4 tác phẩm cổ điển nổi tiếng nhất Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước rộng lớn, đông dân, văn hoá đa dạng. Ở khía cạnh nào, Trung Quốc đều có những thành tựu nhất định. Về văn học cổ điển, đến nay có 4 danh tác vẫn được ca ngợi.
4-tac-pham-van-hoc-trung-quoc-1630248159.jpg
Tây du ký của nhà văn Ngô Thừa Ân được dựng thành phim cùng tên. Ảnh internet

1. Tam Quốc diễn nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung. Tác phẩm ra đời vào thế kỷ 14, kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190–280) với 120 chương hồi. Mặc dù bám sát lịch sử, nhưng tác phẩm này được coi là “bảy thực ba hư”.

2. Thuỷ hử hay Thủy hử của nhà văn Thi Nại Am; có thuyết khác nói rằng, Thuỷ Hử của La Quán Trung, tuy nhiên điều này còn rất mơ hồ. Thuỷ hử được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự. Thuỷ hử kể lại sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

3. Tây du ký của nhà văn Ngô Thừa Ân, ra đời vào cuối thế kỷ VI. Tiểu thuyết này kể về nhà sư Huyền Trang đi Ấn Độ lấy kinh Phật. Tác phẩm này được coi là được nhiều người biết đến không chỉ người lớn mà còn trẻ con thông qua bộ phim cùng tên.

4. Hồng lâu mộng của nhà văn Tào Tuyết Cần, ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh. Tác phẩm được hoàn thành bởi hai người 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách.