Chuyện kể rằng (dị khảo) những năm 60-70 thế kỷ trước các nhạc sỹ thường đi thực tế sưu tầm dân ca các miền. Một nhạc sỹ nọ tới một làng quê đồng bằng Bắc Bộ (Bắc Ninh thì phải). Đêm đó ông dự một đám tang nghe phường bát âm hát chèo đò, khóc mướn (lâm khốc). Đến đoạn vợ khóc chồng họ khóc "Bèo dạt, mây trôi, ơi hỡi anh ơi em vẫn đợi chờ... sao chẳng... sao chẳng thấy... anh". Người nhạc sỹ thấy giai điệu khóc/hát mướn quá xúc động bèn ghi lại ký xướng âm. Sau trở về ông biên soạn lại thành bài dân ca "bèo dạt mây trôi" nhưng chả lẽ lại ghi là dân ca phường bát âm nên ghi là chung chung là dân ca Bắc Bộ (cải biên). Để đến nay nó trở thành bài dân ca nổi tiếng được mọi thế hệ già trẻ và cả bạn bè nước ngoài yêu thích.