Việc bảo tồn bao hàm cả không gian văn hóa, môi trường tồn tại của di sản gắn với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Được hông qua các nghi thức trong lễ hội cổ truyền, các loại hình tín ngưỡng, diễn xướng dân gian (trò diễn, diễn xướng, lễ tục, trò chơi dân gian…
Bảo tồn, phát huy các giá trị Di sản văn hoá phi vật thể sẽ trao truyền cho thế hệ sau những giá trị đặc sắc của các di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh vào danh sách của UNESCO, được công nhận đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; khơi dậy lòng tự hào dân tộc và sự chủ động tích cực của người dân, cộng đồng trong công tác bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Truyền lại tri thức, kỹ năng, nghi lễ thực hành đang đứng trước nguy cơ mai một cho thế hệ kế tiếp nhằm duy trì, bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản văn hóa; bảo vệ di sản, đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa làm cho di sản lan tỏa trong xu thế giao lưu và hội nhập.
Khuyến khích tính sáng tạo và lòng tự tôn trong các cộng đồng và cá nhân với những kỹ năng truyền đạt và tổ chức việc thực hành di sản việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể; Tôn vinh các giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp. Góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc. Làm cơ sở để lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trước mắt, các đơn vị chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung vào đầu tư bảo quản, tu bổ, tôn tạo, phục hồi di sản vật thể gắn với di sản văn hóa phi vật thể như: Đầu tư xây dựng khu thực hành xướng hát Trống quân Đức Bác, xã Đức Bác, huyện Sông Lô; phục hồi đình làng Đức Bác xã Đức Bác, huyện Sông Lô; nâng cấp xếp hạng di tích quốc gia đối với đền Ngự Dội gắn với lễ hội đền Ngự Dội; tôn tạo sân kéo song Hương Canh; xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân tộc Sán Dìu phục vụ Hát Soọng cô; tu bổ, tôn tạo các di tích thờ Quốc Mẫu Tây Thiên trên địa bàn tỉnh; tu bổ, tôn tạo các di tích nơi diễn ra Lễ hội xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường; phục hồi một số di tích có hát cửa đình, một trong những hình thức diễn xướng của di sản Ca trù.
Mở các lớp truyền dạy, tổ chức thực hành di sản tại các địa phương có di sản cần bảo vệ như tổchức các lớp truyền dạy đối với 03 di sản loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian: Ca trù, Hát Soọng cô, Hát trống quân Đức Bác, Sông Lô, hát ca trù ở những noi có điều kiện phù hợp, đối tượng tham gia là các câu lạc bộ của các loại hình cần bảo tồn, người truyền dạy, nghệ nhân và các tầng lớp nhân dân có điều kiện tham gia. Các hoạt động thực hành di sản văn hóa kết hợp với tổ chức lễ hội tại địa phương đối với loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng của từng loại hình và địa phương đó.
Xây dựng các phim tư liệu tuyên truyền, quảng bá về các di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Những bộ phim này sẽ được trình chiếu và phát sóng truyền hình tỉnh, trung ương. Phim còn được nhân bản để phổ biến, quảng bá tới khách tham quan du lịch.
Sẽ lựa chọn xây dựng Đề án “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” đối với di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh, theo lộ trình đề xuất UNESCO ghi danh, cụ thể: Hát trống quân Đức Bác (loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian): thời gian thực hiện năm 2022; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên (loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng), thời gian thực hiện năm 2023; Lễ hội Đền Ngự Dội (loại hình Lễ hội truyền thống, thời gian thực hiện năm 2024.