Hiền tài thật sự của Việt Nam

Nhớ lại ngày học cấp hai. Gần như sáng thứ hai nào trong giờ chào cờ, Thầy hiệu trưởng cũng nêu gương anh Lê Bá Khánh Trình, một sinh viên Việt Nam đạt giải vô địch toán thế giới ra trước toàn trường để tiếp lửa cho thế hệ học sinh chúng tôi. Hình ảnh của anh đã tỏa sáng thành thần tượng trong tâm hồn, trái tim mỗi học sinh chúng tôi lúc đó. 
hien-tai-that-su-viet-nam-1659341358.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp

Ngày ấy báo chí cũng viết nhiều về anh, đài tiếng nói Việt Nam cũng phát đi nhiều bản tin làm dậy sóng về anh. Cũng đúng thôi! Khi anh, một sinh viên Việt Nam đã toả rạng hào quang trên bầu trời thế giới. Đã làm cho năm châu bốn bể không chỉ biết đến Việt Nam anh hùng  trong chiến đấu, mà còn phải cúi đầu nghiêng nể trình độ toán học của lớp trẻ Việt Nam. 
Bẵng đi một thời gian dài, tôi không còn nghe thấy hình  ảnh của anh trên thông tin đại chúng nữa. Nhường chỗ cho cái tên ấy của anh là nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn người đạt giải nhất thế giới về đàn dương cầm...
Rồi sau này là giáo sư Ngô Bảo Châu người có tài nhưng lắm tật, tuy được đất nước đãi ngộ vẫn ngoảnh lưng bỏ nước mà đi. 
Thực lòng, ngày ấy  tôi luôn nghĩ “Với một tài năng như anh, lại được các nước hùng cường mời gọi, đãi ngộ với những lời hứa hẹn thiên đường mà trong mơ nhiều người cũng không dám nghĩ, nhất là trong giai đoạn cái gì cũng thiếu của thời kỳ bao cấp, một thiên tài như anh đương nhiên có quyền chọn lựa ở lại để cống hiến trả nghĩa cho họ là cái lẽ đương nhiên ở đời”.
Hôm nay, sau 40 năm im hơi lặng tiếng. Tôi lại thấy anh xuất hiện trên báo chí trong vai trò là người Thầy bồi dưỡng và là đoàn trưởng đội thi toán quốc tế. Để rồi lại mang vinh quang về cho dân tộc Việt Nam với 2 huy chương vàng và 4 huy chương bạc.
Thì ra, trong suốt bao nhiêu năm qua, ông đã từ chối đặt bước chân của mình lên tấm thảm đỏ đã được các trường đại học danh tiếng nước ngoài trải sẵn. Ông đã quyết định trở về nước, nơi ấy có Tổ Quốc ông, nhân dân ông để phụng sự, tỏa hương dâng đời. Không như người bạn đạt huy chương bạc khi thi cùng ông, hiện giờ đang là giáo sư  nổi tiếng tại một trường đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ, đang com lê cà vạt cùng nhà lầu xe hơi đạo mạo danh thơm hưởng thụ.
Tìm hiểu thêm về cuộc đời của ông. Tôi mới ngỡ nhận ra, bao năm qua ông là người có công rất lớn cho nền toán học nước nhà. Đã bồi dưỡng cho biết bao nhiêu thế  hệ học sinh đoạt Huy chương vàng toán Quốc tế.
Viết đến đây bỗng dưng lòng tôi lại tự hỏi. Tại sao những hiền tài làm rạng rỡ  non sông có công lớn với đất nước như vậy nhưng chẳng ai thấy? 
Tại sao tới tận giờ này ông chưa được phong hàm phó Giáo sư? 
Hay với những người có tâm huyết với đất nước với nhân dân như ông, họ không cần danh tiếng. Hay vì ông vẫn chưa có những công bố phát minh để đời như các giáo sư Lu, lon, Ngọng...Đang nhan nhản vỗ cánh gáy te te.
Dù là gì đi nữa, thì với cá nhân tôi cũng tiếc cho ông. Một hiền tài thực sự của đất nước. Một thần tượng đã làm dấy lên nỗi khát khao, cháy bỏng cho biết bao lớp học sinh chúng tôi ngày ấy vươn lên. Một nhân tài kiệt xuất vẫn đang nở hoa dâng trái ngọt cho đời. Không như rất nhiều người tôi gặp, tôi biết hôm nay. Họ đều phải đứng lên giới thiệu thì trong cái đầu nhạt tếch đang dần dần lão hoá theo cùng năm tháng của tôi, mới biết họ là Giáo sư, tiến sĩ.
Tôi thiết nghĩ, chắc ông cũng chẳng cần ham hố gì cái hàm đó. Không như một số người phải chạy chọt, thậm chí đạo văn người khác làm của mình để rồi chém gió với những ý tưởng không thể ngẫn ngờ hơn thế nữa.
Không biết các giáo sư ấy khi thấy ông, một người mà nền toán học cả thế giới đều biết nhờ đạt giải Huy chương vàng toán Quốc tế với số điểm tuyệt đối, đồng thời đạt giải đặc biệt vì lời giải độc đáo. Một người Thầy mà bao nhiêu năm qua đã cho ra lò biết bao nhiêu  sinh viên, đã ẵm ăm ắp những huy chương vàng toán học về cho Tổ Quốc. 
Không biết các giáo sư ấy khi biết công lao, thành tích, trí tuệ của ông có chạnh lòng  không nhỉ.

Chuyện làng quê