Cuộc đào tẩu mở lối

Cô yêu Tuy, nhưng cũng dị ứng với sự ba phải của anh. Đàn ông gì mà không có chính kiến, mẹ không đồng ý là run cầm cập, không dám nói cho phải lẽ. Cái sự “không đồng ý” của bố mẹ Tuy cũng đâu có nghiêm trọng, chỉ vì một quan niệm vu vơ không căn cứ.
cuoc-dao-tau-1644675757.jpg
 

 

Mặc dù bố mẹ, anh em đều vắng nhà, một mình tha hồ tự do, song hôm nay Hảo không cười tươi đón chàng từ cổng nữa, mặt lầm lỳ. Chàng Tuy chào nàng chẳng thèm trả lời, thọc léc cũng không khúc khích như mọi lần. Sau cả chục phút “người lặng nhìn xa trên cành hoa nở, người dẫm chân nát cỏ bên đường” để thử thách lòng kiên nhẫn của nhau, Tuy hỏi trước:

- Chuyện gì vậy? Em phải nói ra anh mới biết chứ?

- Anh có cưới em không?

- !

- Có hay không thì nói để Hảo biết? Có yêu thì nói rằng yêu, không yêu cũng nói một điều cho xong. Em còn đi lấy chồng chứ, đã 27 tuổi rồi?

- Sao em lại hỏi thế?

Tuy tìm cách xoa dịu sự căng thẳng bằng cách thể hiện sự âu yếm nàng bằng đôi tay điệu nghệ, nhưng Hảo hắt tay Tuy ra, nói gắt:

- Cưới thì cưới liền tay, không thì cũng nói một lời dứt khoát để chúng ta vẫn người làng với nhau. Em ghét sự chập chờn lắm. Hôm qua người ta nhờ bà mối đánh tiếng với bố mẹ rồi, nếu Hảo đồng ý thì tuần sau họ sẽ đến ăn hỏi.

- Ối, sao như cháy nhà thế, cần có thời gian để anh thuyết phục bố mẹ đã chứ.

- Không, hết thời hạn rồi, phải dứt khoát một lời cho xong!

Cô yêu Tuy, nhưng cũng dị ứng với sự ba phải của anh. Đàn ông gì mà không có chính kiến, mẹ không đồng ý là run cầm cập, không dám nói cho phải lẽ. Cái sự “không đồng ý” của bố mẹ Tuy cũng đâu có nghiêm trọng, chỉ vì một quan niệm vu vơ không căn cứ.

Sự việc chỉ là Hảo có mấy năm đi xuất khẩu lao động ở Nga, bà Lý, mẹ Tuy không thích cái xuất xứ không minh bạch ấy của cô vì ai đó nói với bà rằng “bọn lao động xuất khẩu sống như gà với nhau ấy”. Hảo ấm ức trong lòng:

“Thì Tuy cũng dân xuất khẩu lao động về, hai người còn cùng thành phố, biết chân tơ kẽ tóc về nhau, thế mà anh không nói rõ rành với mẹ được, hèn”.

Cô mạnh mẽ đứng lên, nhìn thẳng Tuy nói rành rẽ:

- Anh trả lời bây giờ cũng được, lúc nào cũng được, trước 6 giờ tối mai, nhé.

- Thôi tùy em.

Máu nóng bốc ngùn ngụt, Hảo nói căng như dây đàn:

- Đấy là câu anh trả lời “không” hả?

- A… ư…

- Thế thì anh về đi, cút! Vĩnh biệt.

Sau câu đuổi phũ phàng của Hảo, cô chỉ tay ra cổng rất dứt khoát. Trước sự nóng giận đùng đùng của nàng, Tuy đành nặng nề đứng lên đi ra phía cổng, Hảo hằm hằm mặt theo ra, để đóng cổng. Chưa bao giờ Hảo sự rắn đến như vậy với Tuy, còn anh thì việc gì cũng phải từ từ chứ không vội vã được.

Thái độ quá mức của Hảo khiến Tuy không còn đường lùi nữa, bản tính nhu mì thế nhưng ở bước đường cùng, bị trên đe dưới búa Tuy cảm thấy bất lực. Sự phẫn nộ bỗng bùng cháy lên ngùn ngụt khiến Tuy chỉ còn là một con rô-bốt hoạt động theo lập trình bản năng chứ lý trí đã biến sạch.

Bỗng Tuy quay ngoắt lại, mắt rực lửa, ôm chặt Hảo, hôn ngấu nghiến rồi tay này lồng vào ngực, tay kia lồng vào cạp quần, không hề nhẹ nhàng mà xé toạc, lột ngay trang phục Hảo đang mặc cả đồ dài lẫn đồ lót.

Hoàn toàn bất ngờ, Hảo chỉ ú ớ được vì miệng bị Tuy bịt bằng nụ hôn, tay cô vẫn cầm ổ khóa, rồi đánh rơi xuống đất. Cô thấy ngạt thở, người mềm nhũn, khi định hình được tình thế rằng mình đang bị hiếp dâm thì Tuy đã lột được quần Hảo ra, rồi ép cô vào tường rào. Lúc ấy, nếu lấy hết sức vùng ra, có thể Hảo vẫn thoát được, nhưng sức lực cô như cạn kiệt, còn Tuy quá hung hăng, hành động một cách quyết đoán chiếm đoạt Hảo.

Một cơn đau thốn đến tận đỉnh đầu, rồi cô thấy mình như bay ở chốn toàn hoa rực rỡ… Khi tỉnh lại, Hảo đã là đàn bà, cô ôm mặt khóc hu hu, vồ lấy quần áo rơi mỗi nơi một cái, khoác tạm lên, chỉnh sửa lại cho khỏi phơi ra, rồi chạy trở vào nhà. Tuy đi sau, nhanh bước vượt lên ôm vai Hảo, nói nhỏ:

- Anh xin lỗi, anh yêu em, nhưng không kiềm chế được khi em nói những lời quá phũ phàng.

- Hu hu, hu hu, ...

- Ngay hôm nay anh sẽ xin bố mẹ cưới em, nếu bố mẹ vẫn không đồng ý, chúng ta sẽ tự đi đăng ký rồi cùng đi TP HCM làm ăn kiếm sống.

- Hu hu. Em bắt đền anh, hu hu.

Nhưng vào trong nhà, cả sự gay gắt ban nãy của Hảo lẫn sự hung hăng của Tuy đều bay biến mất khi Tuy lại hôn rồi lại lột quần áo Hảo ra lần nữa. Lần này thì Hảo hợp tác, cô thấy hứng đến tột đỉnh, con Tuy thấy mình có lỗi nên vuốt ve, chiều chuộng nàng thật nhẹ nhàng. Cả hai giờ mới biết đến sự hưởng thụ sự bay bổng của quan hệ tình dục.

Thế là mọi mâu thuẫn được giải quyết, chỉ bằng sự kết dính của bản năng tình dục.

Tuy trở về nhà với vẻ quyết đoán chứ không mềm mại theo ý cha lời mẹ như mọi ngày. Có lẽ vì đang bực tức điều gì đó, hình như họ đang bàn việc đi hỏi một cô gái trẻ làng bên cho con trai, nên khi Tuy về, đặt vấn đề xin cưới Hảo, cả bố mẹ anh mắng xối xả:

- Đồ ngu, bố mẹ đang lo cho mày để cưới một đứa vừa trẻ, vừa xinh đẹp, nhà khá giả, môn đăng hộ đối, thì mày cứ rúc đầu vào háng cái con nạ ròng ấy.

- Bố mẹ không đồng ý, chúng con sẽ tự lo, nhưng bố mẹ không được xúc phạm Hảo và gia đình cô ấy.

- Thế thì mày cứ đi với nó, thằng mất dạy!

- Cô ấy còn trinh trắng, không phải nạ dòng như mẹ nói đâu!

- Cút! Cút ngay theo con đỹ ấy!

Tuy đùng đùng lấy tư trang tối thiểu, nhét tất cả vào cái balo bộ đội cũ, khoác lên vai bỏ đi, không nói gì nữa, không quay mặt lại chào bố mẹ nữa.

Hai người chuẩn bị các điều kiện để sống độc lập trong khi bố mẹ Tuy vẫn lẳng lặng xúc tiến việc ăn hỏi một người con gái khác cho anh. Người này Tuy cũng chỉ mới một lần nhìn thấy ở đám cưới một đứa bạn, họ chưa hề nói chuyện. Hai bên bố mẹ của Tuy và cô gái ấy cứ xúc tiến việc mình cho là đúng, còn Tuy cũng xúc tiến việc mà cậu cho rằng mình có quyền tự chịu trách nhiệm với đời mình.

Tuy đưa Hảo đi lên Uỷ ban nhân xã đăng ký kết hôn, chính quyền xã toàn người quen nên chẳng ai nỡ đòi hỏi nguyên tắc này nọ mà chỉ nhoáng cái là xong xuôi. Hoàn thành việc ấy, Tuy trở lại lấy hành lý đã chuẩn bị sẵn để ở nhà Hảo, gọi xe đưa thẳng ra bến xe. Một ngày sau, khi Tuy và Hảo đã ở trên xe ca xuyên Việt gần đến TP HCM thì bố mẹ Tuy mới quýnh quáng tìm anh, đương nhiên không thấy đâu.

Mãi đến ngày tiếp sau, người lái xe ôm mới theo lời dặn, mang thư của Tuy tới, anh chỉ viết ngắn gọn:

- Xin lỗi bố mẹ, vợ chồng con đã đi tự lo cuộc sống của mình. Khi nào thành danh con mới trở về. Bố mẹ hủy ngay lễ ăn hỏi kẻo tội nghiệp cô gái kia và gia đình họ.

Bàng hoàng trước sự việc đã rồi, bố mẹ Tuy đành gấp rút thông báo huỷ lễ ăn hỏi.

Còn cô dâu hụt cùng gia đình thì rơi vào thế thật bẽ bàng khi bị huỷ lễ ăn hỏi. Lúc đầu mọi người cứ tưởng trong rủi có may là sự việc chưa đi quá xa, hoá ra không phải như vậy. Một tháng sau cô gái ấy dụt dè nói với mẹ về việc mình “tự nhiên có thai từ bao giờ không biết”. Bà mẹ tá hoả căn vặn điều tra, thì ra cô đã chiều chàng người yêu cũ trước lễ ăn hỏi mình đang được bố mẹ và bên nhà trai dự kiến tổ chức. Bản thân cô cũng chưa nhớ mặt người mà mình sẽ là vợ.

Khốn nỗi, gã người yêu cũ kia cũng đã kịp lấy vợ rồi, nên cô gái thành ra chơ vơ với cái “sản phẩm của sự dễ dãi”. Sự việc toé loe ra thành một vụ tai tiếng, vì trước đó bên nhà gái đã lỡ lời nói những điều quá cay độc với bố mẹ và họ tộc nhà Tuy. Giờ là lúc phía bên này phản pháo quyết liệt, đến lượt bên kia im như hến, không thể nói lại đến một lời. Thật may, cái thai vẫn kịp xử lý bằng thủ pháp y khoa, để gỡ gạc danh dự gia đình và mở đường cho cô gái đi biệt xứ. Ở quê, người con gái chưa chồng mà chửa rồi phải nạo thai thì chỉ có chết già chứ không hy vọng lấy chồng được nữa.

Người thở phào trong phi vụ con dâu hụt có thai ngoài ý muốn chính là ông Bầu, bà Cân. Đi chợ về bà Cân cười hớn hở thì thào với chồng:

- Phúc tổ nhà mình anh ạ! Suýt nữa mình bắt con trai bỏ người nó yêu để nuôi con tu hú.

- Ừ may thật đấy! Cái thằng Tuy quyết đoán cũng làm mình bực bõ, nhưng hoá ra là nó đúng. Cứu mình thua một bàn thủng lưới mười mươi!

- Mình phải xúc tiến lại việc tìm chúng nó về để hợp lý hoá.

- Phải, trước hết là tôi có cơi trầu sang nhà cái Hảo để nói lời phải chăng.

- Đúng thế đấy!

Bên gia đình Hảo thì bố mẹ cô giận con gái một thì hận gia đình Tuy mười. Họ tin tưởng vào con gái, nhưng hoàn cảnh diễn ra bất như ý khiến không thể nói thêm được gì. Giờ có chuyện đứa mà bố mẹ chàng rể định cưới hoá ra chẳng ra gì thì con gái họ mới được nhìn nhận thì cũng khuây khoả phần nào. Khi ông Bầu bà X đến có lời đúng phép thì mọi chuyện được cảm thông dễ dàng hơn. Mẹ Hảo bảo:

- Nói thật với ông bà, con gái nhà tôi cùng giai nhà ông bà bỏ đi làm lòng tôi đau thắt lại.

- Nhưng chúng nó cũng biết lên xã làm đăng ký rồi mới đi, nên mình đỡ áy náy.

- Vâng ạ! Chính thế, dù chưa được ông bà bên ấy nhìn nhận, chúng tôi vẫn liên hệ với hai đứa xem chúng ăn ở ra sao.

- Cảm ơn ông bà, vậy là tốt quá.

Họ bắt đầu nói chuyện thân tình, thực chất hơn sau khi đã thông cảm cho nhau. Ngay tối ấy vợ chồng Tuy – Hảo đã nắm được tình hình do mẹ Hảo gọi điện vào cho con gái.

Bố mẹ Tuy lập tức nhờ người tìm con trai và con dâu vì bên gia đình Hảo cứ lờ đi như thể gia đình Tuy cũng đã biết địa chỉ, số điện thoại rồi. Để giữ thế, ông Bầu quyết không hỏi địa chỉ, số điện thoại của con trai, mà tự tìm theo hướng khác. Sau nhiều nỗ lực, họ cũng có thông tin hai vợ chồng trẻ đang làm công nhân ở khu công nghiệp Biên Hoà. Thế nhưng, đáp lại lời đề xuất của bố mẹ thông qua người trung gian, mời hai đứa về quê để tổ chức cưới, vợ chồng họ im lặng. Nguyên nhân là bụng Hảo đã to rồi, nếu đi về cưới cũng phiền hà mà đường trở lại nhà máy thì mịt mờ.

Nhận được tin, ông Bầu, bà Cân bàn bạc. Ông Bầu đề xuất:

- Tiền đáng ra làm đám cưới, mình cho chúng nó làm ăn em ạ. Sau này hai đứa về, chỉ làm mấy mâm cơm báo cáo họ tộc thôi.

- Em thấy cũng hợp lý, anh gọi người bán hai con bò đi, để vợ chồng mình cùng vào xem vợ chồng con trai làm ăn ra sao.

- Phải em ạ, anh xúc tiến ngay, kẻo gia đình bên kia bảo mình thờ ơ với con trai, con dâu.

Chuyến đi được hoạch định nhanh vì đúng dịp nông nhàn, giá đôi bò lại khá cao nên thu được khoản tiền rất khá.

Đúng ngày làm ca một, nên buổi tối vợ chồng Tuy ở nhà, Hảo đang vừa nhặt rau vừa chuyện vui với chồng thì bố mẹ chồng bất ngờ xuất hiện.

Cả hai im bặt, rồi ú ớ chào. Cầm cốc nước con dâu đưa cho, ông Bầu nói nhẹ nhàng:

- Bố mẹ vào đây, để trực tiếp xem các con ăn ở ra sao, có giúp được gì không?

- Dạ con cảm ơn bố mẹ… Chúng con đã quen rồi ạ, ở đây có hàng nghìn công nhân, phần lớn là từ nông thôn miền Bắc, miền Trung vào kiếm việc. Tất cả như một giuồng máy nên cũng dễ sống ạ.

Hảo vội vàng lấy thêm gạo cho vào nồi đang nấu rồi xin phép bố mẹ chồng chạy đi mua thêm thức ăn, còn Tuy lo mượn chỗ để bố mẹ ngủ nghỉ. Cũng may có một cặp công nhân quê khá gần mới về nhà có sự kiện, nên mượn được nơi nghỉ.

Bữa ăn, ông Bầu hỏi:

- Lương lậu làm ăn thế nào các con?

- Lương không cao, nhưng so với làm nông ở quê thì vẫn gấp nhiều lần bố mẹ ạ.

- Vậy thì tốt đấy chứ?

- Vâng, chúng con không có vốn, chỉ lấy sức lao động thôi chứ người có chút vốn thì dễ lắm ạ.

Đây là điều trăn trở của Tuy, cậu khao khát có vốn nhưng chưa dám liên hệ về nhà với bố mẹ huống chi việc xin vốn liếng. Bên nhà Hảo bố mẹ lại rất sẵn lòng nhưng giữ ý nên Tuy chưa dám đề nghị chính thức. Ông Bầu hỏi cụ thể hơn:

- Có vốn thì các con định làm gì?

- Ở đây rất dễ làm ăn bố mẹ ạ. Nhiều thì đầu tư mua đất làm nhà cho công nhân thuê, như chỗ vợ chồng con thuê đây một phòng hết một phần ba xuất lương đấy ạ. Ông chủ thu từ dãy phòng trọ này gồm 12 phòng được bằng mấy lương của chúng con. Thế mà ông ấy có mấy chục dãy như thế này.

- Eo ơi!

- Đất cũng không đắt, con quen anh Chương người Thanh Hoá, mới mua 1000 mét vuông đất, chưa làm nhà trọ được vì hết vốn, nhưng trồng rau, chăn nuôi cung cấp cho công nhân cũng rất khá. Vợ anh ấy mỗi ngày làm giá từ 10 kilogam đậu, bán được cả tạ giá, thu lời bao nhiêu tiền.

- Mai con dẫn bố mẹ đi xem nhé!

- Vâng, con đi làm ca hai nên sáng con đưa bố mẹ đi được. Ở đây quá dễ làm ăn so với quê mình.

Bà Cân cứ lần lần kiểm tra cái bao xanh quấn quanh bụng mình, đựng tiền do bán hai con bò. Ông Bầu hiểu ngay sự sốt ruột của vợ, nên e hèm rồi lừ mắt, thế là bà Cân đành quay sang hỏi han bầu bịch của con dâu. Lúc sau ông Bầu mới chuyển chủ đề:

- Bố mẹ vào đây là để xin lỗi hai con, đã không sớm công nhận tình yêu của hai đứa. Thứ nữa là bố mẹ mang theo ít vốn để các con làm ăn

- Con cảm ơn bố mẹ!

- Nhưng con nói thật, vào đến đây rồi con mới thấy giá nhà mình mạnh bạo chuyển cả vào đây làm ăn sinh sống thì tốt lắm lắm đấy ạ.

- Điều này bố sẽ nghiên cứu, vì còn vướng mấy đứa em đang ăn học. Bố mẹ đi thế này, phải nhờ vợ chồng anh Vang chị Hạ đến trông coi nhà cửa, lo cơm nước cho các em đấy.

- Con thì thấy anh chị ấy cũng đang chật vật, vào cả đây mà làm, các em vào cả đây mà học thì còn tốt hơn.

- Cũng là ý hay đấy, nhưng để bố khảo sát thực địa đã.

Chỉ một ngày, sáng con trai đưa đi xem xét, chiều vợ chồng ông Bầu bà Cân tự đi mà bao điều sáng trưng ra. Ông Bầu bảo:

- Ý con nói đúng đấy, ở đây quá dễ làm ăn em ạ.

- Em cũng thấy thế

- Ở thăm chúng nó thêm mấy ngày cho bõ công đi, rồi hai vợ chồng về thu xếp để chuyển dần vào với con.

- Không, em muốn mình cho con, giúp con khoản vốn từ bán hai con bò. Hai bố con hiện thực hoá luôn, đi mua mảnh đất cho ăn chắc, tiền để ngày nào mất giá ngày ấy.

- Đúng rồi.

- Mua xong, dựng túp lều, em ở lại vừa trông nom, vừa tạo cơ sở làm ăn. Anh về thu xếp việc nhà.

Ý đồ được triển khai ngay. Khu đất mua được chỉ cách nơi hai vợ chồng Tuy đi làm 5 kilomet đường đất đỏ. Ở đó đã có căn nhà nhỏ có thể cải tạo ở tạm được. Bà Cân triển khai làm giá, trông rau, nuôi lợn,… ngay với niềm hứng khởi đặc biệt. Vợ chồng Tuy dọn về ở với mẹ luôn, sau khi thu xếp ổn thoả, ông Bầu về thu xếp việc nhà để huy động vốn vào trở lại.

Năm tháng qua đi… Đại gia đình nhà Tuy giờ có cả chục héc-ta cao su, bà Cân nuôi cả trang trại mấy trăm con lợn, xuất chuồng cả tấn.

Thật không ngờ, vụ trai gái trốn gia đình đi lại có một kết cục thú vị như thế.

 

 

Chuyện làng quê