Văn hoá kinh tế chính trị phát triển - Thực chất, định nghĩa và nhận thức

Văn hoá kinh tế chính trị phát triển là khái niệm được nhiều người quan tâm nghiên cứu về các khía cạnh, như: văn hoá, kinh tế, chính trị, kinh tế chính trị, văn hoá chính trị, văn hoá phát triển, chính trị học phát triển. Tuy nhiên, khi lý giải, người nghiên cứu chỉ tập trung phân tích tính chất hình thức bên ngoài, bản chất nội dung bên trong chứ không đi sâu làm rõ thực chất nguyên lý toàn diện ở giữa.

Bằng tư duy khoa học, tác giả bài viết làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết khái niệm này, đề xuất giải pháp xây dựng mô hình phát triển bền vững, văn hoá trong kinh tế và chính trị, quốc gia phát triển văn minh.

Thực chất, định nghĩa văn hoá kinh tế chính trị phát triển

Để nhận thức đúng đắn văn hoá kinh tế chính trị phát triển (economic and political culture develops), trước hết cần làm rõ các khái niệm “văn hoá”, “kinh tế”, “chính trị” và “phát triển”.

 

b1huu-dong1a-1698327633.jpg

Hình minh hoạ do tác giả cung cấp.

 

Văn hoá biểu hiện thực chất “cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người” [1]. Tức là, sức sống của cá nhân gắn với văn hoá hiện tượng phi vật thể tinh thần không khoa học; sự sống của nhóm gắn với văn hoá sự vật vật thể vật chất chưa khoa học; còn cuộc sống của cộng đồng gắn với văn hoá hiện thực thực thể tâm linh khoa học (realistic culture, scientific spiritual entity), hay khoa học tâm linh về văn hoá hiện thực trong cuộc sống loài người (realictis culture in human life).

Kinh tế bao hàm các thuật ngữ “kinh” và “tế”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), kinh nói về “Kênh”, “cách thức riêng để làm việc”, nghĩa là nói về phương pháp hay phương thức sản xuất vật chất chưa thật hiệu quả của các công ty (doanh nghiệp) cổ phần (nhóm, tập thể) trong cộng đồng người; tế nói về “dâng lễ vật theo nghi thức trọng thể”, nghĩa là nói về mục tiêu kinh doanh tinh thần không thật hiệu quả của các công ty tư nhân (cá nhân, cá thể) trong quốc gia; còn kinh tế nói về nguyên tắc sản xuất, dịch vụ kinh doanh vật chất, tinh thần, tâm linh thật hiệu quả của các công ty tư nhân, cổ phần, công ích trong quốc gia, xã hội loài người. Sản xuất chưa thật biểu hiện bản chất chưa chân thật; kinh doanh không thật biểu hiện tính chất không chân thật; sản xuất dịch vụ kinh doanh thật biểu hiện thực chất chân thật. Tức là, kinh tếbiểu hiện thực chất sản xuất kinh doanh dịch vụ chân thật hiệu quả (producing and selling genuine and effective services) của các công ty tư nhân, cổ phần, công ích. Kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường sản xuất kinh doanh, hình thành kinh tế thị trường trong quốc gia và quốc tế. Kinh tế thị trường của các công ty tư nhân gắn với kinh tế tư bản vì lợi ích cá nhân, nhóm chưa phát triển; còn kinh tế thị trường của các công ty cổ phần, công ích gắn với kinh tế phát triển vì lợi ích cộng đồng (economic development for the benefit of the community). Nói cách khác, kinh tế gắn với xã hội phát triển hiệu quả (the economy associated with effective social development) trong quốc gia, cộng đồng quốc tế.

Chính trị bao hàm các thuật ngữ “chính” và “trị”. Theo Từ điển Tiếng Việt, chính được hiểu là cái quan trọng hơn “những cái khác cùng loại”, nghĩa là nói về bản chất công chức, viên chức trong chính phủ, chính quyền địa phương hay cơ quan hành pháp trong “chính quyền dân sự” [2] (chính quyền nhân dân) của “quốc gia” (nước) điều hành thực hiện các mục tiêu chính sách chưa phát triển; trị gắn với “Cai trị (nói tắt)”, nghĩa là nói về tính chất đại biểu dân cử trong quốc hội (nghị viện), hội đồng địa phương hay cơ quan lập pháp trong chính quyền nhân dân của quốc gia xây dựng các mục tiêu chính sách không phát triển. Chính và trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành “chính trị” - khái niệm biểu hiện thực chất đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố, kiểm sát viên cơ quan tư pháp (toà án, viện công tố hay kiểm sát) trong chính quyền nhân dân của quốc gia xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển. Tức là, chính trị biểu hiện thực chất chính quyền nhân dân trong quốc gia “xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển” [3].

Văn hoá, kinh tế và chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành khái niệm văn hoá kinh tế chính trị (VHKTCT); khái niệm này biểu hiện ở các hình thức cụ thể như: văn hoá kinh tế và chính trị, văn hoá chính trị và kinh tế, kinh tế chính trị có văn hoá, văn hoá trong kinh tế chính trị, văn hoá trong chính trị và kinh tế, hay văn hoá trong kinh tế và chính trị (culture in economics and politics). VHKTCT gắn với quốc gia, quốc tế hay gắn với khu vực, vùng, địa lý lãnh thổ khác nhau trên thế giới, hình thành VHKTCT quốc gia và VHKTCT quốc tế.VHKTCT quốc gia biểu hiện thành viên của chính quyền nhân dân xây dựng, thực hiện, thực thi các mục tiêu chính sách trong quốc gia; còn VHKTCT quốc tế biểu hiện thành viên của Liên Hợp Quốc xây dựng, thực hiện, thực thi các mục tiêu chính sách trong cộng đồng quốc tế.

Phát triển bao hàm các thuật ngữ “phát” và “triển”. Phát biểu hiện bản chất chưa cân đối về môi sinh của các tập thể loài vật trong tự nhiên, chưa công bằng về quyền lợi vật chất của các nhóm trong cộng đồng người; triển biểu hiện tính chất không cân bằng về môi trường của các cá thể loài vật trong tự nhiên, không bình đẳng về giá trị tinh thần của các cá nhân trong nhóm; còn phát triển biểu hiện thực chất “sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [4]. Tức là, phát triển gắn với thế giới tự nhiên và xã hội loài người; thế giới tự nhiên không phát triển (the natural world does not develop) thì xã hội loài người cũng không phát triển (human society also does not develop).

Văn hoá, kinh tế chính trị và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành khái niệm VHKTCT phát triển với các hình thức cụ thể như: văn hoá và kinh tế chính trị phát triển, kinh tế chính trị văn hoá phát triển (economical, political and cultural development), hay kinh tế chính trị phát triển có văn hoá (political economy and cultural development). Khái niệm này biểu hiện mối liên hệ giữa văn hoá, kinh tế chính trị và phát triển như sau: tính chất hình thức đại biểu dân cử trong cơ quan lập pháp không sáng tạo xây dựng các mục tiêu chính sách phát triển; bản chất nội dung công chức, viên chức trong cơ quan hành pháp chưa chân thật thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển; thực chất nguyên lý đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố, kiểm sát viên trong chính quyền nhân dân chân thật, sáng tạo, đoàn kết xây dựng, thực hiện, thực thi các mục tiêu chính sách phát triển.

Tức là, VHKTCT phát triển biểu hiện thực chất chính quyền nhân dân chân thật, sáng tạo, đoàn kết xây dựng, thực hiện, thực thi các mục tiêu chính sách bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về sản xuất kinh doanh dịch vụ của các công ty tư nhân, cổ phần, công ích, quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Từ khái niệm này cho thấy rằng, văn hoá chính trị và kinh tế là gắn với phát triển; kinh tế, chính trị chưa văn hoá là chưa phát triển, còn chính trị, kinh tế không phát triển là không văn hoá (without economic development, there is no culture).

VHKTCT phát triển gắn với quốc gia và quốc tế. VHKTCT phát triển quốc gia biểu hiện thành viên trong chính quyền nhân dân chân thật, sáng tạo, đoàn kết xây dựng, thực hiện, thực thi các mục tiêu phát triển quốc gia; còn VHKTCT phát triển quốc tế biểu hiện thành viên trong Liên Hợp Quốc chân thật, sáng tạo, đoàn kết xây dựng, thực hiện, thực thi các mục tiêu phát triển cộng đồng quốc tế. VHKTCT phát triển tương tự như một chu vi hình tròn tuần hoàn (similar to a circular circumference); không có VHKTCT phát triển thì không thể kiến tạo con đường phát triển bền vững (create a path for sustainable development) trong quốc gia và cộng đồng quốc tế.

So sánh VHKTCT phát triển với các số âm (-), dương (+) và thực (0) trong toán học cho thấy rằng, bản chất chính trị kinh tế biểu hiện tăng trưởng âm gắn với văn hoá chưa phát triển, tính chất hình thức chính trị kinh tế biểu hiện tăng trưởng dương gắn với văn hoá không phát triển, còn thực chất nguyên lý chính trị kinh tế biểu hiện “phát triển thực gắn với văn hoá phát triển” (real development is associated with cultural development). Tức là, về thực chất, chính trị kinh tế văn hoá phát triển “giống đại số hơn là số học và càng giống toán học cao cấp hơn là toán học sơ đẳng…, trong khi đó thì các nhà thông thái của chúng ta lại cứ ngoan cố tiếp tục (và vẫn còn tiếp tục) tự đả thông mình và đả thông những kẻ khác rằng “âm ba” lớn hơn “âm hai”” như V.I. Lênin đã từng phê phán một số người có tư duy chưa khoa học trong tác phẩm “Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản” [5]. Theo đó, VHKTCT phát triển bao hàm các mặt chủ yếu về chất của nó như sau: tính chất hình thức VHKTCT không phát triển, không liêm chính học thuật; bản chất nội dung VHKTCT chưa phát triển, chưa liêm chính học thuật; thực chất nguyên lý VHKTCT phát triển, liêm chính học thuật.

Hạn chế hiểu biết VHKTCT phát triển trên thế giới và ở Việt Nam

i) Hạn chế trên thế giới:

VHKTCT phát triển gắn với đời sống xã hội loài người. Tuy nhiên, hiện nay, hiểu biết khái niệm này của công dân nói chung, giới nghiên cứu, lãnh đạo nói riêng ở nhiều quốc gia còn hạn chế. Chẳng hạn, giới nghiên cứu chưa hiểu biết rõ mối liên hệ giữa bản chất sản xuất chưa gắn với kinh tế, tính chất kinh doanh không gắn với kinh tế, thực chất sản xuất kinh doanh dịch vụ gắn với kinh tế; chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa cuộc sống hạnh phúc, văn hoá, kinh tế chính trị và phát triển như sau: hình thức cá nhân trong nhóm có cuộc sống không hạnh phúc gắn với VHKTCT không phát triển, nội dung nhóm trong cộng đồng có cuộc sống chưa hạnh phúc gắn với VHKTCT chưa phát triển, nguyên lý cộng đồng các dân tộc có cuộc sống hạnh phúc gắn với VHKTCT phát triển; hay giới nghiên cứu chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa VHKTCT, chính sách quốc gia và phát triển bền vững như sau: kinh tế chính trị chưa văn hoá gắn với chính sách quốc gia chưa kiến tạo phát triển bền vững, kinh tế chính trị không văn hoá gắn với chính sách quốc gia không kiến tạo phát triển bền vững, còn kinh tế chính trị văn hoá gắn với “chính sách quốc gia kiến tạo phát triển bền vững” (national policy to create sustainable development) [6].

Hạn chế hiểu biết VHKTCT phát triển làm cho giới nghiên cứu, lãnh đạo không phân biệt rõ mối liên hệ giữa văn hoá chính trị với tăng trưởng và phát triển kinh tế như sau: hình thức “tăng trưởng kinh tế” gắn với chính trị không văn hoá, nội dung chưa phát triển kinh tế gắn với chính trị chưa văn hoá, còn nguyên lý “phát triển kinh tế” gắn với chính trị văn hoá. Chẳng hạn, giới lãnh đạo ở “Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002” đã đồng nhất “tăng trưởng kinh tế không gắn với văn hoá” (economic growth is not associated with culture) và “phát triển kinh tế gắn với văn hoá” (economic development associated with culture) khi những người lãnh đạo ở Hội nghị này nhìn nhận khái niệm phát triển bền vững như sau: “phát triển kinh tế (tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)” [7]. Tức là, hiện nay giới nghiên cứu chưa làm rõ khái niệm phát triển bền vững, đồng thời chưa phân biệt rõ mối liên hệ giữa văn hoá chính trị và kinh tế phát triển như sau: chính trị không văn hoá gắn với kinh tế không phát triển; chính trị chưa văn hoá gắn với kinh tế chưa phát triển; chính trị văn hoá gắn với kinh tế phát triển (cultural politics associated with economic development).

Hạn chế hiểu biết VHKTCT phát triển được nhìn nhận là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự “sùng bái tăng trưởng” ở nhiều quốc gia, tức tăng “GDP - Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)”, trong khi GDP không gắn với bảo vệ môi trường sống, không bảo đảm công bằng, bình đẳng, công lý, thậm chí còn “thích sự ô nhiễm”, “thích bão Katrina và không hề ghét các cuộc chiến tranh” [8]; dẫn đến tình trạng “khủng bố và bạo lực chính trị” ở nhiều quốc gia, như Dipak K. Gupta đã nêu ra trong cuốn sách “Hiểu thấu khủng bố và bạo lực chính trị: Ra đời, phát triển, biến chất và sụp đổ” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2021. Hạn chế hiểu biết văn hoá chính trị và kinh tế phát triển dẫn đến “tình trạng bạo lực nhằm vào các nghị sĩ đang ngày càng trở thành vấn đề đáng báo động” [9] ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới với các hình thức tư tưởng (chủ nghĩa) sai lệch, như: tư tưởng thiên tả (không khách quan) vì lợi ích cá nhân, hay tư tưởng thiên hữu (chưa khách quan) vì lợi ích nhóm, chứ không có tư tưởng công tâm khách quan vì lợi ích cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người; đặc biệt, hạn chế hiểu biết văn hoá chính trị và kinh tế phát triển dẫn đến “nội chiến giữa các cộng đồng, dân tộc, chiến tranh điêu tàn giữa các quốc gia qua hàng nghìn năm lịch sử ở cả châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ từ quá khứ đến hiện tại, khiến cho nhân loại khổ đau, đe doạ sự sống của loài vật, loài người trên trái đất” [10].

ii) Hạn chế ở Việt Nam:

Hiểu biết VHKTCT phát triển của công dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), giới nghiên cứu, lãnh đạo nói riêng còn nhiều hạn chế. Hiện nay các khái niệm “văn hoá”, “kinh tế”, “chính trị”, “phát triển” đều chưa được giới nghiên cứu làm rõ về thực chất nguyên lý của chúng. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt đã dẫn ở trên cho thấy, văn hoá chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận chung chung về tính chất hình thức, bản chất nội dung “giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra”, chứ không nhìn nhận cụ thể về thực chất nguyên lý cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh; kinh tế chỉ được nhìn nhận mặt nội dung, hình thức về “quan hệ sản xuất của một hình thái xã hội - kinh tế nhất định”, “hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất”, hay có “tác dụng mang lại hiệu quả tương đối lớn so với sức người, sức của và thời gian tương đối ít bỏ ra”, chứ không nhìn nhận nguyên lý phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các công ty tư nhân, cổ phần, công ích trong quốc gia, xã hội loài người; chính trị chỉ được nhìn nhận khái quát là bản chất nội dung, tính chất hình thức mục tiêu hay “mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duy trì điều khiển bộ máy nhà nước”, chứ không nhìn nhận cụ thể là thực chất nguyên lý chính quyền nhân dân xây dựng, thực hiện, thực thi các mục tiêu chính sách phát triển bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.

Hạn chế hiểu biết VHKTCT phát triển làm cho giới nghiên cứu không nhận thức rõ mối liên hệ giữa tính chất hình thức kinh tế chính trị không văn hoá gắn với xã hội không phát triển, bản chất nội dung kinh tế chính trị chưa văn hoá gắn với xã hội chưa phát triển, thực chất nguyên lý kinh tế chính trị văn hoá gắn với xã hội phát triển; hay làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa chính trị không văn hoá gắn với quốc gia không phát triển, chính trị chưa văn hoá gắn với quốc gia chưa phát triển, chính trị văn hoá gắn với quốc gia phát triển. Tức là, giới nghiên cứu chưa hiểu rõ rằng, chính trị không văn hoá thì chính phủ của quốc gia không thể kiến tạo con đường phát triển đất nước bền vững (path to sustainable national development) bảo đảm cuộc sống thái bình, thịnh vượng, hạnh phúc thật sự của nhân dân.

Hạn chế hiểu biết chính trị kinh tế văn hoá phát triển làm cho giới nghiên cứu không nhận thức rõ mối liên hệ giữa các chữ số của toán học với văn hoá, kinh tế, xã hội, công nghệ. Chẳng hạn, hiện nay có một số người nghiên cứu, lãnh đạo đưa ra các khái niệm chưa khoa học, như: đề xuất xây dựng “văn hoá số”, “xã hội số” hay “xây dựng một chiến lược toàn diện kinh tế số” trong quá trình phát triển đất nước [11]. Tức là, một số người nghiên cứu, lãnh đạo chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa hình thức, nội dung, nguyên lý của chính trị văn hoá, kinh tế, chữ số và phát triển bền vững như sau: bản chất chính trị gắn với “văn hoá số âmchưa phát triển bền vững” (negative number culture has not developed sustainable), tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật; tính chất chính trị gắn với “văn hoá số dương không phát triển bền vững” (positive number culture does not develop sustainable), tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; thực chất chính trị gắn với “văn hoá số thựcphát triển bền vững” (real digital culture develops sustainable), tri thức khoa học, liêm chính học thuật.

Hạn chế hiểu biết kinh tế văn hoá chính trị phát triển làm cho một số người lãnh đạo, doanh nhân đã quá coi trọng hình thức “tăng trưởng sùng bái con số” [12]; làm cho một số người nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất hình thức dân tộc không văn hoá không phát triển, bản chất nội dung dân tộc chưa văn hoá chưa phát triển, thực chất nguyên lý dân tộc văn hoá phát triển (the principle of national and cultural development); dẫn đến sự “yếu kém trong quản trị” quốc gia, “chủ yếu do nguyên nhân chủ quan” và do “Tư duy bao cấp còn ảnh hưởng nặng nề. Năng lực xây dựng và thực thi thể chế còn nhiều bất cập” [13]; dẫn đến tình trạng “sức ì quá lớn trong bộ máy công quyền” [14]; “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” [15]; “tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong một số cơ quan, đơn vị khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi. Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức súc trong xã hội”, hay dẫn đến tình trạng “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích” nhóm, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra.

Giải pháp xây dựng mô hình phát triển bền vững, văn hoá trong kinh tế và chính trị, quốc gia phát triển văn minh

Thứ nhất, xây dựng mô hình phát triển bền vững:

Mô hình phát triển bền vững đang được nhiều quốc gia lựa chọn. Mô hình như vậy gắn liền với khái niệm văn hoá sống của công dân (living culture of citizens) hay công dân sống có văn hoá (citizens live culturally). Khái niệm này biểu hiện mối liên hệ giữa cuộc sống, văn hoá và phát triển bền vững trong thế giới tự nhiên và xã hội loài ngườinhư sau: bản chất sự sống chưa có văn hoá gắn với thế giới tự nhiên chưa phát triển lâu bền; tính chất sức sống không có văn hoá gắn với xã hội loài người không phát triển vững chắc; thực chất cuộc sống có văn hoá gắn với thế giới tự nhiên và xã hội loài người phát triển bền vững, dạng mô hình: “sự sống chưa có văn hoá, thế giới tự nhiên chưa phát triển lâu bền - cuộc sống có văn hoá, thế giới tự nhiên và xã hội loài người phát triển bền vững – sức sống không có văn hoá, xã hội loài người không phát triển vững chắc” [16]. Tức là, phát triển bền vững gắn liền với cuộc sống có văn hoá của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Do vậy, để xây dựng mô hình phát triển bền vững, trước hết cần phải xây dựng văn hoá chính trị, hình thành lối sống chân thật, liêm khiết, sáng tạo, đoàn kết của công dân trong chính quyền trung ương, địa phương nói riêng, quốc gia nói chung; công dân sống không có văn hoá, hay đội ngũ cán bộ trong chính quyền các cấp không liêm khiết, sáng tạo, đoàn kết thì quốc gia không thể phát triển bền vững.

Thứ hai, xây dựng văn hoá trong kinh tế:

VHKTCT phát triển gắn với với khái niệm văn hoá trong kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ mối liên hệ giữa kinh tế và văn hoá như sau: kinh tế thị trường chưa văn hoá thì chưa phát triển, kinh tế thị trường không văn hoá thì không phát triển, kinh tế thị trường văn hoá thì phát triển, dạng mô hình: kinh tế chưa có văn hoá thì chưa phát triển - thực chất kinh tế có văn hoá thì phát triển - tính chất kinh tế không có văn hoá thì không phát triển. Tức là, để xây dựng văn hoá trong kinh tế, trước hết, cần phải đổi mới sáng tạo về tư duy từ bản chất nội dung kinh tế thị trường chưa chân thật, tính chất hình thức kinh tế thị trường không chân thật sang thực chất nguyên lý “kinh tế thị trường chân thật” - “kinh tế thị trường xã hội phát triển” (developed social market economy), hay đổi mới sáng tạo về tư duy “từ“kinh tế xã hội chủ nghĩa không phát triển” (socialist economy does not develop) sang “kinh tế xã hội phát triển” (socio-economic development)” [17]; không đổi mới tư duy như vậy thì không thể xây dựng được văn hoá trong kinh tế.

Thứ ba, xây dựng văn hoá trong chính trị:

VHKTCT phát triển gắn với khái niệm văn hoá trong chính trị. Tuy nhiên, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ mối liên hệ giữa chính trị và văn hoá như sau: chính quyền chưa của dân văn hoá chưa phát triển, chính quyền không vì dân văn hoá không phát triển,chính quyền của dân văn hoá phát triển, dạng mô hình: chính trị chưa văn hoá quốc gia chưa phát triển – thực chất chính trị văn hoá quốc gia phát triển – tính chất chính trị không văn hoá quốc gia không phát triển. Tức là, để xây dựng văn hoá trong chính trị, trước hết, cần phải đổi mới sáng tạo về tư duy từ bản chất chính trị chưa có văn hoá, tính chất chính trị không có văn sang thực chất “chính trị có văn hoá” - “chính trị chân thật sáng tạo phát triển” (true creative politics develops), hay đổi mới sáng tạo về tư duy từ“nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” sang “chính quyền của dân, do dân, vì dân” (government of the people, by the people, for the people); không đổi mới tư duy như vậy thì không thể xây dựng được văn hoá trong chính trị.

Thứ tư, xây dựng quốc gia phát triển văn minh:

VHKTCT phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với quốc gia hay nước phát triển văn minh (civilized developed country). Tuy nhiên, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ mối liên hệ giữa kinh tế chính trị, văn hoá, quốc gia và phát triển văn minh như sau: tính chất hình thức kinh tế chính trị không văn hoá gắn với quốc gia không phát triển văn minh, bản chất nội dung kinh tế chính trị chưa văn hoá gắn với quốc gia chưa phát triển văn minh, thực chất nguyên lý kinh tế chính trị văn hoá gắn với quốc gia phát triển văn minh hay nước phát triển có văn hoá (culturally developed coutries), dạng mô hình: bản chất kinh tế chính trị chưa văn hoá, quốc gia chưa phát triển văn minh– thực chất kinh tế chính trị văn hoáquốc gia phát triển văn minh – tính chất kinh tế chính trị không văn hoá,quốc gia không phát triển văn minh. Tức là, để xây dựng quốc gia phát triển văn minh, trước hết, cần phải đổi mới sáng tạo về tư duy từ bản chất quốc gia chưa phát triển văn minh, tính chất quốc gia không phát triển văn minh sang thực chất quốc gia phát triển văn minh, hay tư duy từ bản chất quốc gia chưa phát triển văn hoá, tính chất quốc gia không phát triển văn hoá sang thực chất quốc gia phát triển văn hoá; không có tư duy sáng tạo như vậy trong giáo dục quốc dân nói chung, công dân nói riêng thì không thể xây dựng được nước Việt Namphát triển văn minh (build a civilized, developed Vietnam).

Kết luận

VHKTCT phát triển biểu hiện thực chất chính quyền của dân, do dân, vì dân chân thật, sáng tạo, đoàn kết xây dựng, thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển bền vững tự nhiên, xã hội, quốc gia, quốc tế.Quốc gia không thể phát triển bền vững một khi giới lãnh đạo thiếu hiểu biết tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý văn hoá chính trị và kinh tế phát triển. Do vậy, nhận thức đúng đắn khái niệm này được nhìn nhận là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay, đáp ứng yêu cầu “xây dựng môi trường văn hoá công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn”, “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra. Để bảo đảm các mục tiêu công bằng, bình đẳng, công lý, quốc gia độc lập, cuộc sống tự do, hạnh phúc thật sự của nhân dân ở Việt Nam, giới nghiên cứu, lãnh đạo cần phải đổi mới sáng tạo tư duy từ tính chất hình thức tri thức không khoa học, bản chất nội dung tri thức chưa khoa học sang thực chất nguyên lý tri thức khoa học, xây dựng mô hình phát triển bền vững, văn hoá trong kinh tế và chính trị, quốc gia phát triển văn minh.

………………..

Tài liệu trích dẫn:

[1] Nguyễn Hữu Đổng, Văn hoá luật - thực chất, định nghĩa và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 22/09/2023.

[2] Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Anh-Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, tr. 1719.

[3] Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã danh ngôn về chính trị và phương trình của Albert Einstein, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 12/09/2023.

[4] Nguyễn Hữu Đổng, Xây dựng môi trường văn hoá phát triển bền vững ở Việt Nam, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 04/01/2023.

[5] V.I.Lênin: Toàn tập, t.41, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr. 110.

[6] Nguyễn Hữu Đổng, Xây dựng chính sách quốc gia kiến tạo phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 02/2018, tr. 49.

[7] Phạm Thị Thanh Bình, Phát triển bền vững: Nhận thức, kết quả và vấn đề đặt ra, https://hdll.vn/vi/, ngày 12/04/2023.

[8] Nguyễn Trọng Nghĩa, Kỳ 1: Sự sùng bái tăng trưởng, https://qln.mof.gov.vn/, ngày 09/01/2020.

[9] An Châu (Tổng hợp), Bạo lực chính trị và an toàn cho chính khách, https://cand.com.vn/hau-truong/, ngày 02/11/2022.

[10] Nguyễn Hữu Đổng, Sự thật về “chiến tranh và hoà bình”, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 21/07/2023.

[11] VnEconomy, Chiến lược phát triển nền kinh tế số Việt Nam, https://vneconomy.vn/, ngày 31/08/2021.

[12] Nguyễn Tuấn, Không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng sùng bái con số, https://tienphong.vn/, ngày 07/05/2011.

[13] Hải Lộc, Chữa bệnh trì trệ để đất nước cất cánh, https://vietnamnet.vn/, ngày 29/06/2021.

[14] Nguyễn Minh, Do đâu chính sách chưa đi vào cuộc sống? https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/, ngày 23/05/2019.

[15] Phạm Thu Thuỷ, Lý giải tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, https://nhandan.vn/, ngày 24/03/2023.

[16] Nguyễn Hữu Đổng, Triết luận về “nguồn gốc sự sống”, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 10/07/2023.

[17] Nguyễn Hữu Đổng, Thể chế phát triển bền vững - thực chất, nhận thức trên thế giới và ở Việt Nam, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 02/10/2023.

………………….

Ngày 26/10/2023