Bài viết mới nhất từ Tản văn của Ngô Đức Hành
Cổng làng, trong ngoài là thế gian
Khi tôi lớn lên, quê tôi không có cổng làng. Làng tôi, một làng quê Hà Tĩnh thật nghèo. Những con đường cát, sỏi; bụi tre, cây duối... buồn thiu, xơ rách. Những ngôi nhà rỗng, mảnh vườn rỗng. Trẻ con chui từ nhà nọ sang nhà kia, i ới chuyện này chuyện khác qua ngõ, qua rào, bờ bụi. Còn bé nên thấy cái gì cũng rộng, ngay mảnh vườn nhà mình. Trước mặt, tất cả trống hoác.
Giọng Nghệ, anh lặng người trôi trong tiếng ru
Câu chuyện tiếng Nghệ, giọng Nghệ đã thu hút rất nhiều người quan tâm. Bạn thử nhờ “ông Google” kiểm tra mà xem, rất nhiều bài viết. Các tác giả viết ở nhiều góc độ khác nhau. Thậm chí tiếng Nghệ đã trở thành một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội. Công trình đã được in thành sách, dày dặn. Cách đây chục năm rồi.
Hoa Mười giờ
Bây giờ hoa Mười giờ được trồng thương mại. Nghe đâu ở Phú Yên có “cô chủ nhỏ” làm trang trại cả ngàn mét vuông trồng hoa mười giờ. “Cô chủ nhỏ” này còn mở kênh riêng trên Youtube để giới thiệu, bán hàng. Khác với tôi, trồng trong bát mẻ, “đại gia” hoa Mười giờ này có sản phẩm đa dạng, trồng thảm, trồng trong giò treo...thỏa mãn ti tỉ nhu cầu của “tín đồ” hoa Mười giờ.
Xuân Hải và em
Biển Xuân Hải như một cô gái đẹp đã được đánh thức, bừng tỉnh. Suốt 12 km đường bờ biển Xuân Hải được ke bờ cẩn thận với bãi cát dài thoai thoải và những rừng phi lao lùi sâu vào đất liền.
Chè Bạng
Chắc em thân yêu của anh sẽ thắc mắc “Chè bạng là gì?”. Anh xin trả lời ngay, đó là cách gọi “rất Nghệ” đối với thứ nước uống hàng ngày được nấu bằng chè xanh. Xưa, người Nghệ cổ chỉ dùng hai loại nước uống chè bạng và chè vằng. Chè vằng với người miền Trung nói chung và người xứ Nghệ nói riêng, anh đã viết trong một tản văn có tiêu đề “Chè Vằng”.
Con đường học trò
Nhà tôi ở xóm rú, Rú Nghèn. Nếu như Hồng Lĩnh 99 ngọn là “con rồng” vĩ đại thì “đuôi rồng” vắt về quê hương tôi, tạo nên rú Nghèn. Con đường học trò của tôi, trước hết là con đường đá sỏi. Lũ chúng tôi đi bộ, chân đất, từ nhà mỗi đứa, qua nhà ông Huyền, vượt độông nhà Giàng là tới trường. Không xa lắm, chừng 1km nhưng với bàn chân trẻ con, quãng ấy không ngắn.
Chè vằng
Cây chè Vằng xuất hiện nhiều ở các vùng núi và trung du nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó Quảng Trị là khu vực xuất hiện nhiều chè Vằng mọc hoang nhất. Trước đây Vằng mọc hoang, ngày nay do nhu cầu sử dụng chè vằng làm dược liệu mà cây chè vằng đã được trồng theo quy hoạch. Trước đây, Vằng mọc trên đồi thầm lặng, bây giờ Vằng được đưa về trồng trong vườn, như nhà hàng xóm “người ấy” mà tôi bắt gặp.
Nhà thờ họ
Dù quy mô khác nhau, nhưng nhà thờ các dòng họ đều có một điểm chung nhất; đó là “mái nhà chung” của mỗi dòng họ, là nơi lưu giữ anh linh các bậc Tiên tổ; nơi in dấu bàn tay của lớp lớp các bậc tiền nhân gầy dựng đắp bồi sự nghiệp, dắt dìu con cháu tiến bộ trưởng thành. Tre già măng mọc, uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn Tiên tổ... là một phần đạo lý Việt, nhân ái Việt, tạo nên sức mạnh trường tồn.
Làng chiếu Nam Sơn
Nam Sơn xưa là một làng trong năm làng của Đại lộc (cũ), nhưng là làng duy nhất có nghề dêt chiếu. Ông Dần là người “phát minh” ra nghề dệt chiếu. Từ chiếu đậu in ra thành chiếu hoa, dù rằng in đơn giản, giống như bôi màu lên các khuôn đã cắt sẵn. Sau đó, đưa là “lò” ủ nhiệt cho màu ăn vào từng sợi cói.
Giếng làng
Nổi tiếng nhất quê tôi, vẫn là hai giếng Cửa Đạu và giếng Chạ. Có thể nói, được xem như “báu vật” địa linh ban tặng người dân. Cũng chính vì sự quý giá ấy mà giếng Cựa Đạu, giếng Chạ được xây dựng khá kiên cố và vững chắc bằng chất liệu đá.
Rơm rạ
Bây giờ nghề nông đã nhàn hơn. Không bận rộn với những thứ xa xưa như rạ, rơm. Ngày xưa rạ lợp mái nhà, rơm làm thức ăn cho trâu bò. Nhà nông nào đầu hồi cũng có một cây rơm. Thậm chí xa xưa nữa, rơm ủ nóc chạn, ngày đông ông cháu lên ngủ, tránh rét.
Mùa gặt
Đây là lần đầu tiên, sau 44 năm xa quê, tôi được ra đồng giữa vụ gặt. Dẫu bây giờ ruộng nhà không còn, bố mẹ cũng đã đi về cõi mênh mông, nơi chỉ có sương khói, không vất vả lo no dồn đói góp, thiên tai, lụt bão...
Hoài niệm khóm tre nhà
Tre trong vườn làm cán cuốc, cán xuổng, đòn gánh...và các nông cụ nhà nông khác. Cha tôi là người rất khéo tay. Từ khóm tre trong nhà, cha tôi đẵn, tay tre làm lạt buộc khi mùa đến, thân tre cha tôi đan thành rổ, rá, thúng, mủng, dần, sàng... Bàn, ghế, mưng, mẹt đều làm bằng tre. Tre gắn với tiếng ve mùa hè, tôi nhìn ngọn tre để biết hướng gió nam, nồm.