Bài viết mới nhất từ Trần Minh
Ôi... Ngày 20 tháng 10
Cứ gần đến những ngày như 8-3 (quốc tế phụ nữ), 14-2 (lễ tình nhân) hay ngày 20-10 (phụ nữ Việt Nam) là y rằng, vợ tôi lại dở cái bài "so sánh" như kiểu muốn "ăn vạ" "bắt đền" vậy! Năm nay cũng thế, sắp đến 20-10, tôi đang tập trung theo dõi bộ phim truyền hình trên tivi, thì vợ lại dí chiếc điện thoại vào mặt, nói:
Của vợ... Công chồng
Đúng là "của nợ", Thúy thầm nghĩ. Thì từ trước tới nay Thúy có chồng cũng như không mọi việc trong nhà đều do một tay cô lo liệu.
"Ông" gạo quê tôi
Bên cạnh hương bưởi và màu hoa xoan tím, thì cây gạo là đặc trưng của làng quê Việt Nam từ miền núi đến đồng bằng. Tháng ba, mùa hoa gạo nở gợi nỗi niềm nhung nhớ của những người con xa quê, nhất là những người sống xa Tổ quốc.
Chuyến tàu đêm
Quê tôi là một thị trấn nhỏ, cách Hà Nội chừng 250 cây số, có ga xép để tàu hỏa dừng chờ tránh nhau hoặc tiếp nguyên liệu. Tàu nào trả khách tại ga, thường là tàu chậm (hay còn gọi là tàu chợ). Mà đã là tàu chợ, thì bất kể giờ giấc, có khi tàu bị chậm 4 - 5 tiếng là bình thường.
Cuộc hội ngộ giữa trời Âu
Bác tôi công tác trong ngành đường sắt, cũng giống như những chuyến tàu xuôi ngược, ông cũng liên tục được điều đi công tác ở nhiều ga tại các địa phương miền Bắc trong thời kỳ đất nước chia cắt.
Bữa cơm nhà có khách
Thời bao cấp, nhà đông anh em, việc chạy ăn để no cái bụng cho đàn con đã là sự cố gắng lớn của bố mẹ tôi. Như bao gia đình khác, thời ấy, bữa ăn chủ yếu là cơm với rau. Còn thịt cá thì theo tiêu chuẩn tem phiếu, thi thoảng mới có một bữa, nhà 4 ông con trai đều ở tuổi sàn sàn "bẻ gẫy sừng trâu", không gắp nhanh thì hết…
Về quê
Cha tôi người miền Trung, quê hương mà ngoài kẹo cu đơ, còn có cái nóng và gió phơn là đặc sản. Lớn lên, cha tôi thoát ly ra Hà Nội. Mặc dù, anh em chúng tôi đều sinh ra và lớn lên tại Thủ đô, nhưng cái gốc gác "dân cá gỗ" luôn nhắc nhở về cội nguồn của mình…