Từ khóa "Bảo tồn" :
Hà Nội: Bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nội là địa phương có số lượng di tích lớn nhất toàn quốc với 5.922 di tích, trong đó 2.581 di tích đã được xếp hạng. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhất là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở các huyện ngoại thành Hà Nội đã tạo ra sức ép không nhỏ đến việc bảo tồn di tích. Vì vậy, việc cân bằng giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội tại Hà Nội đang cần được quan tâm hơn bao giờ hết.
Bảo tồn, phát huy giá trị võ cổ truyền Bình Định: Tôn vinh sức sống mãnh liệt gắn liền với văn hóa - lịch sử
Nói đến võ thuật là nói đến tổng hòa sức mạnh và vẻ đẹp cơ thể, giữa trí lực và thần sắc, kết quả của sự lựa chọn, chọn lọc để duy trì tinh hoa nghề võ.
Hà Giang: Nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Pu Péo
Pu Péo là một dân tộc ít người sinh sống ở miền núi tỉnh Hà Giang. Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Pu Péo chiếm số lượng rất ít nhưng lại có những nét văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, đóng góp nhiều di sản văn hoá quý báu vào kho tàng văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
Di sản văn hóa thế giới Cánh đồng Chum (Lào) được Mỹ hỗ trợ 129.000 USD để bảo tồn
Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Mỹ (AFCP) vừa thông qua khoản tài trợ trị giá 129.000 USD để giúp Lào bảo tồn di sản thế giới Cánh đồng Chum tại tỉnh Xiengkhuang, miền Bắc Lào.
Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị di tích Đền Đức Thánh Trần trong lòng phố cổ TP Vĩnh Yên
Đền Đức Thánh Trần nằm trên đường Trần Quốc Tuấn, phường Ngô Quyền, Tp Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - Người có công rất lớn với vai trò chỉ huy quân đội Đại Việt ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông trong thế kỷ 13. Đền được xây dựng khoảng đầu thế XX. Đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ngày 16/9/2004.
Hà Nội: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường huyện Quốc Oai
Sau khi đưa Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) vào thực tiễn, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn huyện đã chuyển biến đáng kể.
Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1230/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025.
Bạc Liêu thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được tỉnh Bạc Liêu quan tâm thực hiện, đạt được nhiều kết quả. Các di tích văn hóa, lịch sử, khu, điểm du lịch được quan tâm tôn tạo và phát huy giá trị, tạo sức hút hấp dẫn du khách đến tham quan, nghiên cứu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điện Biên: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
Điện Biên có 19 dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng về loại hình di sản văn hóa; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn các loại hình di sản văn hóa để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Khai quật khảo cổ tại di tích Điện Thái Hòa để bảo tồn, trùng tu tổng thể
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định cho phép tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích điện Thái Hòa, Đại nội Huế để củng cố hồ sơ, hoàn chỉnh phương án bảo tồn, trùng tu tổng thể di tích này.