Nghệ nhân, đồng thầy Phạm Thị Dung – Nhất tâm phụng sự Phật Thánh

Nguyễn Hương

30/09/2021 16:45

Theo dõi trên

Sống như một đóa hoa tỏa hương thơm ngát xây dựng cuộc sống này thêm hạnh phúc, bằng tấm lòng hướng thiện trong sáng cùng những việc tốt hàng ngày, nghệ nhân đồng thầy Phạm Thị Dung xứng đáng được khen ngợi và công nhận về những đóng góp cho cuộc sống này.

10e48f92f6c93f9766d8-1632992496.jpg

Nghệ nhân đồng thầy Phạm Thị Dung thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ: Giá Hầu Quan Đệ Tam

Nghệ nhân, đồng thầy Phạm Thị Dung sinh ngày 8/7/1963 tại Tiền Hải, Thái Bình, vùng đất anh hùng đã vinh dự được năm lần đón đón tiếp chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm, những con người ở đây luôn toát lên vẻ chân chất và nhân hậu. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống kháng chiến, bố của cô là Đảng viên, các anh em trong gia đình đều theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường nhập ngũ chiến đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bản thân cô cũng là cán bộ công tác tại BCH hội phụ nữ xã.

Được thừa hưởng truyền thống của quê hương, lớn lên có sự vun đắp, dạy dỗ của nhà trường và cha mẹ nên cô đã tiếp thu và rất yêu mến những tinh hoa văn hóa dân tộc. Cuộc sống êm đềm tưởng chừng cứ như vậy mà trôi qua, rồi những biến cố cũng giúp cô nhận ra cơ duyên của cuộc đời cô, đó là nhất tâm phụng sự Phật Thánh. Trong thời gian công tác, cô vừa đau ốm bệnh tật liên miên, gia đình cũng không được hạnh phúc trọn vẹn. Đầu óc cô lúc nào cũng như người có bệnh, đi đứng không có định hướng, không vững vàng. Ngày ấy, gia đình cô hết sức khó khăn, làm ăn kinh tế, chăn nuôi thất bại. Cuộc sống túng quẫn, bế tắc khiến cô chán chường, cô đành xin nghỉ công tác tại Hội phụ nữ vì không muốn làm ảnh hưởng tới công việc chung. Cô thường xuyên tham gia các hoạt động an sinh xã hội và xây dựng, tu bổ các di tích lịch sử văn hóa đình, đền, chùa, đặc biệt là chùa Minh Châu. Cô thường xuyên làm từ thiện, công quả tại chùa, để cho người thanh thản, nhẹ nhàng. Đi lễ khắp nơi, nơi đâu cũng có người nói cô có căn có số, phải ra trình đồng, mở phủ. Ban đầu cô sợ mình không làm được và rồi mình biết làm những gì đây? Ngày một ngày như có người mách bảo đi tìm người dạy, cô được nhà chùa sắm lễ giúp cô trình đồng, mở phủ theo căn nguyên mà các Ngài đã lựa chọn. Cô Dung đến với đạo Mẫu cũng là một cái duyên, trong một canh đàn của một người Pháp sư già trong tiệc tháng tám giỗ Đức Thánh Trần và cô được Mẫu gọi vào giao việc giúp đỡ Pháp sư. Trong những ngày đầu tiếp cận với việc cúng lễ theo hệ thống tứ phủ, cô luôn tâm niệm rằng có thờ có thiêng, có kiêng có lành, từ đó cô chịu khó tìm tòi, học hỏi về đạo Mẫu, về các anh hùng dân tộc, những người có công trong công cuộc dựng và giữ nước. Đặc biệt hơn là được học và biết những câu hát chầu văn đầy tính nghệ thuật truyền thống. Đây là những câu hát không thể thiếu trong nghi lễ thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu. Từ đó, nghệ nhân Phạm Thị Dung luôn cố gắng đôn thúc bản thân thực hành lời Mẫu dạy làm nhiều việc thiện, giúp đỡ những người xung quanh, sống tốt đời đẹp đạo, cô thấy được trách nhiệm của một nghệ nhân phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, bảo tồn những di sản văn hóa của dân tộc.

Cô từng tâm sự, những năm của thập kỷ 70 về trước, các công việc về tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu còn hạn chế, khiến cô gặp nhiều trở ngại. Chính quyền địa phương chưa có cái nhìn đúng đắn về tục thờ Mẫu, gia đình cô lại là gia đình văn hóa, bố là Đảng viên phải nghiêm túc nên quá trình đến với đạo Mẫu của cô gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự kiên trì nhất tâm với tín ngưỡng mà mình đã chọn, cô đã cố gắng để vượt qua khó khăn thử thách. Gia đình cô hiểu và ủng hộ tín ngưỡng của cô, đây cũng là nguồn động lực, là hậu phương vững chắc để cô gìn giữ phát triển nét văn hóa này. Sau này, đạo Mẫu đã được công nhận một là di sản văn hóa. Đây là niềm vui to lớn không chỉ với nghệ nhân mà còn với tất cả những ai tin tưởng, coi tín ngưỡng là điểm tựa tinh thần, là niềm an ủi.

Năm 2001 gia đình cô chuyển vào miền Nam sinh sống. Những ngày đầu nơi đất khách quê người còn rất bỡ ngỡ, lạ người lạ cảnh nên cô chỉ âm thầm thờ Mẫu và làm việc phát triển kinh tế gia đình. Dù khó khăn đến mấy, cô vẫn một lòng theo đạo. Đến năm 2008, cô chính thức lập ngôi điện khang trang “Phúc Lộc Điện”. Con đường hầu Mẫu của cô thuận lợi hơn rất nhiều, mọi người xung quanh ngày càng tin tưởng và biết đến đạo Mẫu nhiều hơn. Nhiều người tìm đến điện cô để cầu Thánh Mẫu phù hộ độ trì, cầu bình an may mắn, tiền tài hạnh phúc. Đi theo Mẫu khiến cô như được cởi mở tâm hồn mình hơn, trở nên vị tha, nhân ái hơn. Cô luôn làm những việc thiện lành, giúp đỡ những người xung quanh như giúp đỡ trẻ mồ côi ở Tân Đông Hiệp, hay các viện dưỡng lão của các cụ già ở Tân Uyên, làm tốt công tác an sinh xã hội, thường xuyên làm từ thiện, công quả tại chùa Minh Châu những lúc rảnh rỗi.. Cô thấy được trách nhiệm của một nghệ nhân là phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy, bảo tồn những giá trị truyền thống dân tộc. Với những nỗ lực của mình, cô đã nhận giải thưởng nghệ nhân trình diễn xuất sắc trong Liên hoan Hát văn, hát chầu văn toàn quốc 2021, cùng nhiều bằng khen, giấy khen của nhà nước từ địa phương tới Trung ương.... Những hình thức khen thưởng này có thể chưa nói hết được những gì cô đã đóng góp cho sự nghiệp văn hóa, nhưng là một phần động lực để cô thêm tin yêu và giữ gìn nó.

Tính tới nay, với gần 26 năm đi theo con đường phụng thờ cửa Mẫu, nghệ nhân Phạm Thị Dung luôn chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước, tích cực làm việc thiện, là tấm gương sáng để nhiều người học theo. Trong mọi hoạt động an sinh xã hội do địa phương và các thành phố tổ chức, cô đều nhiệt tình tham gia, đóng góp công sức cả vật chất lẫn tinh thần để phổ biến rộng rãi tấm lòng tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn đến mọi người. Là người có tâm đức lại nắm vững các phép tắc thực hành tín ngưỡng, cô đã truyền dạy cho hàng trăm học trò trên khắp mọi miền tổ quốc.

Bạn đang đọc bài viết "Nghệ nhân, đồng thầy Phạm Thị Dung – Nhất tâm phụng sự Phật Thánh" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn