Hóc Môn là một huyện ở ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày trước, địa thế nơi đây rất hiểm trở, phía sau là bưng Tầm Lạc mênh mông, cỏ lấp đầu người, nước ngập ngang lưng và rừng liên tiếp lên tận Cao Miên, Lào. ''Mười Tám Thôn Vườn Trầu'' (Thập bát phù viên), là vùng đất chuyên trồng trầu cau ở Hóc Môn. Đây là vùng cư ngụ của những người dân lưu tán từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào. Đa phần, họ đều giỏi võ nghệ, sống gắn bó với nhau và có truyền thống đấu tranh chống áp bức.
Ông Phan Công Hớn tên thật là Phan Văn Hớn, sinh năm 1829 trong một gia đình nho giáo ở làng Tân Thới Nhứt (nay là xã Bà Điểm) huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông là một nông dân văn hay, võ giỏi, có nhiều mưu trí, có tấm lòng hào phóng, ngay thẳng, biết thương yêu đồng bào. Ông thường đứng ra chống lại bọn cường hào và những người thân Pháp nên bị họ căm ghét.
Năm 1879, đốc phủ Trần Tử Ca, tri huyện Bình Long (nay là huyện Hóc Môn) là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp, vu khống Phan Văn Hớn âm mưu làm loạn để bắt ông giao cho Pháp, khiến ông lãnh án 5 năm tù đày ra Côn Đảo.
Mãn hạn tù, ông về lại quê nhà, tổ chức hai trường đá gà ở ngã tư An sương và xã Bà Điểm để che mắt đối phương và tìm cách liên lạc với những người chung chí hướng, bí mật tập hợp dân nghèo, rèn sắm vũ khí, tích trữ lương thực... Nhân lời kêu gọi Cần vương của vua Hàm Nghi, Phan Văn Hớn quyết định khởi nghĩa và thành lập Ban chỉ huy gồm Phan Công Hớn (tổng lãnh binh), Nguyễn Văn Quá (chánh lãnh binh), Phạm Văn Hồ (phó lãnh binh), Phan Văn Võ (tức Cai Võ, lo việc nội ứng bên trong dinh huyện Bình Long).
Ngày 9 tháng 2 năm 1885 (mùng một Tết Ất Dậu), Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá cùng hơn ngàn nghĩa quân chia làm ba cánh, tấn công vào dinh huyện Bình Long. Đốc phủ Trần Tử Ca rút lên lầu chống cự, nghĩa quân dùng rơm và dây đậu phộng khô có sẵn trong dinh, đem chất xung quanh nơi Ca ẩn náu rồi châm lửa đốt. Vợ Trần Tử Ca chết cháy. Tử Ca chạy thoát ra ngoài thì bị một nông dân bắt được giao cho quân khởi nghĩa. Đốc phủ Ca bị xử chém, đầu bêu lên cột đèn trước chợ Hóc Môn.
Sau đó nghĩa quân kéo xuống tấn công Sài Gòn. Tới Quán Tre (nay thuộc phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP. HCM), đoàn quân chia ra làm hai, một đạo quân tiến thẳng vào Sài Gòn, một đạo quân trú ngoài nội thành chờ hiệu lệnh tiếp ứng.
Tờ mờ sáng, đạo quân đầu tiên tới Bình Hòa (nay thuộc quận Bình Thạnh, TP. HCM) thì bị một đội quân Pháp chặn đánh. Thua trận, nhiều nghĩa sĩ bị bắt. Nghe tin dữ, đạo quân thứ hai tự tan vỡ.
Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, nhiều quân dân ở nhiều vùng khác, như: Bình Chánh, Bà Hom, An Lạc, Cần Giuộc, Cần Đước... kéo đến tập hợp ở Bà Quẹo, Tân sơn Nhất, nhưng vì đạo quân đi đầu tan vỡ nên họ cũng tự giải tán.
Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá chạy thoát, để uy hiếp hai ông ra hàng, Pháp vây bắt người thân của hai ông và nhiều dân thường để khảo tra. Vì không thể để thân nhân và đồng bào bị liên lụy, hai ông tự nạp mình.
Hai con trai của Trần Tử Ca là Trần Tử Long, Trần Tử Bản xin phép quan Pháp đến thôn Tân Thới Nhì, là nơi giam giữ ông Hớn, ông Hóa, cật vấn và tra khảo hai ông rất tàn khốc.
Cuối cùng, tất cả những người bị Pháp bắt được đem ra xét xử suốt từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9 năm 1885.
Ngày 30 tháng 3 năm 1886 (ngày 25 tháng 2 âm lịch), hai ông Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá bị quân Pháp hành hình tại chợ Hốc Môn và đều bị bêu đầu.
Tổ quốc ghi ơn, thế hệ sau luôn nghiêng mình tưởng niệm trước di tích của ông còn lưu hậu thế, nhân dân Việt lập đền thờ Phan Công Hớn tại 66/7 Ấp Tây Bắc Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn ngay trong thời kỳ Pháp còn cai quản miền Nam Việt Nam. Hàng năm giỗ ông vào ngày 25 tháng Giêng âm lịch.
Một ngôi mộ đơn sơ bằng đá ong, tô hồ ô dước. Phía trước đền thờ xây gạch đơn giản nhưng khang trang với hai câu liễn "Vì nước hy sinh gan liệt sĩ", "Thương nòi chiến tử nghĩa anh hùng" được chạm khắc trên hàng cột.
Hàng năm, vào ngày 24, 25 tháng 2 âm lịch, lãnh đạo chính quyền và người dân xã Bà Điểm cùng nhân dân gần xa trên mọi miền Tổ quốc về dự giỗ tổ và ôn lại truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ngôi đền thờ là nơi tôn vinh vị anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc và giúp đỡ người dân sống yên ổn. Ở đây, không chỉ nhang khói sừng sững linh thiêng mà còn lưu giữ những sự kiện về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của anh hùng liệt sĩ Phan Công Hớn, bao gồm các hình ảnh, bằng khen, huy chương và cảnh người dân vào mùa lễ. Nói đến Bà Điểm Hốc Môn là nhắc đến lễ đền thò Phan Công Hớn, nơi đây đã trở thành địa điểm lịch sử và văn hóa tiêu biểu ở thành phố mang tên Bác nói chung và huyện Hốc Môn nói riêng.
Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của ông Phan Công Hớn, vị anh hùng có công khai hoang, lập làng và chống giặc ngoại xâm vào thế kỷ 18.
Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, bao gồm các nghi lễ trang nghiêm như dâng hương, dâng lễ vật, tế lễ và diễn xướng tuồng cổ. Đoàn rước lễ bắt đầu từ đình Long Hưng, nơi thờ bà Đô Huê, vợ Phan Công Hớn, đến đền thờ Phan Công Hớn. Đoàn rước gồm có cờ, trống, lộng (kiệu), long đình (long với bộ võng được thêu hình rồng, phụng bằng chỉ ngũ sắc)... Các nghi lễ tế lễ được thực hiện bởi các bô lão trong làng, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua đuổi tà ma, bệnh dịch.
Lễ đền thờ Phan Công Hớn không chỉ là một nghi lễ tôn giáo truyền thống mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Lễ hội là dịp để người dân địa phương bày tỏ lòng biết ơn đối với người có công với dân, với nước. Qua nghi lễ, người dân còn được giáo dục về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc.
Lễ đền thờ Phan Công Hớn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2013. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với một nghi lễ truyền thống mang giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, góp phần bồi đắp thêm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.