Gốm sứ Hữu Nhật trắng trong như ngọc, tròn, mỏng (gọi là sứ thấu quang)
Gốm sứ Hữu Nhật (được lấy theo tên nghệ nhân Hữu Nhật) nằm trên địa bàn xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Xã Đào Xá có nguồn đất Cao Lanh quý hiếm, đất Cao Lanh ở xã Đào Xá hội tụ đủ 3 loại oxit, đó là oxit Silic (SiO2), oxit Nhôm (Al2O3), và oxit Kiềm (K2ONa2O).
Gốm sứ Hữu Nhật hiện nay được xem là một trong những loại gốm sứ độc đáo trong như ngọc, trắng – trong – tròn và mỏng gọi là sứ thấu quang, hình ảnh lấy từ trong hồn cốt ra, khi tác phẩm hoàn thành, đưa điện vào (hồn cốt tác phẩm đưa từ trong ra ngoài) nhìn mới thấy đẹp, tỏa sáng từ trong ra ngoài.
Khi tác phẩm hoàn thành nhìn trắng trong thuần khiết, trong veo, nhẹ tênh, nhờ nghệ thuật phối liệu vừa đủ, khi nung đến đỉnh nhiệt, các nhóm oxit tan chảy vào nhau mới giao thoa được ánh sáng. Nguyên liệu lựa chọn làm gốm sứ tinh khiết, gồm Cao lanh (oxit SiO2), Thạch anh (oxit nhôm Al2O3), Trường thạch (oxit kiềm K2O3).
Cách nung của gốm sứ Hữu Nhật rất đặc biệt, vì tất cả các tác phẩm đều làm mỏng, nhẹ tênh như giấy, nhưng khi cho vào lò nung với nhiệt độ rất cao gần 1300 độ C nó lại không bị cháy, đó chính là nhờ bí quyết, nhờ kinh nghiệm. Ví dụ màu nung ở nhiệt độ trên, nằm ở dưới men vẫn tươi sáng (màu vẫn giữ được tươi là rất khó).
Màu vẽ xong giữ nguyên, tươi như ý muốn của tác giả, nguyên liệu để làm tác phẩm phải tinh khiết và không có một tí bụi nào. Khi nung màu vẫn giữ được nguyên, cái đặc biệt ở đây chính là cho vào lò nug với nhiệt độ cao gần 1300 độ C nhưng nó lại không bị cháy, và tại sao nó lại chịu được, đó mới là cả một nghệ thuật. Như chúng ta đã biết, màu xanh Crom của Đức thường đứng độc lập, khi cho vào lò nung nó chịu được 1360 độ C, nhưng nó chịu được nhiệt độ trên với điều kiện là không có men với kiềm (nếu có kiềm là nó cháy, tức là hỏa biến). Trong khi đó, gốm sứ Hữu Nhật có kiềm, cho vào lò nung gần với nhiệt độ trên mà vẫn đứng được sứ, vẫn không bị cháy, bởi vì kiềm lại chìm ở trong men, 8 lần men mới chịu được.
Trên thực tế hiện nay, gốm sứ chịu sự tác động của kiềm, cho vào lò nung mà nó không bị cháy, cả thế giới chưa làm được, nhưng gốm sứ Hữu Nhật lại làm được, đó mới chính là đặc biệt, là duy nhất. Để làm được điều này, người nghệ nhân phải có tài năng mà người nghệ nhân ở đây sau nhiều năm dày công nghiên cứu mới làm được.
Như chúng ta đã biết, sứ được làm bằng vật liệu gia nhiệt, thường bao gồm cao lanh, trong lò nung đến nhiệt độ từ 1.200 và 1.400 °C (2.200 và 2.600 °F). Nhiệt độ này cao hơn so với sử dụng cho các loại khác, và đạt được những nhiệt độ này cũng như nhận ra những vật liệu cần thiết là một thách thức lâu dài. Độ dai, độ cứng và độ trong của sứ, so với các loại gốm khác, phát sinh chủ yếu từ thủy tinh hoa và sự hình thành của khoáng vật mullet trong tạo hình ở những nhiệt độ cao này.
Gốm sứ Hữu Nhật khi nung đến đỉnh nhiệt cao trào mới giao thoa được ánh sáng, nhiệt độ gần 1300 độ C (chênh nhau từ 5 đên 10 độ C), quá nhiệt độ trên phát là cháy ngay. Như chúng ta đã biết, sắt từ 900 độ C bắt đầu tan chảy, nhưng gốm sứ Hữu Nhật mỏng, nhẹ như giấy vẫn không bị hỏa biến ở nhiệt độ gần 1300 độ C, xương cốt vẫn cứng, vẫn giữ được hồn cốt, không bị biến dạng. .
Biến đất thành vàng
Với đất Cao Lanh quý hiếm trên nó tạo ra nguyên liệu vô cùng thuận lợi để sản xuất gốm sứ, và người nghệ nhân Hữu Nhật đã “biến” đất thành vàng.
Gốm sứ Hữu Nhật lúc đầu có tên là Sứ ngọc đất Tổ, về sau được dổi tên thành Lung linh tâm hồn Việt, đây là một loại gốm sứ đặc biệt, chủ yếu có 5 đề tài chính: Đề tài thứ nhất về Quê cha đất Tổ (tác phẩm chủ yếu về Đền Hùng, về di sản văn hóa, về quê hương Phú Thọ, rừng cọ, đồi chè…); Đề tài thứ hai là Theo chân Bác (rất nhiều hình ảnh, chân dung của Bác…); Đề tài thứ ba là về Tình Mẹ (rất nhiều hình ảnh về người mẹ được nghệ nhân đưa vào tác phẩm); Đề tài thứ tư là Sắc màu quê hương (muôn hình muôn vẻ của quê hương đất nước Việt Nam được đưa vào tác phẩm); Đề tài thứ năm là Nhìn ra thế giới (chân dung của rất nhiều nhà khoa học, bác học, những nghệ sỹ tài năng của thế giới).Và còn một đề tài nữa đó là Thế giới muôn màu (vẽ rất nhiều hình ảnh các con vật trên trái đất).
Để sản xuất được loại gốm sứ đặc biệt trên, người nghệ nhân Hữu Nhật đã phải mất nhiều năm nghiên cứu mới đạt được kết quả thành công như ngày hôm nay. Hiện nay có rất nhiều người làm gốm sứ, nhưng với nghệ nhân Hữu Nhật, làm gốm sứ nó gắn với anh như một cơ duyên, và xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước. Anh bắt đầu đam mê với gốm sứ, đặc biệt rất yêu thích nghệ thuật, bước đầu tạo ra những tác phẩm gốm sứ độc đáo, xứng đáng được tôn vinh.