Thực hiện chức năng của người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam (đâu có giặc là ta cứ đi), tôi đã cùng đơn vị nghe theo lời dạy của Bác Hồ, (giúp bạn là giúp mình). Vui mừng sang phía tây Trường Sơn chiến đấu. Dẫu biết rằng sẽ trải qua những trận đánh đầy hy sinh tổn thất, nhưng với tinh thần yêu nước, cả đơn vị xung phong, mỗi người tự viết đơn, có người ký bằng máu tỏ rõ ý chí (trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng) và cũng là dịp vinh dự được làm nhiệm vụ quốc tế cao cả của mình.
Trải qua những trận đánh đêm ngày với không quân Mỹ và cả lực lượng bộ binh địch. Để bảo vệ nhân dân, bảo vệ những đoàn xe qua nước bạn đưa nguồn lực của miền Bắc ruột thịt chi viện cho đồng bảo miền Nam yêu thương.
Từ 1968 đến 1972 nhiều đồng đội của tôi đã ngã xuống không về, các liệt sỹ khi hy sinh còn mang nổi nhớ quê hương tổ quốc, nhớ cha mẹ bạn bè tha thiết. Có liệt sỹ trước lúc tắt thở còn hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Đó là liệt sỹ Trần Huy Hiệu, quệ Ứng Hòa- Hà Nội, lúc giao thừa của 1968-1969 tại bản Tà Lạt - Cửa Rừng. Rồi anh Tùng quê Thanh Hóa. Anh Tự quê Hải Phòng, anh Tiếp quê Hà Nam, anh Khánh quê Nghệ An....nhiều lắm. Các anh đã lần lượt hy sinh ở các trận địa trên dãy Trường Sơn này. Tôi cũng bị thương nhiều lần làm gẫy tay, gẫy chân và sức ép vì bom đạn. Lại còn biết bao lần sốt rét ác tính, thú rừng truy hại. Có lần bị lũ cuốn ở khe suối khi có một trận mưa bất ngờ đổ xuống. Những ngày nắng cháy da, nước hiếm khát đến nổi uống cả những ca nước đầy hơi tanh mùi phân của động vật. Được đồng đội nhanh chóng cứu chữa. Được nhân dân các dân tộc Khùa, Mày, Vân Kiều và Lào...yêu thương che chở đùm bộc, tôi vẫn sống. Bởi vậy, có đau thương bao nhiêu, tôi cũng chỉ muốn trở về với Trưởng Sơn, với đồng đội để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo.
Ở phía Tây dãy Trường Sơn, tôi được gặp ít nhất có 10% người các bản Lào nói được tiếng Việt. Đây là vốn quý để bộ đội chúng tôi giao lưu với họ. Còn tiếng Lào của tôi chỉ biết bập bỏm đôi từ. Vậy mà tôi cũng hiểu được, nhân dân Lào cùng dũng cảm kiên cường. Bảo vệ quê hương làng bản, họ nghèo về vật chất, nhưng giàu về tình, tâm, thân, thiện sẵn sàng đóng góp sức người, sức của để xây dựng và nuôi sống bộ đội yêu nước Lào. Đồng thời cũng giúp đỡ bộ đội Việt Nam chiến đấu ngày đêm. Họ trung thực hiền lành chịu khó. Có cao điểm hàng hóa của ta bị địch đánh tung tóe. Họ vẫn không đọng đến, họ còn nhường cả bản làng cho bộ đội ta mở đường đi qua, bởi họ nhận rõ kẻ thù chung của 2 dân tộc Việt Lào và cũng hiểu như chúng tôi. (Môi hở thì răng lạnh)
Vì vậy, tôi rất khâm phục và yêu quý nước Lào như yêu quý trái tim tôi. Có 4 năm thôi so với các đồng đội mở đường 559 thì tôi còn ít quá, nhưng tôi cũng đã góp phần trách nhiệm với con đường Trường Sơn. Tôi được khen thưởng và lớn hơn là được kết nạp đảng trên tuyến đường Trường Sơn.. Đã hơn 60 năm trôi qua, may mắn thay trong những ngày xa xưa huyền thoại của tuổi trẻ, tôi có ghi được những dòng Nhật ký chân thực. Tôi ghi hàng ngày với mục đích làm kỷ niệm cho đời nếu sau cuộc chiến tranh sinh tử mình còn tồn tại, ghi để luôn nhắc nhở mình nâng cao ý chí rèn luyện đạo đức. Tránh bớt đi những thất bại do không biết mà vấp phải. Tôi không nghĩ rằng viết nhật ký để sau này được công bố. Tôi ghi thật tâm những suy nghĩ, những diễn biến về tình đồng đội về những trận chiến đấu người còn, người mất, có trận thắng, có trận thua, ghi cả những tiếng chim kêu, vượn hót, ở non cao vực thẳm và cả những sinh hoạt yếu kém của mình để tu dưỡng.
Nhiều năm sau ngày thống nhất non sông cả trường sơn có cuộc sống hòa bình. Nhật ký của tôi được một bộ phận văn hóa tư tưởng giải thích thu hội. Họ nói như là (tài sản quốc gia) tôi vui vẻ nạp.
Tôi được nhà văn, nhà báo, nhà thơ Đặng Vương Hưng kỳ công biên soạn. Dù nhật ký đã bị nhiều chỗ mở nhòe mục nát do chất liệu giấy mực và thời gian. Lại được nhà XBCAND lựa chọn in ấn công bố phát hành, cuốn sách có tựa đề (Trời xanh không biên giới) mang tên tôi, nằm trong tủ sách (mãi mãi tuổi 20) tôi thật sự vui mừng, biết ơn nhà nước.
Cảm ơn anh Vương Hưng và nhà xuất bản CAND, tôi như trẻ lại mãi mãi tuổi 20, để đọc nhật ký cho đồng đội, cho những người thân nghe.
Vậy là những ký ức mưa nắng, gian khổ chiến đấu ác liệt trên dãy Trường Sơn lại ào về. Tôi nhớ không nguôi những cánh rừng trùng điệp. Những đỉnh lên đồ sộ hiên ngang cao vút ngày đêm bị bom đạn giày xéo như Pa Nếp, Xiêng Phan... Nhưng khu nào cũng đông đúc bộ đội, TNXP và các lực lượng của hai nước, đầy ắp những kho hàng, những đoàn xe quân sự chở hàng vào ra trên tuyến đường đầy bom đạn, đầy bụi mù về mùa khô, lầy lội về mùa mưa.
Vào đầu tháng 9 năm 1969, đơn vị Pháo phòng không. Chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ các đoàn xe của các binh trạm trên đường 12A ra hết mới được rút quân. Trên đỉnh Trường Sơn mưa gió cuộn về, bất ngờ tin Bác Hồ mất, tất cả cán bộ chiến sỹ đều buồn thương vô hạn, không có cách nào khác. Đành tổ chức lễ tang Bác trên đỉnh Trường Sơn. Cán bộ đại đội giao cho tôi đọc điếu văn. Tôi biết dễ xúc động nên từ chối mà không được. Đọc đến giữa chừng, tôi đã òa khóc. Vậy là cả đại đội đều khóc.
Ngày 01 tháng 10 năm 1971. Đại đội của tôi vinh dự được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký lệnh tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang, vì đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Bắn rơi 32 máy lại cái loại của địch.
Ôi Trường Sơn, bao nổi nhớ, ngậm ngùi chan chứa đầy nước mắt và vinh quang
Đ.S.N
Trái tim người lính