• 0904 894 444
  • toasoan@vanhoavaphatrien.vn
  • Tìm kiếm
  • toasoan@vanhoavaphatrien.vn
  • 0904 894 444
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
  • Thời cuộc
    • Xây dựng Đảng
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
    • Làm đẹp
  • Phát triển
    • Dân trí
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
    • Nghiên cứu
      • Bài viết
      • Công trình
    • Nông nghiệp - Nông thôn
      • Nông nghiệp và môi trường
      • Nông nghiệp sáng tạo
      • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Video
  • Video
  • Ảnh
  • Infographic
  • Emagazine
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
  • Thời cuộc
    • Xây dựng Đảng
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
    • Làm đẹp
  • Phát triển
    • Dân trí
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
    • Nghiên cứu
      • Bài viết
      • Công trình
    • Nông nghiệp - Nông thôn
      • Nông nghiệp và môi trường
      • Nông nghiệp sáng tạo
      • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Video
    • Video
    • Ảnh
    • Infographic
    • eMagazine
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân!
  • GS. AHLĐ Vũ Khiêu, một tấm gương lao động không ngừng nghỉ
  • GS. Đào Duy Anh từ chí sĩ cách mạng yêu nước đến học giả lỗi lạc
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
img

Văn hóa - Xã hội

Đà Nẵng: Đầu xuân tham quan lăng mộ “Đô thống chế Chưởng phủ sự Lê Văn Hoan”

  • Hòa Vang
  • 23:24 27/02/2024

Đầu xuân Giáp Thìn - 2024, chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan khu Lăng mộ được xây dựng rất đặc biệt bằng đá ong của “Đô thống chế Chưởng phủ sự Lê Văn Hoan” (cư dân gọi là “mộ Thống chế”- một nhân vật lịch sử nổi tiếng của thời Tây Sơn và triều Nguyễn) tọa lạc tại một khu đất “bán sơn địa” tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) có niên đại 200 năm tuổi.

dau-xuan-tham-quan-mo-thong-che-le-van-hoan-1-1709048868.JPG
Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (bên phải) và nhà sử học Lê Duy Anh (ảnh của nhà nghiên cứu, nhà sử học Lê Duy Anh cung cấp).

Theo Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, vào thế kỉ 18, lúc này Hòa Vang là một trong năm huyện thuộc phủ Điện Bàn và nổi tiếng là nơi sản sinh những người quản tượng tài giỏi. Lê Văn Hoan cũng nằm trong số ấy. Đương thời, Lê Văn Hoan được sinh ra trong gia đình có truyền thống quản tượng binh - cha ông từng giữ chức Đô úy, Đội trưởng đội quân voi trung cấp. Khi lớn lên, Lê Văn Hoan được anh em nhà Tây Sơn chiêu mộ làm binh sĩ dưới quyền, chuyên huấn luyện đội tượng binh lên đến hàng trăm con voi dữ. Tước hiệu của Lê Văn Hoan lúc này là “Đô đốc Quản doanh Tượng binh”, cánh tay đắc lực thống lĩnh đội voi chiến.

dau-xuan-tham-quan-mo-thong-che-le-van-hoan-2-1709048909.JPG
Lăng mộ Đô thống chế Lê Văn Hoan là Di tích lịch sử cấp thành phố.

Theo nhà sử học Lê Duy Anh, mộ Thống chế là nơi yên nghỉ ngàn thu của “danh tướng” Lê Văn Hoan, sinh năm 1758 tại Hòa Vinh (nay thuộc thôn Cẩm Toại Tây, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Đầu thế kỷ XVIII, ông được Nguyễn Huệ chiêu mộ làm binh sĩ thuộc quyền, chuyên huấn luyện đội tượng binh với hàng trăm con voi chiến. Do có công quản tượng binh rất giỏi nên ông được vua Quang Trung phong chức Đô đốc Quản doanh Tượng binh. Chính ông đã trực tiếp chỉ huy đội tượng binh hơn 100 thớt voi cùng với Đô đốc Hữu quân Lê Văn Long và Đô đốc Đặng Xuân Bảo, hai danh tướng triều Tây Sơn tiến quân thần tốc ra đất Bắc để đại phá quân Thanh xâm lược.

dau-xuan-tham-quan-mo-thong-che-le-van-hoan-3-1709048977.JPG
Khu lăng mộ của Đô thống chế Lê Văn Hoan tại làng Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), người từng thống lĩnh đội tượng binh của triều Tây Sơn và triều Nguyễn.

Lần theo sử sách, ngày mồng 3 Tết Kỷ Dậu 1789, các cánh quân của nghĩa binh Quang Trung đã đánh chiếm nhanh chóng các đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Văn Điển và Yên Quyết. Các tướng của giặc Thanh như Trương Triệu Long, Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng đều tử trận. Với khí thế hừng hực tấn công, Đô đốc Quản doanh Tượng binh Lê Văn Hoan cùng với Đô đốc Hữu quân Lê Văn Long dẫn quân đánh chiếm đại đồn Khương Thượng. Trước sức mạnh như thác lũ của quân Tây Sơn, đồn Khương Thượng thất thủ, chủ tướng giặc Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ trên cành cây đa tự vẫn. Xác giặc Thanh ngổn ngang, chất cao thành đống bên cạnh gốc cây đa nên ngay tại chiến trường này sau đó dân gian thường gọi là gò Đống Đa.

dau-xuan-tham-quan-mo-thong-che-le-van-hoan-4-1709049034.JPG
Một góc khu lăng mộ của Đô thống chế Lê Văn Hoan tại làng Cẩm Toại Tây.
dau-xuan-tham-quan-mo-thong-che-le-van-hoan-5-1709049075.JPG
Tượng 2 con voi phủ phục trước cổng mộ Đô thống chế Lê Văn Hoan.

Mùng 5 tháng Giêng Kỷ Dậu 1789, Nguyễn Huệ cùng với đội tượng binh của Lê Văn Hoan và các danh tướng nhà Tây Sơn tiến vào kinh đô Thăng Long như lời của vua Quang Trung tuyên bố từ ngày 20 tháng Chạp năm trước. Sau khi đánh dẹp giặc Thanh, Đô đốc Quản doanh Tượng binh Lê Văn Hoan trở về tiếp tục cuộc đời binh nghiệp cho nhà Tây Sơn.

Tháng 8-1792, vua Quang Trung băng hà, con trai thứ là Nguyễn Quang Toản lên ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Năm 1799, nhà Tây Sơn mạt vận, vua Nguyễn Quang Toản nhu nhược để triều thần náo loạn, tranh giành, chém giết, sát hại lẫn nhau. Nhận biết vương triều nhà Tây Sơn đang trên đà hấp hối, suy tàn, Nguyễn Phúc Ánh (về sau là vua Gia Long) lợi dụng cơ hội này xua quân tiến đánh và quân của triều Cảnh Thịnh bị lâm vào thế cô lập hoàn toàn. Trước tình thế đó, Đô đốc Quản doanh Tượng binh Lê Văn Hoan quyết định tạm gác binh đao nhằm bảo vệ an toàn tính mạng cho các binh sĩ dưới quyền rồi quay trở về quê hương. Đàn voi của nhà Tây Sơn bị triều Nguyễn thu giữ.

dau-xuan-tham-quan-mo-thong-che-le-van-hoan-6-1709049147.JPG
Văn bia trước mộ Đô thống chế Lê Văn Hoan.

Năm 1802, do không thể tìm được người có tài năng để chỉ huy đội binh tượng quá hung hãn nên vua Gia Long bèn phải xuống chiếu triệu hồi và tha tội chết cho Lê Văn Hoan đồng thời lưu dung vị tướng này để tiếp tục cai quản, huấn luyện đàn voi chiến cho triều Nguyễn. Lúc đó ông mới ngoài 40 tuổi, vì quá nặng lòng, thương xót đàn voi mà ông đã dày công chăm sóc, nuôi dưỡng và tập luyện mới trở thành đội tượng binh thiện chiến, nên ông đành nhận lời vua Gia Long để được quản binh tượng.

Đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820) ông được thăng chức Thị nội Vệ úy, trông coi 3 cơ tượng quân, rồi tiếp tục thăng chức Chưởng cơ, vẫn trông coi 3 cơ tượng như cũ. Năm 1825, vua xuống chiếu cho ông chỉ huy 5 cơ tượng và thăng thự Tượng quân Thống chế, chuyên cai quản cơ Hùng cự và Ngũ kích.

Tháng 7-1827, quân Xiêm La xâm phạm nước Ai Lao (Lào) rồi tiến đánh chiếm cả Lạc Hoàn, Kỳ Sơn, Nghệ An. Vua Minh Mạng liền cử Đô đốc Quản doanh Tượng binh Lê Văn Hoan đem đội binh tượng ra Nghệ An trấn giữ biên giới, đánh dẹp giặc. Sau khi đánh đuổi được quân Xiêm La ra khỏi bờ cõi nước nhà trở về, Lê Văn Hoan được vua Minh Mạng trọng thưởng và thực thụ chức Đô thống chế Chưởng phủ sự.

dau-xuan-tham-quan-mo-thong-che-le-van-hoan-7-1709049257.JPG
Phần mộ của Đô thống chế Lê Văn Hoan.

Ngày 7- 4 Mậu Tý (1828), Đô thống chế Chưởng phủ sự Lê Văn Hoan lâm bệnh qua đời. Ghi nhận công trạng của ông, Vua liền ban thưởng cho gia đình ông 200 lạng bạc tiền tuất, 5 cây gấm hoa, con trai ông là Lê Văn Tạo được bổ chức Cai đội Thí sai Thị tượng quản cơ. Thi hài ông được con trai đưa về an táng tại quê nhà (thôn Cẩm Toại, xã Hòa Phong).

Trên tấm văn bia giữa lăng mộ của ông được chạm khắc các dòng chữ nho: “Minh Mạng cửu niên thất nguyệt thập tứ nhật”(nghĩa là lăng mộ được lập ngày 14 tháng 7 năm Minh Mạng thứ chín (1828). Cũng căn cứ theo văn bia thì lăng mộ của ông do con trai Lê Văn Tạo lập, ghi rõ chức Đô thống chế Chưởng phủ sự Lê Văn Hoan.

Các bậc cao niên trong làng Cẩm Toại kể rằng, dân làng ngày trước đã từng nhìn thấy trong các buổi sáng sương khói giăng mờ một vị tướng mặc áo gấm hoa, dáng mạo oai phong, lẫm liệt ung dung trên bành voi từ trên đồi cao đi xuống… Có lẽ những câu chuyện huyền bí ấy cũng chỉ là sự ngưỡng mộ của dân làng bởi hình ảnh về vị tướng đức độ, tài năng ấy luôn ở trong lòng người dân. Năm 1961, dân làng Cẩm Toại góp công, góp của tu sửa lại lăng mộ, song do mộ tạo dựng cách đây đã gần 200 năm nên bị xuống cấp trầm trọng và đang trong tình trạng hoang phế...

dau-xuan-tham-quan-mo-thong-che-le-van-hoan-8-1709049325.JPG
Phần mộ của Đô thống chế Lê Văn Hoan khi chưa đại trùng tu.

Di tích Mộ thống chế Lê Văn Hoan được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố tại Quyết định số 5450/QĐ-UBND ngày 29/11/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Để tri ân và tưởng nhớ công ơn của ông, ngôi mộ được xây dựng tại chính nơi ông sinh ra. Sau khi được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao đã tiến hành công tác đại trùng tu, phục hồi để bảo tồn di tích với 12 hạng mục. Công trình được triển khai thực hiện từ tháng 6 đến tháng 11/2021, với tổng mức kinh phí 3.120.774.000 đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Sáng ngày 24/11/2023, UBND xã Hoà Phong (huyện Hòa Vang) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng di tích cấp thành phố mộ Thống chế Lê Văn Hoan.

Đường vào lăng mộ vào xuân, các loại hoa dại đua nở, từ xa đã thấy khu Lăng mộ bằng có diện tích  khá rộng được xây dựng khá mỹ thuật với nguyên liệu chính là đá ong dùng làm tường thành trong (với chiều ngang cao ngang vai người lớn và rộng khoảng 1 mét) và lát nền, phía trước mộ có tượng 2 con voi bằng xi măng cốt thép  phủ phục hai bên là những nét đặc trưng của mã Thống chế. Văn bia tại Lăng mộ Tướng công Lê Văn Hoan khắc ghi cũng như tại văn tế từ xưa của làng Cẩm Toại chép rõ như sau: “Hậu hiền thân vị - Nghiêm oai Tướng quân”, Thượng hộ quân, Tượng quân Thống chế gia tam cấp, tặng Tráng võ tướng quân, Trụ quốc Đô thống, thụy Võ Khắc (Võ Cách) Lê Công chi thần”.

Lê Văn Hoan Đô thống chế Chưởng phủ sự thôn Cẩm Toại Tây mộ Thống chế
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Pinterest
In
Cùng chủ đề
Hà Nội: Đền Rừng và chùa Đông Các Tự trao 548 suất cơm cho bệnh nhân giữa trưa hè “đổ lửa” Cần biết
Hà Nội: Đền Rừng và chùa Đông Các Tự trao 548 suất cơm cho bệnh nhân giữa trưa hè “đổ lửa”

Ngày 3/6/2025, trong tiết trời oi nồng như muốn nung chảy từng thớ gạch ngoài sân bệnh viện, hơn 548...

Vươn lên từ bờ vực "thất truyền": Hát Dô Liệp Nghĩa Văn hóa - Xã hội
Vươn lên từ bờ vực "thất truyền": Hát Dô Liệp Nghĩa

Hát Dô là loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc của vùng Lạp Hạ, ven sông Tích (nay là...

Đền Cả: Những giá trị hiện hữu Văn hóa - Xã hội
Đền Cả: Những giá trị hiện hữu

Vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp ban sơ, đền Cả (xã Thanh Đồng cũ, nay là thị trấn Dùng, huyện Thanh...

Mới cập nhật
Phân cấp thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Phân cấp thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư 09/2025/TT-BVHTTDL quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

8 giờ trước Thời cuộc

Phát triển du lịch xanh ở Nghệ An: Tháo gỡ “rào cản” để phát triển bền vững (Bài cuối)

Phát triển du lịch xanh ở Nghệ An: Tháo gỡ “rào cản” để phát triển bền vững (Bài cuối)

Thông qua các khảo sát, đánh giá từ các sở, ngành và địa phương, những “rào cản” trong phát triển du lịch xanh tại Nghệ An đang từng bước được nhận diện. Điều quan trọng hiện nay là tỉnh cần có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tháo gỡ vướng mắc, nhằm tận dụng tối đa lợi thế tài nguyên sẵn có, tạo đà cho du lịch xanh “vươn mình”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

8 giờ trước Phát triển

Long An: Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả tài chính và hỗ trợ bảo hiểm doanh nghiệp

Long An: Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả tài chính và hỗ trợ bảo hiểm doanh nghiệp

Chiều 23/6, tại TP Tân An, UBND tỉnh Long An phối hợp với Hội Xuất bản Việt Nam, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ GNC (Tổng công ty GNC) và các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả tài chính, hỗ trợ bảo hiểm doanh nghiệp”.

9 giờ trước Phát triển

Dược Bình Đông: Bốn thế hệ, 75 năm chinh phục đất nước bằng chất lượng

Dược Bình Đông: Bốn thế hệ, 75 năm chinh phục đất nước bằng chất lượng

Có những câu chuyện được bắt đầu từ một ước mơ nhỏ, nhưng đích đến là việc chinh phục cả đất nước.

10 giờ trước Cần biết

Thái Nguyên - Khúc trầm bi tráng còn ngân mãi

Thái Nguyên - Khúc trầm bi tráng còn ngân mãi

Đến thăm xứ chè hôm nay, đứng trước những chứng tích ít ỏi còn sót lại của phong trào binh biến năm xưa, lòng người không khỏi lắng lại trong một nốt trầm bi tráng – tiếng vọng của một thời đất nước lầm than. Dẫu dấu tích vật chất dần mai một theo năm tháng, song ký ức lịch sử ấy vẫn còn đó, in đậm trong tâm khảm người dân và sống mãi cùng mạch đập của thành phố Thái Nguyên.

14 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Mùa lúa chín - ký ức vàng trong tim con

Mùa lúa chín - ký ức vàng trong tim con

Mùa lúa chín - với người khác có thể chỉ là một mùa trong năm, nhưng với con, đó là mùa của yêu thương, của ký ức, của mẹ, và của chính con - một người con lớn lên từ những hạt lúa, từ bờ ruộng, từ vòng tay của mẹ trong mùa hè nắng gắt.

14 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Bánh lá răng bừa Huệ Quyên: Tình đất, nghĩa người xứ Thanh

Bánh lá răng bừa Huệ Quyên: Tình đất, nghĩa người xứ Thanh

Nói nay lại nhớ chuyện ngày xưa: Chuyện vua Hùng kén rể, các chàng trai đều dâng lên mâm cỗ đầy sơn hào hải vị, riêng Lang Liêu nghèo khó lại mang đến bánh chưng bánh dày – biểu tượng của đất trời. Chính sự sáng tạo và lòng hiếu thảo ấy đã giúp chàng trở thành phò mã, để lại bài học sâu sắc về trí tuệ và đạo làm con. Cũng như thế, bài thơ "Hạt gạo làng ta" của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa lại gợi lên hình ảnh người nông dân Việt Nam bền gan, bền chí giữa thiên nhiên khắc nghiệt để làm nên hạt gạo – báu vật truyền đời của đất nước.

14 giờ trước Phát triển

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Nơi quá khứ dẫn lối tương lai

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Nơi quá khứ dẫn lối tương lai

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vẫn tĩnh lặng hiện hữu như một "cánh cổng thời gian". Nơi đây kết nối những thế hệ chưa từng trải qua chiến tranh với những trang sử hào hùng được viết bằng mô hôi, nước mắt và lòng yêu nước. Không chỉ đơn thuần là một địa điểm lưu giữ hiện vật, bảo tàng đã trở thành nơi những giá trị lịch sử được sống lại, dưới góc nhìn của du khách quốc tế, và sự chiêm nghiệm sâu sắc của người trẻ Việt hôm nay.

17 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Kiên Giang khánh thành Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ huyện Hòn Đất

Kiên Giang khánh thành Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ huyện Hòn Đất

Ngày 22/6, tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; tặng thưởng Huân chương Độc lập cho gia đình liệt sĩ và khánh thành Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ huyện Hòn Đất.

19 giờ trước Văn hóa - Xã hội

MV “Nghi thức Việt Nam - Văn hóa dân tộc”: Đánh thức hồn dân tộc bằng nghi lễ sống động

MV “Nghi thức Việt Nam - Văn hóa dân tộc”: Đánh thức hồn dân tộc bằng nghi lễ sống động

Chiều 22/6/2025 tại Cầu Giấy, Hà Nội, Học viện Nghiên cứu & Đào tạo Nghi thức EIA (học viện) đã chính thức ra mắt MV nghệ thuật đặc biệt “Nghi thức Việt Nam - Văn hóa dân tộc - Hồn thiêng sông núi - Kết nối năm châu”.

19 giờ trước Văn hóa - Xã hội

BÀI ĐỌC NHIỀU
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan và sự phát triển của đạo Mẫu
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan và sự phát triển của đạo Mẫu
Phan Thanh Đà Hải - Hành trình từ kỹ sư xây dựng đến nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian
Phan Thanh Đà Hải - Hành trình từ kỹ sư xây dựng đến nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian
Victory Challenge Sailun Cup 2025 chính thức khởi tranh tại Nha Trang: Mãn nhãn - Kịch tính - Đậm chất off-road
Victory Challenge Sailun Cup 2025 chính thức khởi tranh tại Nha Trang: Mãn nhãn - Kịch tính - Đậm chất off-road
Tất tần tật về quy trình lĩnh thưởng xổ số mới nhất
Tất tần tật về quy trình lĩnh thưởng xổ số mới nhất
Lời tri ân nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Lời tri ân nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

Cơ quan chủ quản: Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 247/GP- BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 07/5/2021 

Chủ tịch Hội đồng Biên tập: TS. Đinh Đức Thiện

Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập: Trần Thị Thu Thảo

Phó Tổng Biên tập: PGS. TS Phạm Hùng Việt

Phó Tổng Biên tập: Lại Đức Hồng

Tổng Thư ký Tòa soạn: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa

Địa chỉ: 53 Phố Yên Lạc, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội 

Hotline: 0915 418 887 - 0904 894 444 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn

THÔNG TIN TÒA SOẠN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO