Giếng làng

Cây đa, giếng nước mái đình - đó là hồn cốt quê. Dù đã nhiều năm tôi cũng như người dân làng tôi không dùng nước giếng của làng nữa, nhưng trong tâm trí tôi hình ảnh giếng làng luôn đọng đầy trong nỗi nhớ. Hình ảnh cái giếng, gắn bó từ thời thơ bé, của mỗi con người quê tôi. Giếng Rộc Kiện.
gienglang-1654051158.jpg
Giếng làng. 

 

Tôi thuộc thê hệ sau này nên cũng không biết giếng làng ta có từ bao giờ, nguồn gốc cái tên của cái Giêng thế nào, nhưng tôi có nghe các cụ trong làng kể giếng Rộc Kiện. Ngày xưa từ phía Tây của làng có một đồi đất dài mũi hướng thẳng về làng, đồng thời phía Bắc lại có một lạch nước sâu chảy qua đây. Các cụ đã trấn yểm ở đây một hồ nước, đ ngăn giữ không ảnh hưởng đến Long mạch của làng. Hồ nước quanh năm đầy, nước lại trong. Người dân quê tôi đã lấy nguồn nước đó về ăn uống và hồ nước đã trở thành giếng từ khi nào. Vào những năm năm mươi của thế kỉ trước, người làng đã lên tận Hòn Thàng ghánh đá về xây, và cho mãi đến giờ. Giếng làng ta đã gắn bó với nhiều thế hệ, nó là nguốn nước như dòng sữa mẹ đã nuôi bao thế hệ khôn lớn, trưởng thành.

Tôi vẫn còn nhớ như in, ngày nào khi chiều tối xuống hoặc những đêm trăng sáng, thanh niên trong xóm rủ nhau đi gánh nước, gánh cho từng nhà đổ đầy vào chum rồi lại gánh cho nhà khác, cứ như thế thật vui,… Giếng làng cũng là nơi để nam thanh nữ tú có cơ hi gặp nhau khi chiều xuống.

Có những hôm, chiều về người lấy nước, người tắm nhiều quá, giếng cạn. Tôi cùng bạn bè chắt từng gàu nước, mang cả bùn về nhà chờ nước lắng xuống để dùng. Mùi bùn ấy sao mà thân thương đến thế, nó vẫn phảng phất theo tôi khắp mọi nẻo đường tôi qua.

Cái giếng như trái tim của làng - Tôi không hiểu về phong thủy nhưng trong tôi luôn suy nghĩ cái Giếng có gì đó rất linh linh thiêng như là một trái tim, như là linh hồn của làng vậy. Giếng Mới, được kè bằng đá hình vuông có 4 cạnh, ứng với 4 hướng Bắc-Nam Đông - Tây. Trong sinh hoạt hàng ngày, các bà các mẹ những ngày có điều kiện (kinh nguyệt) họ nhắc nhau không ra giếng vì sợ bẩn. Những lời dạy dỗ đó, đã thành tiềm thức mỗi người. Vì thế mà dù đi xa, trong tâm thức của người con xa xứ luôn nh về trái tim của làng cái hồn của xóm.

Bên giếng làng thân thương: “Dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn, dù xây bằng gì thì giếng vẫn là nơi gắn bó với đời sống nhiều nhất. Cuộc sống quần cư, biến cái giếng trở thành tâm điểm của làng. Người ta ra giếng lấy nước, tranh thủ hỏi nhau về công điểm, về lứa lợn, về chuyện nhà ông nọ làm đám bao nhiêu mâm, con gái bà kia lấy chồng tốt số. Trai gái làng ra giếng tranh thủ chọc ghẹo nhau hay hẹn hò".

Giếng là nơi tụ hội nguồn sống, nơi tích phúc để dân làng ăn nên làm ra. Trong sinh hoạt đời thường, người ta lấy nước giếng về dùng trong sinh hoạt, làm gương soi cho các cô gái làm duyên. Cái giếng làng chứng kiến bao nhiêu cuộc tình của nhiều thế hệ. Sao cứ ngẩn ngơ không gánh nước về… nhà đầy nước rồi, sao vẫn muốn gánh thùng ra giếng?....

Trong những đêm trăng mùa hạ, các đôi thanh niên vẫn mượn nơi này mà ngỏ lòng. Tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai mình lúc thì nhỏ nhẹ "Năng mưa thì giếng năng đầy - Anh năng qua lại mẹ thầy em thương", lúc thì hờn giận "Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài - Đâu ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây", …

Sự phát triển nền kinh tế cũng như hệ thống thủy lợi nông thôn đã làm cho những chiếc giếng làng trở thành… di tích. Tuy vậy, giếng làng người bạn tri ân bao đời nay - vẫn mãi là những hình ảnh thân thương, gần gũi đến nao lòng trong tâm trí của những người con xa xứ….

Hôm nay người làng tôi khánh thành lễ trùng tư, tôn tạo lại giếng làng. Như một nét gìn vàng giữ ngọc. Nhớ cội nguồn cha ông và lưu giữ cho đời sau.

 

5.2022 - NHĐ

Chuyện làng quê


Video giới thiệu về ý nghĩa của Giếng làng xưa