Từ khóa "trái tim người lính" :
Chia nhau cái chết
Nhìn bãi mìn mà ngao ngán. Không sơ đồ. Những cái chết trải dài, im lìm trong đất. Những cái chết đang chờ đợi, bùng lên bất cứ lúc nào. Chả nhẽ cả tháng dọc ngang rừng núi không sao, về gần đến nhà lại tan xác trước cổng? Nhưng làm thế nào để vào được nhà?
Sách hay nên đọc: Chân trần, chí thép
Bản thân tác giả James Zumwalt, từng tham chiến tại Việt Nam, sau đó tham gia cuộc can thiệp vào Panama năm 1989 và Chiến dịch Bão táp Sa mạc tại vùng Vịnh năm 1990-1991.
Đừng chê chúng tôi hát bài hát cũ!
Ca hát đã giúp tôi yêu đời hơn. Vượt qua bao gian nguy vất vả để mãi mãi là tuổi 20. Ngày thống nhất non sông. Sẵn có những ca khúc như: Tiến về Sài Gòn, Đất nước trọn niềm vui… càng tạo cho tâm hồn vui sướng, reo mừng cùng tổ quốc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”.
Nhớ đồng chí Chính trị viên
Ngay sau đó, đơn vị nhận lệnh cùng các đơn vị bạn tiến công, giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972. Anh Chiến phát động trong đơn vị: “Mỗi người là một nhân tố của đơn vị anh hùng. Hãy phát huy tính sáng tạo, tích cực để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao”.
Một thời máu lửa
Sau chiến dịch Nam Lào, sang năm 1972 Mỹ ném bom toàn diện trên toàn miền Bắc, công việc của chúng tôi ngày càng vất vả hơn với số lượng hàng hóa đến và đi ở binh trạm ngày càng tăng. Có đơn vị mới vào thay thế, tôi được ra quân, về đi học tiếp.
Càng hành quân con càng yêu Tổ quốc
Liệt sĩ Phạm Khắc Duyến sinh năm 1955 ở 36 Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Năm 1963, anh lên ở cùng người bố đang công tác tại Khu gang thép Thái Nguyên. Học xong cấp 3, anh thi đỗ và về học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tháng 6-1974, khi đang học năm thứ nhất, Phạm Khắc Duyến đã gác bút nghiên lên đường nhập ngũ.
Huyền thoại Núi Đôi
Từ một câu chuyện tình rồi đi vào văn học, nay nhân vật chính là cô du kích đã bước vào lịch sử, trường tồn cùng với bài thơ Núi Đôi và trở thành huyền thoại.
Anh đã trở về
Khi nghe đọc đến tên: Trần Trọng Trung, Thanh vui mừng nhận ra thằng bạn học thân thiết cùng quê với mình. Còn Trung thì bàng hoàng, sửng sốt, nói thật to lên: “Ôi, thằng Thanh, mày còn sống à, mày đã có giấy báo tử, địa phương làm lễ truy điệu mày mấy năm nay rồi cơ mà!?” Hai người ôm chầm lấy nhau, mừng mừng, tủi tủi.
Tác giả - Tác phẩm: Tiếng đàn
Nhà văn Khuất Quang Thụy còn làm thơ. Thơ ông viết không nhiều nhưng bài nào ông viết cũng để lại nỗi ám ảnh và xúc động: Sống mới khó làm sao, Miền bãi, Tiếng đàn, Đừng ngốc thế em...
Rưng rưng hương khói ngậm cười
Giờ đây, anh vẫn nằm lặng lẽ trên băng sau của chiếc ô tô. Tôi ôm lấy mẹ. Hai mươi chín năm qua, nước mắt mẹ chảy ngược vào trong, giờ đây lại thấm đẫm tấm khăn. Ngày tiễn anh đi, tóc mẹ còn xanh. Nay đón anh về tóc mẹ bạc trắng. Anh có hiểu vì sao?