Phú Thọ: Ngành Giáo dục huyện Phù Ninh chuyển biển tích cực về dạy và học

Đình Thơm 

29/12/2021 17:52

Theo dõi trên

Theo thầy giáo Bùi Tuấn Long, trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Ninh (Phú Thọ) bày tỏ: Sau gần hết học kỳ I triển khai chương trình mới đối với lớp 2, lớp 6 và một năm triển khai đối với lớp 1, Phù Ninh đã thực hiện tốt nội dung chương trình, tạo chuyển biến tích cực về dạy và học.

Giáo viên cơ bản bắt nhịp với việc đổi mới, trong các giờ giảng, nhất là giáo viên đã tương tác nhiều hơn với học trò. Học sinh cũng tích cực, chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức. Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh Covid -19, tuy nhiên nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh nên học sinh được đến trường học trực tiếp, dù khó khắn nhưng các thế hệ thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực trong học kỳ I năm học 2021 – 2022.

Đến thăm Trường Mầm non Tử Đà vào những ngày thời tiết rét đậm nhiệt độ 14 độ, Trường có 9 nhóm lớp với tổng số 280 trẻ, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng cô và trò trường vẫn duy trì tỷ lệ chuyên cần đạt 98%, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng chương trình giáo dục mầm non. Trường đặc biệt chú trọng phát triển khả năng của từng trẻ, nhất là thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Trong thực hiện chuyên đề, nhà trường quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ môi trường vật chất cho trẻ hoạt động, trong lớp giáo viên thiết kế các góc mở với những hình ảnh đẹp, sinh động, an toàn, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi.

dt1-2021-12-29t174356717-1640774758.jpg
Hoạt động ngoài giò của các cháu Trường Mầm non Tử Đà

 

Dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động; tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm. Giáo viên nắm được hứng thú, nhu cầu, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Những buổi thao, hội giảng đã thực sự là một diễn đàn để các cán bộ, giáo viên cùng trao đổi ý kiến, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức giờ học cho trẻ mầm non theo hướng tiếp cận giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Để kích thích sự hứng thú hoạt động ở trẻ, Ban Giám hiệu trường đã chỉ đạo giáo viên các lớp trang trí môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, sáng tạo và có sự đổi mới thường xuyên, nội dung các bài tập mở phong phú, đa dạng và phù hợp từng chủ đề; chỉ đạo 100% giáo viên, nhân viên tích cực tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Đóng góp xây dựng, cải tạo môi trường, nhóm, lớp, công trình vệ sinh, tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp và kịp thời thông tin đến gia đình về sự phát triển hoặc khó khăn gặp phải của trẻ.

Theo cô giáo Hoàng Thị Hồng Nhung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tử Đà chia sẻ: Qua thực hiện chuyên đề, giáo viên đã có nhiều đổi mới, sáng tạo về phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Các hoạt động lễ hội, trẻ được khám phá thực hành trải nghiệm một cách say sưa, hứng thú. Đặc biệt, qua khảo sát, đánh giá sự phát triển của trẻ qua học kỳ, cả năm học, nhìn chung trẻ có nhiều chuyển biến rất rõ nét như: 90% trẻ đến trường có kỹ năng giao tiếp với cô giáo, ông bà, bố mẹ, người lớn và bạn bè; trẻ được trực tiếp trải nghiệm, khám phá, tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển; trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên, tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1.

dt2-90-1640774870.jpg
Hoạt động ngoại khóa của học sinh trường tiểu học Tử Đà (ảnh tư liệu)

 

Qua một năm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018(GDPT), Trường tiểu học Tử Đà đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Về kết quả đánh giá cuối năm học 2020 – 2021, trường đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, có một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành. Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, dám thể hiện quan điểm của mình, biết nêu quan điểm qua tiết học. Các em cơ bản đã đọc thông viết thạo ngay giữa học kỳ 2 và được củng cố tăng cường bền vững ở cuối học kỳ 2.Chất lượng giáo dục của nhà trường có nhiều hứa hẹn.  Kết quả xếp loại về phẩm chất và năng lực hoàn thành tốt đạt trên 70%, không có học sinh chưa đạt. Kết quả các môn học và hoạt động giáo dục có nhiều tiến bộ. Học sinh tích cực, hứng thú tham gia các kì thi giao lưu của trường. Kết quả kì thi Trạng Nguyên Tiếng Việt và Viết chữ đẹp cấp huyện với 2 giải nhất, 6 giải nhì, 4 giải ba, 2 giả khuyến khích. Kì thi cấp tỉnh đạt 1 giải nhất, 2 giải ba.

Phát huy thành tích học tập năm qua, đến nay chuẩn bị kết thúc kì 1 năm học 2021-2022, kết quả của học sinh ngày càng khẳng định qua các kì giao lưu lớp 2 như; Giao lưu Trạng nguyên Toàn tài có 30,4% số học sinh dự thi. Giao lưu Trạng Nguyên Tiếng Việt với 50,4% số học sinh của khối tham gia. Chất lượng của các kì thi có nhiều khởi sắc. Qua đó càng khẳng định những bước đi vững chắc trong chương trình GDPT 2018.Bên cạnh những thuận lợi đó, trường cũng còn một số khó khăn như số học sinh trong 1,2 lớp khá đông, sự tiếp thu của các em không đồng đều, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải nỗ lực, cố gắng trong công tác giảng dạy. Với những em chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng thì giáo viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm giải pháp giúp đỡ các em theo kịp với tốc độ học của chương trình.

dt3-61-1640775067.jpg
Giờ học sinh học của các em trường THCS Bình Bộ

 

Là năm học đầu tiên triển khai chương trình GDPT 2018, trường THCS Bình Bộ cũng còn gặp nhiều kho khăn do tình hình dịch bệnh Covid -19, gần một tháng học sinh phải học trực tuyến, chính vì vậy đòi hỏi thầy cô và các em học sinh phải có nhiều cô gắng sau khi được quay trở lại học trực tiếp.

Thầy giáo Ngô Ngọc Thụy, Hiêu trưởng THCS Bình Bộ cho biết: Đối với lớp 6, để thực hiện hiệu quả chương trình mới cần nhiều yếu tố, trong đó cần sự linh hoạt trong xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Mặc dù đầu năm học khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 6 cũng gặp một số khó khăn như sắp xếp thời khóa biểu, phân công giáo viên, phân chia chương trình các môn tích hợp, thiếu thiết bị học tập…, Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, trường khắc phục được các hạn chế, việc dạy học đi vào nền nếp. Kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới gồm bốn hoạt động: Khởi động, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Ngay từ khâu soạn bài, giáo viên phải xác định được mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và sản phẩm đạt được để truyền đạt tới học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Đây không phải điều dễ dàng, nhất là đối với đội ngũ giáo viên vốn đã quen với cách dạy truyền thống. Tuy nhiên, nhờ được tập huấn kỹ, chuẩn bị tốt cho nên mọi việc đã vào “guồng” nhanh chóng. 

Bạn đang đọc bài viết "Phú Thọ: Ngành Giáo dục huyện Phù Ninh chuyển biển tích cực về dạy và học" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn