Bài viết mới nhất từ Phan Ngọc Anh*
Mộc Châu và hoang sơ Hang Táu
Hang Táu thật đẹp và hữu tình. Nhưng đường vào Hang Táu quả là nỗi ám ảnh. Và, trong buổi giao lưu với bạn bè ở thị xã Mộc Châu, Sơn La, tôi có đem nỗi ám ảnh ra tâm sự với một anh bạn làm ở Phòng Nội vụ. Bạn tôi bảo, mấy cây số đường đi với một khu du lịch thì có khó gì đâu nhưng Mộc Châu không làm bởi muốn giữ nguyên vẹn sự hoang sơ cho Hang Táu. Phần nữa là để tạo việc làm cho bà con nơi đây. À ra vậy. Nghe thế tôi lại nghĩ đến Sa Pa. So với Mộc Châu, Sa Pa hiện đại và đẹp hơn rất nhiều nhưng Sa Pa đang ở mức xô bồ và mất dần những sắc màu hoang sơ như vốn có.
Lũng Pô, nơi nhất định phải đến
Tôi đã từng đến chào cờ trên đỉnh Lũng Cú và checkin ở điểm cực Bắc (Hà Giang) nay lại chào cờ trên đỉnh Lũng Pô và checkin bên cột mộc 92, thật tự hào và thích thú. Một nơi là “chóp nón” linh thiêng, đầy kiêu hãnh của đất mẹ Việt Nam và một chỗ “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” để làm thành một đồng bằng châu thổ rộng lớn, trù phú - cái nôi của nền văn minh Đông Sơn (nền văn minh đầu tiên của nước ta), sau này là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng của nền văn minh Đại Việt - Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
“Yêu Hà Nội”, một nỗi khắc khoải nhớ thương
“Yêu Hà Nội” nói riêng và thơ Thái Thăng Long nói chung ngập tràn những hình ảnh thương yêu của Hà Nội. Hà Nội của một nỗi nhớ thương, Hà Nội của một miền hoài niệm cháy bỏng và da diết. Hà Nội ở trong thẳm sâu của những tâm hồn xa xứ nhưng đau đáu hướng về đất mẹ trong một tình yêu thương da diết, khôn nguôi. Hà Nội ấy vương vào hồn nhạc của Phú Quang (một người bạn thân của nhà thơ và cùng ly hương trên đất phương Nam) để làm thành những tác phẩm rung động lòng người biết bao thế hệ, sống mãi với thời gian.
Du khảo nơi địa đầu Tổ quốc: Móng Cái
Là người thích xê dịch nên tôi đã đi đến khá nhiều tỉnh biên giới với nhiều cột mốc biên cương của đất nước. Tôi đi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông nhưng lần này đến đến địa đầu Móng Cái thì cảm xúc rất có điều khác lạ. Đó là một cảm xúc mà có lần tôi đã từng đọc được trong cuốn sách “Thiên nhiên Việt Nam” của cố giáo sư Lê Bá Thảo.
Hà Nội: “Hội chợ Xuân, bé vui đón Tết” Trường mầm non Song Phương A - một góc nhìn
Có lẽ những buổi ngoại khóa như ngày hội xuân này sẽ đem lại hiệu quả giáo dục rất tốt và để lại nhiều dư âm tích cực trong xã hội. “Hội chợ Xuân bé vui đón Tết” ở Trường...
Bất chợt gặp khói lam chiều
Bâng khuâng ngọn khói lam chiều, lặng nhìn những nếp nhà lá cọ dãi dầu năm tháng ngả mầu thâm nâu, giữa một màu xanh bát ngát ta lại ước gì được trở lại tuổi thơ để quấn quýt cùng rơm với rạ