Giọng Nghệ, anh lặng người trôi trong tiếng ru

Tản văn của Ngô Đức Hành

29/07/2021 17:41

Theo dõi trên

Câu chuyện tiếng Nghệ, giọng Nghệ đã thu hút rất nhiều người quan tâm. Bạn thử nhờ “ông Google” kiểm tra mà xem, rất nhiều bài viết. Các tác giả viết ở nhiều góc độ khác nhau. Thậm chí tiếng Nghệ đã trở thành một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội. Công trình đã được in thành sách, dày dặn. Cách đây chục năm rồi.

         song-lam-1627555103.jpg

Sông Lam, dòng sông cái xứ Nghệ

Tiếng Nghệ khác giọng Nghệ chứ. Bạn có thể thuộc rất nhiều “từ vựng” khác biệt của Xứ Nghệ nhưng phát âm thì không thể “chuẩn Nghệ”. Khẳng định luôn. Nó y chang với việc người Nghệ, gốc Nghệ phát âm “phổ thông” như khó lòng “chuẩn Bắc”, chưa nói đến “chuẩn Tràng An”. Người Nghệ, gốc Nghệ nói giọng Bắc khó nhận ra bản thân mình “lơ lớ”, chỉ người Bắc nhận ra và ngược lại. “Dân Xứ Nghệ suốt đời lam lũ / Lên xuống siêu xe vẫn dáng cánh đồng”, (Nói với bạn, thơ Ngô Đức Hành).

Câu chuyện tiếng Nghệ, giọng Nghệ đã thu hút rất nhiều người quan tâm. Bạn thử nhờ “ông Google” kiểm tra mà xem, rất nhiều bài viết. Các tác giả viết ở nhiều góc độ khác nhau. Thậm chí tiếng Nghệ đã trở thành một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội. Công trình đã được in thành sách, dày dặn. Cách đây chục năm rồi.

Tiếng Nghệ, giọng Nghệ góp phần tạo nên kho tàng ca dao tục ngữ, tạo ra ví giặm, dân ca Nghệ Tĩnh. Ai không đắm say? Hãy thử lắng nghe lời một người con gái Nghệ nói với người thương, trong niềm nuối tiếc và cả xót xa khi người chàng đến thì mình đã buộc phải yên phận trong mối duyên gượng ép: “Hỏi anh còn đến chi đây / Một be rượu lạt, một quả bánh gây (bánh gai) mất rồi”, (Ca dao); Hay một câu hát hình ảnh như trách móc nhẹ nhàng mà khiến ta không khỏi ngậm ngùi trước nỗi đau của người con gái: “Qua truông em đạp lấy gây (em dẫm phải gai) / Em ngồi em lể, trách ai không chờ”, (Ca dao). Tiếng Nghệ tạo ra một “trường mỹ cảm”. Thể đấy, đó chỉ có thể là những nét riêng của người con gái Nghệ, của dân ca xứ Nghệ!

Trai gái yêu nhau, khi người con trai tỏ tình: “Em yêu eng không?”, người con gái đáp lại: “Em nỏ?!”. Nghe thân thương đến mềm lòng, dẫu người con gái vừa “”, chưa “”.

Những ai quan tâm đến Xứ Nghệ, hẳn biết bài thơ “Tiếng Nghệ” của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi hoặc “Rành sèm nghe tiếng Nghệ” của nhà thơ Hoàng Cát. Cả hai bài thơ là cảm xúc chung với phương ngữ Nghệ (tiếng Nghệ) và giọng Nghệ. “Gió Lào thổi rạc bờ tre / Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”, (Tiếng Nghệ, thơ Nguyễn Bùi Vợi). Giọng Nghệ đi vào thơ ca, âm nhạc. Về âm nhạc, có lẽ là bài hát “Giọng Nghệ tìm về”, (Nhạc sĩ Lê Xuân Hòa, thơ Lương Khắc Thanh), “Giọng choa”, (Nhạc sĩ Vũ Hường, thơ Ngô Đức Hành).

Gần đây, tôi đọc trên Facebook của bạn Nguyễn Công, có nội dung khá thú vị. Stt của bạn Nguyễn Công nói về sự tương đồng của hai người xứ Nghệ gắn cả cuộc đời với Hà Nội là nhà văn Phạm Xuân Nguyên và nhà giáo Nguyễn Hùng Vỹ. Nói về Nghệ thì hai ông “cực Nghệ” là “Nghệ Tĩnh” và “Nghệ sỹ”. Bạn Nguyễn Công thủ thỉ rằng, Phạm Xuân Nguyên làm việc ở Viện Văn học, rồi làm Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, dịch thuật 3 ngoại ngữ Nga, Pháp, Anh nhưng cả đời ông chưa nói thứ giọng nào ngoài giọng Hà Tĩnh. Giảng viên Đại học Nguyễn Hùng Vỹ y chang. Hai ông quyết không nhái giọng Bắc để ra giọng Thanh Hóa như nhiều người miền Trung vẫn làm.

hat-dan-ca-nghe-1627555109.jpg
Tiếng Nghệ góp phần tạo ra ví giặm – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Tiếng và giọng là một thành tố của văn hóa vùng miền, tạo ra sự khác biệt. Gìn giữ sự khác biệt, ngược lại cũng là hành vi văn hóa. “Chửi cha không bằng pha tiếng” hoặc “Chửi cha không bằng pha giọng”, câu ngạn ngữ này có lẽ người Việt Nam nào cũng biết. Pha tiếng/ pha giọng, nghĩa là giả tiếng, chêm giọng, nhại giọng nói một vùng miền hay một phương ngữ nào đó. Giữ tiếng, giữ giọng là trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng với văn hóa vùng miền của họ.

Dẫu, thời buổi hội nhập, giao lưu, tìm đối tác làm ăn, tiếng/ giọng là phương tiện giao tiếp, người Xứ Nghệ phải “phổ thông hóa”, “nhẹ hóa”. Vì stt của bạn Nguyễn Công, tôi lần mò trên facebook, có câu chuyện khá vui. Có bạn Fb kể rằng, bạn ấy có đưa ra vấn đề bàn về tiếng Nghệ Tĩnh trên trang cá nhân. “Răng dân Hà Tĩnh ra Hà Nội lại thả giọng Bắc hẻ?”. Bạn bè cmt: "Nói giọng Bắc cho người ta dễ nghe thôi chứ gặp người quen cũ với về nhà thì giọng Nghệ cho nó thân tình". Thật vui, nhưng như vậy là các bạn trẻ biết giữ gìn tiếng mẹ đẻ thân thương.

Bác Hồ là một người Nghệ, “rất Nghệ”. Hơn 30 năm bôn ba hải ngoại, đi khắp năm châu bốn biển, nhưng giọng nói cội nguồn vẫn là tiếng Nghệ: “Bác đi khắp bốn phương trời/ Vẫn còn ấm mãi giọng người miền Trung...”, (Nhà thơ Tố Hữu). Bác Hồ là một nhà văn hóa lớn, hiển nhiên Người biết tự hào, nâng niu gìn giữ.

Nói thật, cách nói của Người Nghệ nhanh với âm sắc ngang và nặng. Người các vùng miền khác cảm thấy “phiền toái” vì người Nghệ thường “nói to”. Nhưng tiếng Nghệ khỏe khoắn, có uy lực, biết tiết chế âm lượng vẫn nhẹ nhàng đấy chứ? Hội nhập văn hóa, người Nghệ biết uyển chuyển và linh hoạt, bảo đảm tiếng Nghệ luôn mộc mạc, chân tình, không khách sáo, chung thủy, sâu nặng...Trong giọng Nghệ có ân tình Nghệ.

Tôi không quá định kiến và cổ hủ, nhưng đã từng như reo vui khi đến nhà con gái nhà thơ Bùi Quang Thanh ở phố Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội. Tất cả các thành viên trong gia đình, từ người lớn đến các cháu, rặt tiếng Nghệ. Sau này tôi có viết bài thơ “Nghe tiếng Nghệ giữa lòng Hà Nội”. Tiếng Nghệ, về mặt nào đó có giá trị nhận diện thương hiệu, không chỉ nhận ra người cùng quê, mà nhận ra đó là quê hương. Không gian nhà con gái thi sỹ Bùi Quang Thanh ở Hà Nội là “không gian Nghệ”.

Các bạn thử một lần ngồi uống café với NSUT. Hồng Năm – người có công mang ví giặm Nghệ Tĩnh ra sân khấu Thủ đô ở thập niên 80 của thế kỷ trước hay NSND. Thái Bảo mà xem. Nghe các O ngồi ở quán café 54 Hoàng Cầu nói giọng Nghệ thì cười bổ.

Cả không gian Hoàng Cầu bỗng nhiên thân thương như chính quê nhà. Nhà thơ  Phạm Tiến Duật nói hộ cảm xúc của người nghe giọng Nghệ: “Anh lặng người như trôi trong tiếng ru”./.

Hà Nội, ngày 29/7/2021

NĐH

 

 

 

Bạn đang đọc bài viết "Giọng Nghệ, anh lặng người trôi trong tiếng ru" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn
Bùi Quang Thanh

Bùi Quang Thanh

20:48 29/07/2021

Không phải "Nghe tiếng Nghệ..." mà "Giữ tiếng Nghệ giữa lòng Hà Nội".