Kinh tế tri thức nhìn từ văn hoá

Nguyễn Hữu Đổng

12/03/2024 07:17

Theo dõi trên

Kinh tế tri thức là khái niệm chưa được làm rõ sự thật. Bằng tư duy chân thực, tác giả làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết khái niệm này, đề xuất cách nhận thức đúng đắn kinh tế, tri thức và xây dựng văn hoá kinh tế tri thức.

dt1aqhn-1710172235.jpg

Ảnh minh hoạ.Nguồn: Internet

 

Thực chất kinh tế tri thức nhìn từ văn hoá

Thực chất kinh tế tri thức nhìn từ văn hoá gồm các mặt sau: tính chất kinh tế không tri thức không chân thật, không phát triển; bản chất kinh tế chưa tri thức chưa chân thật, chưa phát triển; thực chất kinh tế tri thức chân thực phát triển. Điều đó có nghĩa, kinh tế tri thức là chân thật phát triển,hay phát triển kinh tế là kinh tế tri thức; không phát triển kinh tế không kinh tế tri thức (no economic development, no knowledge economy); không kinh tế tri thức không phát triển văn hoá (no knowledge economy, no cultural development).

Gắn kinh tế tri thức với khoa học cho thấy rằng, hình thức kinh tế tri thức không khoa học không phát triển; bản chất kinh tế tri thức cũng không khoa học không phát triển; thực chất kinh tế tri thức khoa học phát triển. Tức kinh tế tri thức là kinh tế học hay khoa học kinh tế phát triển; không kinh tế tri thức không khoa học kinh tế (no economic knowledge, no economic science), hay không có kinh tế học phát triển (or no development economics). Nói cách khác, kinh tế tri thức là khoa học và phát triển; thiếu kinh tế tri thức khoa học không phát triển (lack of economic and scientific knowledge does not develop).

Gắn kinh tế tri thức với học thuật cho thấy rằng, hình thức kinh tế tri thức không có học thuật; bản chất kinh tế tri thức thiếu học thuật; còn thực chất kinh tế tri thức là học thuật. Tức kinh tế tri thức hay tri thức kinh tế là “học thuật” - tri thức khoa học của loài người, do con người nghiên cứu chân thật mà có. Theo đó, người không chân thật không có kinh tế tri thức (people who are not honest do not have economic knowledge).

Gắn kinh tế tri thức với kinh tế thị trường cho thấy rằng, không kinh tế tri thức không kinh tế thị trường, không hiệu quả kinh tế; chưa kinh tế tri thức chưa kinh tế thị trường, chưa hiệu quả kinh tế; còn kinh tế tri thức có kinh tế thị trường và có hiệu quả kinh tế. Điều đó có nghĩa, kinh tế tri thức chính là kinh tế thị trường; không kinh tế tri thức không kinh tế thị trường hay không kinh tế hiệu quả; thiếu kinh tế thị trường là không có kinh tế tri thức, kinh tế không hiệu quả. Nói cách khác, không thể “phát triển kinh tế tri thức” khi không phát triển kinh tế thị trường; không thể phát triển kinh tế tri thức khi “xác lập mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [1], hay khi hoàn thiện “thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” [2]; bởi vì, “xã hội chủ nghĩa là không khoa học, không phát triển” [3].

Gắn kinh tế tri thức với xã hội cho thấy rằng, không kinh tế tri thức xã hội không phát triển; chưa kinh tế tri thức xã hội chưa phát triển; còn kinh tế tri thức xã hội phát triển. Điều đó có nghĩa, không kinh tế tri thức xã hội thiên lệch hay thiên lệch xã hội không phát triển; tức “xã hội chủ nghĩa không phát triển” và “chủ nghĩa xã hội chưa phát triển”, còn “xã hội không thiên lệch” là “xã hội không chủ nghĩa - xã hội phát triển” [4]. Nói cách khác, có thể xây dựng con đường xã hội phát triển (can build a path for social development), chứ không thể xây dựng “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” như một số người nghiên cứu nêu ra [5].

Gắn kinh tế tri thức với số và doanh nghiệp (công ty) ta thấy rằng, hình thức doanh nghiệp tư nhân (kinh tế cá nhân, cá thể) là số dương, nước nhà không có kinh tế tri thức; bản chất doanh nghiệp cổ phần (kinh tế nhóm, tập thể) là số âm, nhà nước chưa gắn với kinh tế tri thức; thực chất doanh nghiệp công (kinh tế cộng đồng, công cộng) là số thực, đất nước quốc gia gắn với kinh tế tri thức (the country is associated with a knowledge economy). Điều đó có nghĩa là, kinh tế tri thức không gắn với “kinh tế số” (kinh tế cá nhân, số dương) [6], mà gắn với kinh tế quốc gia (kinh tế cộng đồng, số thực); không gắn với “doanh nghiệp nhà nước”(kinh tế nhóm, số âm) [7], mà gắn với “doanh nghiệp công ích” (kinh tế công cộng, số thực) [8].

Gắn kinh tế tri thức với chất lượng cho thấy rằng, không kinh tế tri thức kinh doanh không chất lượng, kinh tế không hiệu quả không phát triển vững chắc; chưa kinh tế tri thức kinh doanh chưa chất lượng, kinh tế thiếu hiệu quả thiếu phát triển vững chắc; còn kinh tế tri thức kinh doanh chất lượng, kinh tế hiệu quả phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa, không kinh tế tri thức kinh tế chỉ tăng trưởng chứ không phát triển bền vững hay không “sản xuất kinh doanh chân thật hiệu quả (producing and selling genuine and effective services) của các công ty tư nhân, cổ phần, công ích” [9]. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế không là kinh tế tri thức; bởi vì tăng trưởng là không hiệu quả không phát triển bền vững, tức không thể dùng “nền tảng tăng trưởng” để “đất nước phát triển bền vững” như có người nghiên cứu nêu ra [10].

Hạn chế nhận thức kinh tế tri thức trên thế giới và ở Việt Nam

1. Hạn chế trên thế giới

Kinh tế tri thức gắn với văn hoá phát triển trong đời sống xã hội loài người.Tuy nhiên, giới nghiên cứu ở nhiều quốc gia hiểu biết kinh tế, tri thức, kinh tế tri thức còn hạn chế. Chẳng hạn, khi phân tích “kinh tế”, giới nghiên cứu chỉ nhìn bản chất nội dung “kinh”, tính chất “tế”, chứ không nhìn thực chất kinh tế (rather than looking at the economic reality); hay khi phân tích “tri thức” giới nghiên cứu chỉ nhìn bản chất tri chưa thật, tính chất thức không thật, chứ không nhìn thực chất tri thức chân thực (rather than looking at the true nature of knowledge).

Hạn chế nhận thức kinh tế tri thức làm cho nhiều người không hiểu rõ mối liên hệ giữa tính chất kinh tế không tri thức, bản chất kinh tế chưa tri thức, thực chất kinh tế tri thức; không hiểu rõ mối liên hệ giữa con người, phát triển và kinh tế tri thức như sau: không kinh tế tri thức không phát triển cá nhân, chưa kinh tế tri thức chưa phát triển nhóm, còn kinh tế tri thức là phát triển cộng đồng; hay giới nghiên cứu “nói về tri thức nhưng chưa đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm trừu tượng này”, đồng thời hiểu không khoa học khi cho rằng, có kiểu “kinh tế tri thức lớn nhất” [11], hay “sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng” [12]. Đặc biệt, hạn chế nhận thức kinh tế tri thức làm cho “định nghĩa của chúng ta về nền kinh tế khá thô thiển” hay dẫn đến tình trạng tôn sùng “tăng trưởng” (sùng bái tăng trưởng) [13]; tức là, “nhiều công dân, người lãnh đạo chính trị, quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp chỉ quan tâm mục tiêu tăng trưởng kinh tế về lượng hay tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chứ ít coi trọng mục tiêu chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI)” [14].

2. Hạn chế ở Việt Nam

Nhận thức kinh tế tri thức của giới nghiên cứu còn hạn chế; bởi vì, ngay cả khái niệm kinh tế, tri thức đều chưa được làm rõ về học thuật. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), kinh tế chỉ được nhìn là tổng thể nói chung “những quan hệ sản xuất của một hình thái xã hội - kinh tế nhất định”, chứ không nhìn cụ thể là sản xuất kinh doanh dịch vụ chân thật hiệu quả của các công ty (doanh nghiệp) trong quốc gia; còn tri thứcchỉ được giới nghiên cứu nhìn khái quát những điều “hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội” chứ không nhìn cụ thể là hiểu biết thế giới tự nhiên và xã hội.

Hạn chế nhận thức kinh tế tri thức làm cho nhiều người không nhìn rõ tính chất tri thức không khoa học, bản chất tri thức chưa khoa học, thực chất tri thức khoa học; không hiểu rõ mối liên hệ giữa tính chất kinh tế không tri thức không hiệu quả, bản chất kinh tế chưa tri thức không hiệu quả, thực chất kinh tế có tri thức hiệu quả; không hiểu rõ rằng, hình thức kinh tế tri thức không phát triển, bản chất kinh tế tri thức cũng không phát triển, còn thực chất kinh tế tri thức là phát triển. 

Đặc biệt, hạn chế nhận thức kinh tế tri thức làm cho nhiều người nghiên cứu không hiểu rõ “thực chất nguyên lý “kinh tế thị trường chân thật” - “kinh tế thị trường xã hội phát triển” (developed social market economy)” [15]; không hiểu rõ kinh tế thị trường phát triển khi đề xuất xây dựng “chiến lược toàn diện kinh tế số” - mục tiêu kinh tế dài hạn không phát triển [16], tức không hiểu rõ rằng, kinh tế “gắn với “văn hoá số thựcphát triển bền vững” (real digital culture develops sustainable), tri thức khoa học, liêm chính học thuật” [17]; không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất tăng trưởng, bản chất chưa phát triển, thực chất phát triển của kinh tế khi một số người lãnh đạo, doanh nhân đã quá coi trọng hình thức “tăng trưởng sùng bái con số” [18], không nhận thấy rằng “chênh lệch thu nhập đang ngày càng gia tăng” là do “tốc độ tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế của Việt Nam” [19]; không hiểu rõ rằng, văn hoá kinh tế tri thức là kinh tế xanh (knowledge based economic culture is a green economy), còn kinh tế thị trường là kinh tế tuần hoàn (the market is a circular economy); hay không hiểu rõ “luật phát triển kinh tế của xã hội” [20], tri thức và “trí thức là hiểu biết” như Hồ Chí Minh đã từng nêu ra [21].

Cách nhận thức đúng đắn kinh tế, tri thức và xây dựngvăn hoá kinh tế tri thức

1) Cách nhận thức đúng đắn kinh tế:

Kinh tế tri thức gắn liền với kinh tế.Tuy nhiên, kinh tế chưa được giới nghiên cứu làm rõ về nguyên lý. Kinh tế gồm có các mặt chủ yếu như sau: kinh doanh không chân thật không phát triển; sản xuất chưa chân thực chưa phát triển; sản xuất kinh doanh dịch vụ chân thật phát triển. Tức là, để có cách nhận thức đúng đắn kinh tế đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: tính chất kinh doanh không phát triển; bản chất sản xuất chưa phát triển; thực chất sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển (in essence, production, business and services develop), dạng mô hình: bản chất sản xuất chưa phát triển - thực chất sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển - tính chất kinh doanh không phát triển. Điều đó có nghĩa, kinh tế là sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển;các mặt này không phát triển nước không phát triển; còn các mặt này phát triển thì nước phát triển (as these aspects develop, the country develops).

2) Cách nhận thức đúng đắn tri thức:

Tri thức gắn với kinh tế tri thức.Tuy nhiên, tri thức chưa được giới nghiên cứu làm rõ. Tri thức gồm các mặt chủ yếu sau: tính chất thức không hiểu biết không phát triển; bản chất tri chưa hiểu biết chưa phát triển; thực chất tri thức là hiểu biết phát triển, dạng mô hình: bản chất tri thức chưa hiểu biết phát triển - thực chất tri thức hiểu biết phát triển - tính chất tri thức không hiểu biết phát triển. Điều đó có nghĩa, để nhận thức đúng đắn tri thức đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: tính chất tri thức không phát triển; bản chất tri thức chưa phát triển; thực chất tri thức phát triển. Tức tri thức là sự phát triển; không phát triển là không phải tri thức (no development is no knowledge), như tăng trưởng kinh tế không phải tri thức (like economic growth not knowledge). Nói cách khác, tri thức không “tăng trưởng kinh tế”, càng không “tăng trưởng kinh tế cao” (not even “high economic growth”) như một số người nghiên cứu nêu ra [22]. 

3) Xây dựng văn hoá kinh tế tri thức:

Kinh tế tri thức gắn với văn hoá, hình thành văn hoá kinh tế tri thức.Tuy nhiên khái niệm này chưa được nhận thức rõ. Văn hoá kinh tế tri thức gồm các mặt sau: hình thức kinh tế tri thức không văn hoá, bản chất kinh tế tri thức chưa văn hoá, thực chất kinh tế tri thức là văn hoá hay văn hoá kinh tế tri thức, dạng mô hình: bản chất kinh tế tri thức chưa văn hoá - thực chất kinh tế tri thức là văn hoá - hình thức kinh tế tri thức không văn hoá. Tức xây dựng văn hoá kinh tế tri thứcđòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: sự thật chưa có văn hoá kinh tế tri thức, thật sự kinh tế tri thức không văn hoá, sự thật có văn hoá kinh tế tri thức. Nói cách khác, xây dựng văn hoá kinh tế tri thức là xây dựng những con người hiểu biết và chân thật, xây dựng kinh tế thị trường xã hội phát triển, chứ không phải “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” như nhiều người nghiên cứu lầm tưởng [23].

Kết luận

Kinh tế tri thức là phát triển văn hoá hay sản xuất kinh doanh dịch vụ bảo đảm hài hoà môi trường sống, công bằng bình đẳng công lý cho con người.Hiện nay, kinh tế tri thức chưa được nhận thức rõ; giới nghiên cứu chưa rõ tính chất, bản chất, thực chất kinh tế và tri thức.Sự bất cập này là nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiểu biết kinh tế thị trường, kinh tế thị trường xã hội, phát triển kinh tế văn hoá xã hội. Do đó, để phát triển đất nước bền vững bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, giới nghiên cứu lãnh đạo và doanh nhân cần phải nhận thức đúng đắn kinh tế, tri thức và xây dựng văn hoá kinh tế tri thức.

…………………..

Tài liệu trích dẫn:

[1] Tư Giang, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua bài viết của Tổng Bí thư, https://vietnamnet.vn/kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-qua-bai-viet-cua-tong-bi-thu-2246359.html, ngày 02/02/2024.

[2] Nguyễn Thị Chinh-Nguyễn Trung Kiên, Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/anh-chinh/item/4182-phat-trien-kinh-te-tri-thuc-o-viet-nam-theo-tinh-than-nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang.html, ngày 30/04/2022.

[3] Nguyễn Hữu Đổng, Năm mới bàn về “đổi mới tư duy”, https://www.vanhoavaphattrien.vn/nam-moi-ban-ve-doi-moi-tu-duy-a22667.html, ngày 05/01/2024.

[4] Nguyễn Hữu Đổng, Văn hoá toán học - Đôi điều suy nghĩ, https://vanhoavaphattrien.vn/van-hoa-toan-hoc-doi-dieu-suy-nghi-a23466.html, ngày 27/02/2024.

[5] Đỗ Thị Thạch, Cơ sở lý luận, thực tiễn của mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/anh-chinh/item/3501-co-so-ly-luan-thuc-tien-cua-mo-hinh-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam.html,  ngày 14/04/2021.

[6] Duy Linh, Việt Nam trước cơ hội phát triển mạnh kinh tế số, https://tuoitre.vn/viet-nam-truoc-co-hoi-phat-trien-manh-kinh-te-so-20231019082407009.htm, ngày 19/10/2023.

[7] TTXVN, Viettel phải luôn giữ vững vai trò tập đoàn kinh tế chủ lực hàng đầu, https://thanhnien.vn/viettel-phai-luon-giu-vai-tro-tap-doan-kinh-te-chu-luc-hang-dau-185240201233149431.htm, ngày 02/02/2022.

[8] Hiếu Phương, Cổ phần hóa doanh nghiệp công ích: Giải quyết bế tắc, cách nào? https://kinhtevadubao.vn/co-phan-hoa-doanh-nghiep-cong-ich-giai-quyet-be-tac-cach-nao-12723.html, ngày 25/02/2021.

[9], [15], [17] Nguyễn Hữu Đổng, Văn hoá kinh tế chính trị phát triển - thực chất, định nghĩa và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/van-hoa-kinh-te-chinh-tri-phat-trien-thuc-chat-dinh-nghia-va-nhan-thuc-a21428.html, ngày 26/10 /2023.

[10] Thuỳ An, Phát triển bền vững: Muốn đi nhanh phải chọn đúng, https://vtv.vn/kinh-te/phat-trien-ben-vung-muon-di-nhanh-phai-chon-dung-20231130142045455.htm, ngày 30/11/2023.

[11] Việt Hoàng, [Infographic] Nền kinh tế tri thức, https://congdankhuyenhoc.vn/infographic-nen-kinh-te-tri-thuc-179220810163236296.htm, ngày 10/08/2022.

[12] Theo Hồ Tú Bảo (Tạp chí Tia sáng), Tìm hiểu về kinh tế tri thức và các vấn đề về kinh tế tri thức ở Việt Nam, https://redsvn.net/tim-hieu-ve-kinh-te-tri-thuc-va-cac-van-de-ve-kinh-te-tri-thuc-o-viet-nam/, ngày 14/09/2021.

[13] Nguyễn Trọng Nghĩa, Kỳ 1: Sự sùng bái tăng trưởng, https://qln.mof.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/ky-1-su-sung-bai-tang-truong.htm, ngày 09/01/2020.

[14] Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về khái niệm “nhà nước pháp quyền”, https://lsvn.vn/ban-them-ve-khai-niem-nha-nuoc-phap-quyen1662130587.html, truy cập ngày 02/09/2022.

[16] VnEconomy, Chiến lược phát triển nền kinh tế số Việt Nam, https://vneconomy.vn/chien-luoc-phat-trien-nen-kinh-te-so-viet-nam.htm, ngày 31/08/2021.

[18] Nguyễn Tuấn, Không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng sùng bái con số, https://tienphong.vn/khong-the-tiep-tuc-tu-duy-tang-truong-sung-bai-con-so-post537059.tpo, ngày 07/05/2011.

[19] Lê Hồng Hiệp, Tốc độ tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế của Việt Nam, https://nghiencuuquocte.org/2023/01/05/toc-do-tang-truong-gdp-cao-che-khuat-cac-kho-khan-kinh-te-cua-viet-nam/, ngày 05/01/2023.

[20] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 6, tr. 532.

[21] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 275.

[22] Lê Quốc Lý, Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội ở Việt Nam, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/4011-moi-quan-he-giua-tang-truong-kinh-te-voi-phat-trien-xa-hoi-o-viet-nam.html, ngày 17/02/2022.

[23] Nguyễn Mạnh Hưởng, Thành tựu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mấy phương hướng, http://m.tapchiqptd.vn/vi/quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet/thanh-tuu-phat-trien-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-va-may-phuong-huong-20888.html, ngày 10/05/2023.

…………….

Ngày 11/03/2024

N.H.Đ

………………….

Bạn đang đọc bài viết "Kinh tế tri thức nhìn từ văn hoá" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn