Tết bàn về khái niệm “Văn Phú”

Khái niệm Văn Phú gắn với làng quê ngày tết Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm.Văn Phú là gì? Đây là câu hỏi chưa được lý giải rõ và không mấy người hiểu được nó. Bằng tư duy thật, tác giả, người từng sống trong làng năm xưa làm sáng tỏ sự thật, hạn chế nhận thức khái niệm này, đề xuất cách nhận thức đúng đắn thuật ngữ văn, làng văn hoá và xây dựng nước có văn hoá.

Sự thật khái niệm “Văn Phú”

Sự thật khái niệm Văn Phú, hay địa danh chung “văn phú” (or the common place name “literature”) bao hàm các mặt chủ yếu sau: tính chất thật sự phú là không phong phú giàu có; bản chất sự thật văn là thiếu văn hoá, chưa phong phú giàu có; còn thực chất sự thật văn phú là “văn hoá, phong phú giàu có” (culture, rich and rich) - khái niệm được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra sáng mùng Một Tết năm Bính Ngọ (1966) khi về thăm làng Văn Phú. Điều đó có nghĩa là, thuật ngữ văn gắn với “văn hoá” - khái niệm biểu hiện thực chất con người “chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh trong quốc gia” [1]; còn phú gắn với phong phú giàu có, hay có giá trị vật chất, tinh thần lối sống đẹp. Tức Văn Phú là văn hoá và phong phú giàu có phát triển;hay làng có văn hoá thì phong phú phát triển; nước có văn hoá thì thịnh vượng văn minh (a country with culture is prosperous and civilized).

dtadg-1706581437.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và chúc Tết nhân dân năm Bính Ngọ1966 tại làng Văn Phú, xã Văn Khê, nay là phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Từ khái niệm nêu trên cho thấy rằng, người không văn hoá là không chân thật sáng tạo; người thiếu văn hoá là chưa chân thật sáng tạo; còn người có văn hoá là chân thật sáng tạo, hay người có “văn hoá sống” - sống vì cộng đồng làng, nước, loài người, chứ không vì cá nhân, nhóm hẹp hòi. Sống vì cá nhân là tư tưởng “cá nhân chủ nghĩa” (chủ nghĩa cá nhân) [2], tư tưởng thiên lệch cá nhân, không đúng đắn; sống vì nhóm là tư tưởng thiên lệch nhóm (chủ nghĩa nhóm), chưa đúng đắn; sống vì cộng đồng (lợi ích chung) là tư tưởng cộng đồng xã hội, không chủ nghĩa đúng đắn hay “tư tưởng tiến bộ” [3], “tư tưởng phát triển” [4]. Nói cách khác, người có văn hoá là người tư tưởng tiến bộ, người có tâm với nước, với dân và với cả cộng đồng loài người; tức người sống không chỉ vì dân tộc mình, mà vì cộng đồng các dân tộc trong quốc gia và cả loài người. Đây cũng là lẽ sống của Đạo Phật - Đạo làm Người (The Tao of Humanity).

Gắn làng quê Văn Phú và văn hoá cho thấy, cá nhân không chân thật làng không văn hoá; nhóm chưa chân thật làng chưa văn hoá; còn cộng đồng chân thật làng có văn hoá. Tức cộng đồng làng chân thực là văn hoá, nhân dân có cuộc sống bình an, tự do và hạnh phúc (the people have a peaceful, free and happy life); làng không văn hoá là nhân dân chưa hạnh phúc (a village without culture means its people are not happy).

So sánh Văn Phú với phát triển thấy rằng, không Phú làng không phát triển; chưa Văn làng chưa phát triển; còn Văn Phú là làng phát triển. Tức Văn Phú biểu hiện làng phát triển, bảo đảm sự hài hoà về môi trường, công bằng bình đẳng công lý về giá trị sống của con người; làng không phát triển là làng thiếu văn hoá (a village that does not develop is a village that lacks culture).

Hạn chế nhận thức khái niệm Văn Phú

Văn Phú là khái niệm gắn với cội nguồn tiếng mẻ đẻ của dân tộc; tuy nhiên, người Việt hiểu biết khái niệm này còn hạn chế, tức hiểu tiếng mẹ đẻ còn chưa chân thật.Hiện nay, ngay cả giới nghiên cứu chỉ nhìn tính chất, bản chất, chứ không nhìn thực chất khái niệm Văn Phú (rather than looking at the essence of the concept of Van Phu). Điều đó có nghĩa, giới nghiên cứu chỉ nhìn hình thức Phú không thật, bản chất Văn chưa thật, chứ không nhìn rõ thực chất sự thật Văn Phú (rather than seeing clearly the true nature of Van Phu), hay không hiểu rõ cụm từ “văn phú” (or do not clearly understand the phrase “literature”).

Hạn chế nhận thức khái niệm Văn Phú làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ đâu là tư duy chưa thật Văn, đâu là tư duy không thật Phú, và đâu là tư duy sự thật Văn Phú (and what is Van Phu’s true thinking); không hiểu rõ rằng, phong phú giàu có không chỉ về vật chất, mà còn cả tinh thần và lối sống đẹp (but also the spirit and beautiful lifestyle); không hiểu rằng, việc nhóm hay việc nhà nước thiếu văn hoá, còn việc cộng đồng hay việc nước là văn hoá (and community or national affairs are cultural) như Hồ Chí Minh từng nói trước ngày bầu cử Quốc hội đầu năm 1946: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu. Ngày mai không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện cái quyền dân chủ ấy” [5]; không hiểu rằng, muốn xây dựng làng văn hoá cần phải sống chân thật, sống không chân thật không có làng văn hoá; không hiểu rõ “cộng đồng xã hội” - khái niệm gắn với việc “cần làm rõ cộng đồng phát triển (need to clarify the development community)”, hay không hiểu rõ “giáo dục trẻ em” - khái niệm biểu hiện thực chất tạo ra “tư duy độc lập của trẻ (education requires children’s independent thinking)” [6].

Đặc biệt, hạn chế nhận thức khái niệm Văn Phú còn làm cho nhiều người nghiên cứu tư duy chưa khoa học khi đề xuất xây dựng “môi trường văn hoá số” [7], làng, nước hay “quốc gia số” [8], thiếu văn hoá khi thực hiện công việc “chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới” [9]; tức nhiều người không hiểu rõ rằng, số dương nông thôn thiếu văn hoá, số âm nông thôn cũng thiếu văn hoá, còn số thực nông thôn có văn hoá (the real number is that rural areas have culture). Nói cách khác, nông thôn mới là người sống chân thực với nhau, yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau mặc dù chính kiến khác nhau, dạng tình bầu bí trong câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Điều đó cũng có nghĩa là, làng phát triển hay nước phát triển cần phải hoà hợp cộng đồng, tôn trọng sự thực “chính kiến khác nhau” - ý kiến khác biệt giữa chính trị phát triển và không phát triển, cùng nhau xây dựng nền độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân.

Hạn chế nhận thức khái niệm Văn Phú là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất cập trong đời sống cộng đồng; chẳng hạn, như: thực trạng diễn ra căn bệnh hình thức, bệnh thành tích trong thi đua, “càng nhiều làng và gia đình văn hoá được công nhận thì đạo đức lại càng xuống cấp” [10]; sự lãng phí của “làng văn hoá 3.200 tỉ đồng” [11]; “sự suy thoái cũng như những biểu hiện lệch chuẩn trong đời sống văn hóa làng” [12]; “một thực trạng phổ biến là nhiều làng quê chúng ta có vẻ đang xấu đi, trước hết là về cảnh quan, kiến trúc. Phong cảnh và nhiều hạ tầng cổ truyền quý báu mang nét đẹp riêng của mỗi ngôi làng đã bị lãng quên, bị “hô biến” những giá trị đặc sắc, bởi tư tưởng duy ý chí và cách làm nóng vội, không phù hợp” [13]; diễn ra tình trạng “thật sự gây phẫn nộ là những clip ghi lại chuyện "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" trong Hội Gióng (Sóc Sơn) và rước kiệu phá ô tô của hội làng Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm)” [14]; hay diễn ra “xu hướng đồng dạng hóa lễ hội” ở các làng quê, làm “mất dần tính đặc sắc” - tính đa dạng nền văn hoá cộng đồng dân tộc (cultural diversity of ethnic communities) [15].

Giải pháp nhận thức đúng đắn thuật ngữ văn, làng văn hoá và xây dựng nước có văn hoá

1) Nhận thức đúng đắn thuật ngữ “văn”:

Văn Phú gắn liền với “văn”. Tuy nhiên, thuật ngữ này chưa được giới nghiên cứu làm rõ. Văn bao hàm các mặt chủ yếu sau: tính chất văn không chân thật không văn hoá; bản chất văn chưa chân thật thiếu văn hoá; thực chất văn chân thật là văn hoá. Tức để nhận thức đúng đắn văn đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ quan hệ giữa các mặt sau: cá nhân sống không chân thật không văn hoá; nhóm sống chưa chân thực thiếu văn hoá; cộng đồng sống chân thực có văn hoá (a community that lives authentically and culturally), dạng mô hình: bản chất nhóm chưa văn hoá - thực chất cộng đồng là văn hoá - tính chất cá nhân không văn hoá. Nói cách khác, văn là cộng đồng sống chân thực; cộng đồng sống không chân thật không có văn hoá (the community lives unauthentically without culture).

2) Nhận thức đúng đắn làng văn hoá:

Văn Phú có mối liên hệ với làng văn hoá. Tuy nhiên, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ. Làng văn hoá bao hàm các mặt chủ yếu sau: tính chất thật sự làng không văn hoá; bản chất sự thật làng chưa văn hoá; thực chất thật làng văn hoá. Tức để nhận thức đúng đắn làng văn hoá đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ quan hệ giữa các mặt sau: cá nhân sống không chân thật làng không văn hoá; nhóm sống chưa chân thật làng chưa văn hoá; còn cộng đồng sống chân thực làng văn hoá (and the community life authentically as a cultural village), dạng mô hình: bản chất làng chưa văn hoá - thực chất làng văn hoá - tính chất làng không văn hoá. Nói cách khác, làng văn hoá là cộng đồng dân cư sống chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần và tâm linh; cộng đồng không chân thực không có làng văn hoá (unauthentic communities do not have cultural villages).

3) Xây dựng nước có văn hoá:

Văn Phú gắn với “nước có văn hoá” - văn hoá cộng đồng làng xã, hay quốc gia có văn hoá. Tuy nhiên, nước có văn hoá chưa được giới nghiên cứu nhận thức rõ. Khái niệm này bao hàm các mặt chủ yếu sau: làm việc nước nhà chế độ thiếu dân chủ, chính quyền không của dân nước không văn hoá; làm việc nhà nước chế độ chưa dân chủ,chính quyền chưa của dân nước thiếu văn hoá; làm việc nước thì chế độ dân chủ, chính quyền của dân là nước văn hoá, dạng mô hình: bản chất nhà nước chưa văn hoá - thực chất nước có văn hoá - tính chất nước nhà thiếu văn hoá. Tức để xây dựng nước có văn hoá đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ quan hệ giữa các mặt sau: bản chất nhà nước là không dân chủ (the nature of the state is not democratic), tính chất nước nhà càng không dân chủ (the nature of the country is even more undemocratic), thực chất nước-quốc gia là dân chủ (in fact, the nation-state is democratic), dạng mô hình: “bản chất nhà nước, chế độ chưa dân chủ – thực chất quốc gia, chế độ dân chủ – tính chất nước nhà, chế độ không dân chủ” [16]. Nói cách khác, giới nghiên cứu, lãnh đạo “cần phải thay đổi tư duy từ“nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” sang “chính quyền của dân, do dân, vì dân” (government of the people, by the people, for the people)” trong các đạo luật của quốc gia; đồng thời, thay đổi nhận thức “quản lý nhà nước” chưa khoa học (“state management” is not yet scientific) sang “quản trị quốc gia” khoa học (to scientific “national gavernance”)” [17].

Kết luận

Khái niệm Văn Phú biểu hiện thực chất văn hoá, phong phú và giàu có phát triển. Đây là địa danh của người Việt cổ xưa.Hiện nay, khái niệm Văn Phú chưa được người dân hiểu rõ; nhiều người nghiên cứu chưa rõ tính chất, bản chất thiếu văn hoá thiếu phát triển, thực chất là văn hoá phát triển. Sự khiếm khuyết này là nguyên nhân dẫn đến làng, nước chưa chân thật và sáng tạo. Do đó, để phát triển bền vững làng xã và đất nước, đáp ứng yêu cầu bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, giới nghiên cứu, lãnh đạo cần phải thật sự đổi mới sáng tạo, “vận dụng cách tư duy văn hoá truyền thống” [18], nhận thức đúng đắn thuật ngữ văn, làng văn hoá và xây dựng nước có văn hoá.

………………………

Tài liệu trích dẫn:

[1] Nguyễn Hữu Đổng, Nhà giáo văn hoá - Đôi điều suy nghĩ, https://vanhoavaphattrien.vn/nha-giao-van-hoa-doi-dieu-suy-nghi-a21528.html, ngày 31/10/2023.

[2], [3], [4], [5] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 10, tr. 589.

[6], [18] Nguyễn Hữu Đổng, Năm mới bàn về “đổi mới tư duy”, https://www.vanhoavaphattrien.vn/nam-moi-ban-ve-doi-moi-tu-duy-a22667.html, ngày 05/01/2024.

[7] Vân Anh - Mai Hương, Xây dựng môi trường văn hóa số thích ứng với xã hội hiện đại - Bài 1: "Mở cửa" bước vào không gian số,

http://vanhoanghethuat.vn/xay-dung-moi-truong-van-hoa-so-thich-ung-voi-xa-hoi-hien-dai-bai-1-mo-cua-buoc-vao-khong-gian-so.htm, ngày 25/08/2022.

[8] Thu Hằng, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, https://thanhnien.vn/viet-nam-se-tro-thanh-quoc-gia-so-185230825155258263.htm, ngày 04/09/2023.

[9] Vân Nhi, Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, https://kinhtenongthon.vn/Chuyen-doi-so-trong-xay-dung-nong-thon-moi-post58422.html, ngày 07/09/2023.

[10] Hoà Trần, “Bệnh hình thức” văn hoá! https://giaoducthoidai.vn/benh-hinh-thuc-van-hoa-post571400.html, ngày 15/10/2021

[11] Kiều Linh, Hoang tàn làng văn hoá 3.200 tỉ đồng, https://tuoitre.vn/hoang-tan-lang-van-hoa-3200-ti-dong-655138.htm, ngày 07/10/2014.

[12] Đoài Nhân, Văn hoá làng - Văn hoá Việt, https://hanoimoi.vn/van-hoa-lang-van-hoa-viet-493232.html, ngày 12/02/2021.

[13] Theo Uông Thái Biểu (nhandan.vn), Bảo tồn bản sắc cho làng quê Việt Nam, https://tapchimattran.vn/van-hoa-xa-hoi/bao-ton-ban-sac-cho-lang-que-viet-nam-48715.html, ngày 02/11/2022.

[14] Cù Xuân Trường, Những hành vi phản văn hóa đang phá vỡ tín ngưỡng dân gian và làm biến chất lễ hội,

https://hanoimoi.vn/nhung-hanh-vi-phan-van-hoa-dang-pha-vo-tin-nguong-dan-gian-va-lam-bien-chat-le-hoi-389216.html, ngày 02/03/2015.

[15] Minh Nhật - Hoàng Minh, Khôi phục lễ hội dân gian truyền thống cần thực chất và bền vững,

https://baodantoc.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui/giam-thieu-tinh-trang-tao-hon-va-hon-nhan-can-huyet-thong-trong-vung-dong-bao-dtts-mn.htm, ngày 08/11/2023.

[16] Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về khái niệm “nhà nước pháp quyền”, https://lsvn.vn/ban-them-ve-khai-niem-nha-nuoc-phap-quyen1662130587.html, ngày 02/09/2022.

[17] Nguyễn Hữu Đổng, Triết học văn hoá phát triển - thực chất và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/triet-hoc-van-hoa-phat-trien-thuc-chat-va-nhan-thuc-a21748.html, truy cập ngày 15/11/2023.

……………….

Ngày 30/01/2024

N.H.Đ