Nếu ngày mai dự án thành hiện thực sẽ ghi dấu ấn vàng son trong lịch sử văn hóa Thăng Long, Hà Nội (Bài cuối)

Thạc sĩ Nguyễn Nữ Hoàng Anh - Văn phòng Quốc hội

03/08/2022 07:09

Theo dõi trên

Như đã đề cập ở bài trước, về việc lựa chọn các sự kiện lịch sử, nhân vật từ những vị Vua qua các triều đại: Lý - Trần - Lê - Tây Sơn - Nguyễn, cho đến những vị Công, Hầu, Khanh tướng, danh nhân văn hóa đều phải chọn lọc, không dàn trải. Chẳng hạn, về nguồn cội Thủy tổ, nhất thiết phải có tranh, tượng, phù điêu con Lạc, cháu Hồng.

van-hoa-thang-long10-1659455593.png
Lý Thường Kiệt (1019 – 1105)

-    Tranh, tượng về 18 đời Vua Hùng. Tranh, tượng đài Hai Bà Trưng
-    Thời Tiền Lý: Tôi đồng ý với nội dung mà Dự án đề xuất đề cập là có tượng đài Lý Nam Đế như đã đề cập ở trên và có danh tướng Phạm Tu (476-545), người Làng Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, nằm trên bờ Sông Tô Lịch.

van-hoa-thang-long11-1659455690.png

Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

-    Thời Hậu Lý: Triều đại có công lập Kinh đô nên có đầy đủ 9 vị Vua và các vị khai quốc công thần triều Lý, gồm: 
•    Thiền sư Vạn Hạnh (938-1025)
•    Đào Cam Mộc (?-1015)
•    Lý Đạo Thành (1053 - 1081)
•    Tô Hiến Thành (1102-1179)
•    Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu (982-1059)
•    Hoàng Thái Hậu, Nguyên Phi Ỷ Lan (1044-1117).

van-hoa-thang-long12-1659455594.png
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Đặc biệt là vị Tướng quốc đệ nhất công thần Lý Thường Kiệt (10191105), một vị tướng lừng danh đánh Bắc dẹp Nam. Và khắc dưới tượng bài Nam Quốc Sơn Hà bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Đại Việt.

van-hoa-thang-long13-1659455594.png
Chu Văn An (1292 -1370)

-    Thời nhà Trần: Có tới 12 vị Vua. Ta chỉ nên chọn vị Vua duy nhất là Phật Hoàng Trần Nhân Tông và hai vị: Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Nhà giáo Chu Văn An (1292-1370), người thầy chuẩn mực của muôn đời, quê ở Thanh Liệt, Thanh Trì. Còn Trần Quốc Tuấn, một vị tướng thiên tài, đã 3 lần dẫn dắt quân dân Đại Việt chiến thắng Mông - Nguyên. Dưới chân đế tượng đài có thể khắc cuốn Binh thư yếu lược (lược trích).

van-hoa-thang-long14-1659455594.png
Lê Thái Tổ - Lê Lợi 

-    Thời Hậu Lê: Có tới 26 triều Vua. Ta chỉ nên chọn ba nhân vật:
•    Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi)
•    Vua Lê Thánh Tông, một vị Vua hùng tài đại lược, tổ chức bộ máy Nhà nước từ 4 Bộ lên 6 Bộ. Nhà Vua quản lý xã tắc bằng bộ Luật Hồng Đức nổi tiếng với 720 điều. Đến nay, những điều khoản về hôn nhân - gia đình và hình sự vẫn còn giá trị. Nếu điều kiện không gian nơi dựng tượng đài cho phép, ta có thể khắc bộ luật này bằng ba sinh ngữ : Việt - Hán - Anh.

van-hoa-thang-long15-1659455593.png
Lê Thánh Tông (1442 – 1497)

•    Nguyễn Trãi, vị đệ nhất công thần nhà Hậu Lê. Phải có tượng đài ông cùng khắc và với bài Bình Ngô đại cáo, là một áng văn thơ thiên cổ hùng văn bất hủ cho muôn đời.

van-hoa-thang-long16-1659455594.png
Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

-    Triều đại Tây Sơn: Tôi đồng ý với nội dung mà Dự án đề xuất đề cập là cần có cụm tượng đài hoành tráng về Vua Quang Trung, Nguyễn Huệ. 

van-hoa-thang-long17-1659455594.png
Quang Trung – Nguyễn Huệ (1753 – 1792)

-    Riêng một số triều đại như nhà Hồ - Hồ Quý Ly, nhà Mạc, nhà Trịnh, các sử gia phong kiến không thừa nhận, họ là những loạn thần, tiếm ngôi. Một số sử gia hiện đại, có nhận định đánh giá khác. Song trong dân gian, bách tính chưa nhất trí cao về các dòng họ này. Thậm chí, có một số nhân vật thời hiện đại tuy mang dòng họ trên, nhưng vẫn mang họ khác để né tránh. Theo ý kiến chúng tôi, chỉ nên đưa ở dạng phù điêu hoặc tóm tắt biên niên lịch sử.

van-hoa-thang-long18-1659455594.png
Hoàng Diệu (1829 – 1882)

-    Giai đoạn đầu tiên chống Pháp xâm lăng Thành Hà Nội, cần có tượng đài hai vị Tổng đốc: Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương.
-    Giai đoạn chống Pháp có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phải có tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cụm tượng đài các chiến sĩ bảo vệ Thủ đô. Đó là cụm tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

van-hoa-thang-long19-1659455594.png

-    Về nhóm tượng đài danh nhân văn hóa: Theo tôi, tiêu chí tuyển chọn chỉ lấy những nhân vật có cuộc đời sự nghiệp gắn bó với Thăng Long - Hà Nội hoặc sinh ở Kinh thành như: 
•    Nhà lý học, danh nhân văn hóa, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rất nổi tiếng của các tập đoàn phong kiến đương thời.
•    Đại thi hào, danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Du với tác phẩm Long Thành cầm giả ca. 
•    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm, danh nhân văn hóa Thế giới.

van-hoa-thang-long20-1659455594.png
Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh 

•    Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, quê ở Làng Lũ trên bờ Sông Tô Lịch. Ông là tác giả Kình Thiên Tháp Bút (viết lên trời xanh) ở Cầu Thê Húc, Hồ Hoàn Kiếm. Đồng thời, ông cũng là nhà thơ chữ Hán lừng danh, Vua Tự Đức đã khen: "Văn như Siêu Quát vô tiền Hán".

van-hoa-thang-long21-1659455594.png
Nguyễn Bình Khiêm (1491 – 1585)

* Về mảng tranh tường, tôi xin đề nghị cần có 10 bức thiết yếu:
1.    Bức thứ nhất: Dựng lại trận chiến Hai Bà Trưng cưỡi voi, phất cờ (năm 39-43) chống quân Nam Hán thu lại 65 huyện, thành, là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó.

van-hoa-thang-long22-1659455594.png

2.    Bức tranh 2: Mô tả nhà Vua Lý Công Uẩn dừng thuyền ở Bến Giang Tân nhìn thấy Rồng vàng bay lên và dân các làng: Yên Thái, Bái Ân, Nghĩa Đô v.vv… phủ phục hai bên bờ Sông Tô Lịch - Thiên Phù tung hô "vạn tuế", dâng lễ vật lên nhà Vua.
3.    Bức thứ 3: Dựng lại chiến thắng Đông Bộ Đầu (ở Dốc Hàng Than bây giờ) cảnh quân dân Đại Việt nhà Trần chiến thắng quân Mông - Nguyên.

van-hoa-thang-long23-1659455594.png
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương 

4.    Bức thứ 4: Mô tả quân dân nhà Hậu Lê vây hãm tướng giặc Vương Thông - nhà Minh ở Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội và buộc chúng phải xin hàng.

van-hoa-thang-long24-1659455595.png
Nguyễn Văn Siêu

5.    Bức thứ 5: Mô tả chiến công thần tốc của Vua Quang Trung tiêu diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi, Đống Đa. Trong đó, có cảnh Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt phải chui vào ống đồng ngày đêm trốn, chạy về phương Bắc. Và một bức mô tả cảnh quân Thanh tranh nhau vượt cầu phao bắc qua Sông Hồng, cầu bị gãy, chúng ngã xuống sông chết đuối rất thảm khốc.

van-hoa-thang-long25-1659455595.png
Trần Duy Hưng 

6.    Bức thứ 6: Dựng lại hai trận chiến của quân Cờ Đen do Hoàng Tả Viêm (hay còn gọi là Hoàng Kế Viêm) và Lưu Vĩnh Phúc tiêu diệt 2 tên sĩ quan Pháp Francis Garnier và Henri Rivière ở Cầu Giấy.
7.    Bức thứ 7: Ghi lại dấu ấn quân, dân Thủ đô, các chiến sĩ tự vệ Thành chiến đấu dũng cảm trong từng khu phố: Đồng Xuân, Hàng Đậu, Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Bún, v.v… giành từng căn nhà, khu phố với kẻ địch. Đặc biệt, có chiến sĩ "cảm tử" - ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch để cản bước tiến của chúng, kìm chân địch để Trung ương rút lui an toàn ra vùng chiến khu.
8.    Bức thứ 8: Toàn cảnh Đoàn cứu quốc quân từ chiến khu Việt Bắc tiến về giải phóng Thủ đô trong tiếng reo vui mừng đón của hàng vạn người dân Thủ đô tung cờ hoa chào đón.
9.    Bức thứ 9: Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong rừng cờ, rừng biển, rừng người. 
10.    Bức thứ 10: Cần có bức tranh ghi lại dấu ấn lịch sử 72 ngày đêm: Trận chiến Điện Biên Phủ trên không của quân, dân Hà Nội. Và một tượng đài đặc biệt cần có của Hà Nội là vị Chủ tịch Hà Nội Trần Duy Hưng được muôn dân Hà Nội yêu mến.

van-hoa-thang-long26-1659455595.png
Vua Lý Công Uẩn dừng thuyền ở bến Giang Tân

Trên đây là một số ý kiến tản mạn ban đầu, tôi xin mạo muội góp ý về Dự án đề xuất cải tạo Sông Tô Lịch và xây dựng các hạng mục công trình, thiết chế văn hóa. Rất mong được các vị học giả, Giáo sư, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu góp ý chỉ bảo.
(Hết)