằm. “Chắc có chuyện gì rồi?” Tôi liền hỏi cô Bảy, người đứng bên đường cùng mọi người. “Ai trên võng vậy cô?” Cô Bảy đang che nón cho bớt năng, thả tay xuống kể: “Thằng Vinh đấy, chắc ngộ độc sắn, cần đưa đi trạm xá cấp cứu. Rõ khổ…” Thì ra là vậy. Ở cái xứ này, việc say sắn là thường, nhưng đến ngộ độc sắn thì là chuyện lớn, hiếm khi xảy ra. Nhưng như cô Bảy nói nghĩa là đã phát hiện đúng rồi.

Sắn, cả cái nông trường này, rộng mênh mông suốt cả một huyện với địa bàn miền núi. Nông trường trồng chè, làm chè. Nhưng cán bộ công nhân canh tác thêm là trồng sắn. Không nhiều nhà có thể đi phát quang bờ suối, mở rộng ruộng trồng lúa nước. Các gia đình khác lựa chọn đi khai hoang đồi. Đồi đa số là của người Mương, họ nhường dần cho công nhân nông trường, lùi dần lùi dần sâu vào trong núi. Rừng núi ban đầu cây côi quanh khu nhà công nhân, cách vài đồi là rừng cây, núi đá thì có khỉ chạy cả đàn. Trường học dưới chân núi, khỉ chạy trên vách núi bên cạnh.

Tuy nhiên, chi vài năm, công nhân dần dân khai hoang, bọc trọc dần những quả đồi. Đất đồi bao phủ cỏ cây, nhất là cây phân hôi lâu năm, mùn và đất cực kỳ xốp và tốt. Với công nhân, sau khi khai hoang, chẳng trồng gì hay hơn là trồng sắn cả. Đồi xa nhà, vì những đồi quanh khu công nhân ở đã trồng chè, chỉ có đồi xa mới hoang hóa. Sườn đồi dốc, sắn trồng 1 năm 1 vụ, cây sắn khẳng khiu không so với cỏ cây tự nhiên được nên chỉ vài năm, từ ngọn đồi màu mỡ, trở nên trọc trơ khô cằn là vậy.

Chúng tôi cả tuổi thơ thời Bao cấp với các đồi sắn. Từ khi đi cuốc đất, khai hoang, tạo thành nương của gia đình. Đào lỗ, chuẩn bị từng hom sắn (Thân cây sắn chặt từng đoạn 20 Cm, hai đầu chấm do bếp khỏi thối) để cho xuống từng hô. Đến khi cây lên thì từng đợt đi làm cỏ. Khi sắn lên cao thì thôi, dưới nền gốc sắn, thường có cây bạc hà mọc xanh mướt như thảm nhung. Lúc này là mùa thú vị nhất của vườn sắn.

Thằng Vinh và con Hoa, hai đứa học trên tôi 1 lớp, nhưng hơn tuổi bọn tôi. Thời này đám chúng tôi mày tao tất. Khi đi chăn bò với nhau hai đứa chúng nó thường tách ra và chơi đùa trong các vườn sắn. Trời nắng, tán cây sắn che trên đầu, dưới là thảm bạc hà. Lý do loanh quanh khu vườn sắn cũng phần là ngăn bộn bò vào phá, bò rất thích ăn lá sắn, khi lùa bò đi chúng tôi phải tránh các khu đồi có sắn là vậy, nhưng vẫn có con chạy sang nên bọn thăng Vinh lấy cớ đó rủ nhau sang ngồi trông. Phần nữa là chúng nó cũng tranh thủ lấy rau bạc hà cho lợn luôn.

Bao cấp đói, sắn được chế biến đủ kiểu. Lá săn nhiều tác dụng. Ban đầu ngọn non có thể luộc ăn, sau muối chua để nấu cá suối. Lá sắn còn có tác dụng khi đi làm quận công nữa vì xung quanh chỉ có lá sắn là nhiều nhất và to nhất!. Bọn bé hơn còn hay chơi trò chơi với lá sắn, tết vòng, làm lều. Đủ mọi trò trong thời gian chăn bò… Củ sắn, thứ sản phẩm mang về mỗi gia đình. Nhà nào cũng bị “ép buộc” phải ăn, vì đói. Sắn được luộc ăn mỗi sáng, sắt ruôi sợi để nấu canh, độn cơm. Sắn ruôi và lát miếng phơi khô để dành. Sắn giã bột làm bánh. Đủ kiểu để khỏi chán nhưng vẫn không thể nuốt nổi. Mà cả quả đồi mênh mông, nhà nào cũng cả núi sắn củ thu hoạch. Mãi về sau có người dưới Gốt lên thu mua, họ mua về nấu rượu, một nơi tiêu thụ cho các gia đình để khỏi ăn sắn mà lại có tiền cải thiện bữa ăn.

Vì các quả đồi đã bị khai hoang, rừng xung quanh cũng cạn dần, chả được mấy năm, khỉ cũng bị săn và di cư khỏi khu vực. Củi không kiếm nổi nữa và sắn, cây sắn, gốc sắn, trở thành đặc sản làm chất đốt cho các gia đình dù rằng chẳng được mấy vì sắn cháy vèo là hết. Nặng, khó vận chuyển từ đồi về nhà. Lũ chăn bò chúng tôi phải thêm việc sau mỗi mùa thu hoạch là hằng ngày mang một bó sắn về.

Cây sắn mang về nhiều, ngoài đun nấu, nó được làm hàng rào khá hữu ích. Hàng rào sống luôn. Cây mọc tươi tốt, không những thế mà còn có cả kết quả là củ sắn nữa. Tuy nhiên, sắn vô khối trên đồi, chẳng mấy ai màng đi lấy thêm sắn ở hàng rào mà khi đó lại phải làm lại hàng rào.

Ấy vậy mà thằng Vinh, nó phát hiện ra điều hay. “Này, mày biết không, sinh nhật con Hoa, tao có cái cho nó, hay lắm.” Hôm qua thằng Vinh kể với tôi khi hai đứa đi vác hai bó cây từ năm ngoái trên đồi về. “Là gì thế?” Tôi hỏi. Ở cái nông trường này, công nhân bị quản theo thời gian, chẳng ai có thời gian làm gì khác ở nhà nên vườn tược không có gì. Cây trái cằn cỗi, vài quả ổi chát xít, ít quả bưởi, chanh. Đu đủ, toàn thứ không ai thích thì mới không bị ăn cắp, không có cây gì ngon được trồng như cam, hồng xiêm, lê, táo vì trồng không được ăn! Khi thằng Vinh nói có món làm quà cho con Hoa, tôi ngạc nhiên lắm.

Sáng nay tôi đi học, thằng Vinh xin nghỉ ở nhà, mẹ nó nói nó phải sửa lại cái hàng rào bị bò chạy phá hôm trước. Trong khi nhổ các cây sắn cũ để sửa, nó lôi lên nhiều củ sắn từ đấy. Củ to, nhưng khi có một số củ gãy đôi, nó nhìn khác thường. Củ sắn trắng trong chứ không trắng đục. Nó cắt riêng một ít củ ngon. Gọt sạch và đem luộc. Khi gọt nó ăn sống, củ sắn ngọt lịm, giòn, như ăn khoai lang mà mát ngọt như quả lê. Thực sự khác lạ. Sắn khi luộc không bở tơi như sắn bình thường mà lại dẻo như bánh, ăn thơm. Hóa ra đây là thứ mà nó định để làm quà cho con Hoa.

“Thằng Vinh ổn rồi.” tối về mẹ tôi thông báo. “Ngộ độc sao hả mẹ?” Tôi hỏi. “Nó ăn sắn sống, củ sắn hai năm.” Mẹ tôi đáp. Bà giải thích, sắn thường 1 năm, thu hoach là khi cây rụi và mọi chất ở củ. Khi đó củ là ngon nhất và nhiều chất nhất, luộc bở tơi nhiều tinh bột. Nhưng không thu hoạch như cây hàng rào, tinh bột trở lại nuôi cây, củ sắn chỉ còn chất độc, hết tinh bột. Vị ngọt đường kèm chất độc trong sắn nó ăn sống với hàm lượng cao nên bị ngộ độc là vậy!

Khi tôi vào Vũng tàu thăm nhà hai đứa chúng nó, chúng nó cười vang khi tôi nhắc lại câu chuyện. Giờ chúng nó là đại gia, mấy tàu dầu, khách sạn to mà không quên chuyện xưa.

 

10/2021

Bạn đang đọc bài viết "Củ sắn hai năm" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn