Khám phá bí ẩn thời tiền sử

TS Nguyễn Việt

15/01/2024 09:45

Theo dõi trên

Tôi bắt đầu đi tìm vỏ trấu in trong gốm và hạt gạo cháy từ 1978, khi tham gia làm thư ký đề tài nông nghiệp sớm Việt Nam của Viện Khảo cổ học. Tôi đã phát hiện trấu in trong xương gốm ở Đông Tiến, Làng Vạc, An Sơn, tìm hạt gạo cháy trong thành Xương Giang... Kỹ sư Nguyễn Xuân Hiển và cố GS Đào Thế Tuấn giúp tôi nghiên cứu các hạt lúa đó.

dt1-1705286319.jpg

"Thảo quả" trong mộ thân cây khoét rỗng thời Đông Sơn còn tươi căng.

Năm 1982 tôi dùng sàng khai quật hang Xóm Trại văn hóa Hòa Bình và phát hiện rất nhiều hạt quả cháy, héo khô, cả hạt gạo cháy và vỏ trấu nữa. Năm 1986 từ Đức về đào Xóm Trại, Con Moong thu được hàng ngàn mảnh hạt quả cháy, nghiên cứu đến nay vẫn chưa xong.

dt2-1705286287.jpg

Quả cà ná ở Bưng Bạc, 3000 năm tuổi

Năm 2000, khi lọc đất để lấy vải liệm trong mộ Châu Can tôi phát hiện nhiều đồ tùy táng thực vật chôn theo người chết : dâu da xoan, sấu... Đặc biệt hai quả còn tươi mọng, trông như quả nhót hay thảo quả. Sau này, 2013 khai quật Bình Kiều (Khoái Châu) cũng thấy hai quả như vậy.

dt3-1705286442.jpg

Nhĩ bôi sơn then trong mộ thân cây khoét rỗng Đông Sơn hơn 2000 năm trước.

Năm 2015 tôi thử ngâm PEG để giữ tất cả các quả đó, cùng với những hạt đào ở Châu Can (2000), Động Xá, Yên Bắc (2004), Bưng Bạc... làm thành sưu tập hiếm hoi thức ăn thực vật tiền sử. Gần đây đã ngâm giữ không co ngót thành công hai ngọn giáo. Đang ngâm bảo quản lô nhĩ bôi, âu, đĩa gỗ, sơn then rất đẹp... Đã được hơn 20 ngày, hôm nay kiểm thử một nhĩ bôi. Thật ấn tượng khi cầm trên tay những đồ hữu cơ còn tươi tắn từ hàng ngàn, chục ngàn năm trước...

Bạn đang đọc bài viết "Khám phá bí ẩn thời tiền sử" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn