Làng chiếu Thạch Tân

Ngày trước làng chiếu Thạch Tân thường chỉ sản xuất chiếu trắng, giá rẻ, ít bán sỉ, thường gánh đi bán lẻ. Hiện nay, người làng đi ra tới Nga Sơn, Thanh Hoá học dệt các loại chiếu khác nhau như hoa dâu, chiếu Cẩm Nê, chiếu trỗ, chiếu bùa. Bên cạnh, làng chiếu còn du nhập kỹ thuật mới dệt năng suất cao hơn nhiều.
lang-chieu-1656422686.jfif
 

 

Thch Tân nm b đông sông Qung Phú (còn gi là Bàn Thch), nơi có đng rung ly thích hp cho loài lác hoang di mc um tùm. Có lẽ vì vy mà t xa xưa người Thanh - Ngh đem ngh dt chiếu đi v phương Nam, phát hin nơi có sn cây lác t nhiên là nguyên liu ct yếu ca ngh, h đã đnh cư và sinh nghip ti đây. V sau khi ngh đã phát trin, dân cư t hi đông hơn thì h phi trng lác mi có đ nguyên liu dt chiếu đi, bán khp các vùng. 

Hằng năm, vào tháng mười một âm lịch nông dân bắt đầu dọn đất trồng lác. Ruộng lác là loại đất lầy thụt, không thể dùng trâu cày mà người phải cuốc. Cuốc đất lác là khâu nặng nề và gian nan nhất. Người cuốc đất là đàn ông khoẻ mạnh mới có thể trụ vững dưới đất lầy sâu trên đầu gối cả buổi, cả ngày. Một lát đất phải cuốc đến ba nhác cuốc mới đến độ sâu cần thiết để bộ rễ cây lác phát triển. Vì vậy công cuốc một sào đất lác bằng ba bốn lần công cuốc một sào ruộng lúa. Làm đất xong thì đàn ông cũng là người cấy lác. Họ tách những bụi lác cũ thành từng khóm bằng nắm tay cắm sâu xuống bùn, khoảng cách giữa các khóm lác độ 35 cm. Cấy lác xong, tháng Giêng đất khô thì làm cỏ. Làm cỏ lác cũng khác làm cỏ lúa. Người ta dùng một đoạn tre vót nhọn chọc xuống đất bùn nạy lên, bợ những khóm cỏ có bộ rễ ăn sâu và chắc vào đất. Cấy lác một lần thì có thể thu hoạch trên mười năm; ruộng  tốt, siêng làm cỏ, có thể thu hoạch trên mười lăm năm.

Lác lên cao độ 2 mét thì cắt. Lác mùa đầu, cắt vào tháng bảy âm lịch, lác lưu niên thì cắt vào tháng tư âm lịch. Lúc này thời tiết nắng ráo, không phải lội bùn thụt nên đàn bà cắt, đàn ông bó và gánh về nhà.

Mùa thu hoạch lác, dân làng chiếu bộn bề công việc. Đàn bà chong đèn chẻ lác cả đêm. Lác chẻ lúc còn tươi. Phụ nữ làng nghề chẻ lác rất điêu luyện. Sợi lác to chẻ bốn, sợi nhỏ chẻ đôi, mỗi công chẻ được một gánh rưỡi tươi. Chẻ lác xong, đem trải lên đất cát để phơi. Cát càng trắng sạch, lác sẽ có màu đẹp. Phơi hai nắng lác khô đúng độ, bó lại thành từng lộn, gác lên rầm nhà bảo quản…

Nguyên liệu thứ hai của nghề chiếu là vỏ cây sân. Vỏ sân được mua từ “nguồn” như: Trà My, Phước Sơn. Người dân tộc lọt vỏ cây sân, lấy phần ruột mềm bên trong phơi khô đem đổi cho con buôn người Kinh để bán lại cho người dệt chiếu. Vỏ sân được người làm chiếu tước nhỏ, chắp lại, xe săn thành sợi dài để làm sân chiếu.

Các bộ phận chính của công cụ dệt chiếu là “khung” và “khổ”:

Khung được thiết kế theo hình chữ nhật, chiều dài độ 3 mét, chiều ngang hơn 2 mét; bốn góc khung có bốn cọc trụ để cố định các cây ngang cấu tạo nên khung. Tùy thuộc vào hướng người ngồi quay mặt phía nào để dệt chiếu, ta tạm gọi đầu trước và đầu sau của khung để dễ miêu tả:

Phía trước khung, người ta cột cố định vào hai cọc góc một “cây ngáng”; tiếp đến là “đòn trang”, hai đầu đòn trang được nối với cây ngáng bằng hai đoạn dây bằng nhau, sao cho khi luồn toàn bộ dây sân vào khung thì độ néo của các dây sân căng ngược chiều hai sợi dây đó tạo ra khoảng cách cố định giữa đồn trang và cây ngáng độ 3 tấc tây. Phía đầu sau khung cố định “cây trục buộc sân”.       

Khổ là dụng cụ có hình chữ nhật, bề dài tuỳ theo khổ của chiếu như: 1,2 -  1,4 -  1,8 mét… Khổ kết cấu bởi bắp khổ và răng khổ. Bắp là hai thanh gỗ tròn, độ dài của bắp cũng là độ dài của khổ; răng là những miếng tre cật dài hơn một gang tay được tra vào hai cây bắp song song, khoảng cách giữa các răng độ 5 ly. Như vậy răng nằm theo chiều ngang của khổ, bắp là chiều dài của khổ làm cho khổ có hình như một miếng ván nhỏ. Khổ có tác dụng canh đều các khoảng cách của dây sân, đồng thời là dụng cụ để dộng ép các sợi lác khít lại với nhau làm nên chiếu.

Bắt đầu cung đoạn dệt bằng việc mắc các sợi sân vào khung. Trước tiên, đặt cái khổ song song và gần sát phía sau đòn trang. Thợ dệt xỏ từng sợi sân qua răng khổ; quàng sợi sân vào đòn trang; kéo sợi sân ngược lại xỏ qua răng khác của khổ; cứ bốn sợi sân dồn lại một nhóm buộc thành một mối vào cây trục cột sân. Khoảng cách giữa các sợi sân độ 6 ly. Tùy theo chiếu khổ rộng hay hẹp mà buộc vào khung bao nhiêu sợi sân. Sân được căng thật thẳng, tạo thành một mặt phẳng như chiếc chiếu. Mắc sân xong, đặt một đòn ngang gọi là “con ngựa” cách trục cột sân khoảng hơn một mét để đợ (nâng) các sợi sân tạo thành mặt phẳng nghiêng về phía trục cột sân. Mặt phẳng đó hợp với cái khổ được tay người dệt giữ thẳng đứng so với mặt nền đất thành một góc 60 độ.

Cung đoạn hai của việc dệt được tiến hành bởi hai lao động. Một người ngồi cạnh khung, dùng “cây lao” là một miếng tre dài hơn 2 mét, to bằng  hai ngón tay, quấn sợi lác vào đầu cây thoi, xỏ luồn qua các sợi sân giống như đưa con thoi dệt vải. Người thứ hai ngồi trong khung, hai tay cầm chắc bắp khổ vuông góc với các sợi sân, dộng ép mạnh dồn sợi xuống phía cuối khung, vắt gút hai đầu sợi lác để viền chiếu không bị bung đầu. Cứ vậy người xỏ lác người ép khổ nhanh chóng, nhịp nhàng tạo nên tấm chiếu. Tuỳ theo chiếu dài ngắn, thưa dày, hai lao động có thể dệt từ hai đến bốn đôi trong một ngày.

Ngày trước làng chiếu Thạch Tân thường chỉ sản xuất chiếu trắng, giá rẻ, ít bán sỉ, thường gánh đi bán lẻ. Hiện nay, người làng đi ra tới Nga Sơn, Thanh Hoá học dệt các loại chiếu khác nhau như hoa dâu, chiếu Cẩm Nê, chiếu trỗ, chiếu bùa. Bên cạnh, làng chiếu còn du nhập kỹ thuật mới dệt năng suất cao hơn nhiều.

Tuy nghề chiếu đưa lại đồng tiền mặt, làm cho người dân làng chiếu thơ thới hơn, nhưng thực ra trong quá trình phát triển nghề đã gặp nhiều thời điểm gian nan. Trước đây mươi năm do người tiêu dùng chuộng các vật dụng trải giường, trải phản nhân tạo, thêm vào là các loại đệm nằm nhân tạo ra đời…cạnh tranh với nghề chiếu. Hiện nay, khi con người đã tiến bộ đến mức quay lại dùng các vật dụng sinh hoạt có nguồn gốc tự nhiên, theo đó nghề chiếu lác thịnh trở lại. Nắm bắt cơ hội, cộng với việc du nhập kỹ thuật mới, làng chiếu Thạch Tân đang từng bước hồi sinh.