Kỳ 85
4. Công xã Ma cơ
Như một qui luật, khi công xã thị tộc tan rã thì xã hội của những người Giécmanh và F. Ăng ghen chuyển sang công xã nông thôn-Ma cơ. F. Ăng ghen đã luận chứng rõ ràng về công xã Ma cơ trong bài luận cùng tên khi ông ngghiên cứu xã hội tiền tư bản. Theo F. Ăng ghen khi công xã nguyên thuỷ của người Giéc manh đang trên đường tan rã thì trong nội bộ của họ chuyển sang công xã Macơ như kiểu công xã nông thôn ở phương Đông. Vào thế kỷ thứ V đế quốc La Mã sụp đổ, người Giécmanh và người F. Ăng ghen tràn vào chiếm đất đai của người La Mã và du nhập công xã Mác cơ vào vùng đất mới chiếm được. Công xã Mác cơ là quá độ từ chế độ công hữu về ruộng đất sang chế độ tư hữu. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung của công xã. Khi vào La Mã, mỗi bộ lạc định cư theo sự thân thích và gần gũi giữa các thành viên trong bộ lạc tạo nên công xã Mácơ nhiều cấp độ. Thấp nhất là một số gia đình thân thuộc theo huyết thống với nhau tạo thành làng. Vài làng có họ hàng với nhau tạo nên trăm làng, vài trăm làng tạo thành xứ (Gôn), nhiều xứ tạo nên quốc gia, tạo nên vương quốc.
Đất đai công xã bao gồm đất của làng, của trăm làng, của xứ và rộng hơn nữa là sở hữu toàn dân. Đó là đất đai công xã Macơ. Đất đai của mỗi làng gọi là Ma cơ, nhiều làng tạo nên công xã Ma cơ. Có Macơ làng, có Macơ trăm làng, có Macơ xứ và toàn quốc gia là một Macơ. Ruộng đất trong Macơ phân phối cho từng thành viên sử dụng. Ban đầu mấy năm chia lại một lần, về sau vĩnh viến cha truyền con nối. Riêng các loại đất hoang, rừng rú, đồng cỏ, ao hồ, sông ngòi thì không được phân chia mà để làm tài sản chung, canh tác chung, sản phẩm được phân phối cho từng gia đình theo nguyên tắc ngang bằng nhau (tàn dư của công xã nguyên thuỷ). Riêng đất ở, đất đai quanh nhà là của tư nhân.
Tuy nhiên người Giéc manh và người F. Răng vào La Mã, sống chung với người La tinh mà chế độ tư hữu của người La tinh đã hoàn thiện qua hơn 1. 000 năm dưới chế độ nô lệ. Chế độ tư hữu của người La tinh đã ảnh hưởng đến người Giéc manh và người F. Răng. Cho nên vào thế kỷ thứ VI và thứ VII, đất đai Macơ trở thành tài sản của người được phân phối, có thể đem bán, cho và tặng.
Việc xuất hiện đất tư hữu làm cho công xã Macơ tan rã hơn nữa và xã hội của người Giéc manh-F. Răng phân hoá sâu sắc. Như vậy khi có nhà nước chính nhà nước phong kiến đã thúc đẩy cho chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Nhà nước còn dùng ruộng đất để phân phong cho hoàng thân quốc thích, tướng soái công thần để chúng lập nên những lãnh địa phong kiến.
Về xã hội của công xã Macơ, cũng theo luận cứ của F. Ăng ghen, trong thời bình, quyền lực của công xã Macơ nằm trong tay nhân dân Macơ trăm (trăm làng). Toà án nhân dân của công xã tồn tại mãi đến thời kỳ Sác lơmanhơ (thế kỷ IX). Hoàng đế có lập phán quan riêng của mình nhưng toà án Macơ vẫn tồn tại.
Trong thiết chế nhà nước phong kiến, công xã Macơ vẫn tồn tại độc lập. Sau này trong thời kỳ hậu kỳ trung đại, khi mà chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển thì nhiều công xã Ma cơ phát triển thành những đô thị, cơ chế các phường hội tự do đều xây dựng trên thể chế Macơ. Khi hình thành lãnh địa phong kiến ở nông thôn, công xã Macơ vẫn tồn tại dù đặt dưới sự bảo hộ của lãnh chúa phong kiến. Trong công xã Maccơ tồn tại các giai cấp và các đẳng cấp: quý tộc phong kiến, lệ nông và nô lệ. Chế độ phong kiến Tây Âu đã tận dụng công xã Macơ để cai trị và bóc lột. Song từ thế kỷ X trở đi công xã đang trên đường tan rã bởi chế độ tư hữu ruộng đất và kinh tế hàng hoá phát triển.
(Còn nữa)
CVL