45 năm với bức thư không gửi

Tiến Nhân

29/10/2021 10:47

Theo dõi trên

Tôi đã viết một bức thư cho một cô gái dài tới 5 trang vào năm 1973 tại Quảng trị . Bức thư ấy giờ vẫn đi tìm người nhận . Cả câu chuyện ngắn NGƯỜI CON GÁI ẤY , tôi viết cũng đã bao lần trăn trở trong chiếc ba lô hành quân , cho tới lúc tôi trở về

Cả bài thơ EM Ở ĐÂU... tôi viết , đã 3 năm qua mấy lần quay trở lại trên facebook như đi tìm đồng đội , vẫn chìm trong yên lặng . Nét mực bức thư đã phai nhạt dần , mà chẳng thấy em đâu .

Người đồng đội xưa ở chiến trường , ngày ấy đọc truyện , thấy tôi đau buồn , đã khuyên " thôi , đừng để cô ấy chết nữa " . Tôi lắc đầu " chiến tranh tàn khốc lắm , mọi thứ đều có thể " . Mới đây vừa gặp lại anh ấy , anh còn hỏi tôi về bức thư . Tôi trả cho anh nỗi thất vọng của mình .

Tháng 10 - 2017 tôi trở lại thăm chiến trường xưa . Những dấu vết chiến tranh không còn nhiều nữa . Nhưng các nghĩa trang vẫn ngàn ngạt người nằm lại . Khói hương bay lởn vởn nhớ hương hồn .

buc-thu-1635479309.jpg

Dừng ở Ngã Ba Đồng Lộc , trước nấm mồ các cô gái , tôi lại nhớ tới em . Em cũng là cô gái Hà Tĩnh , nơi bom đạn đã bao lần dìm quê em trong lửa cháy . Em rời mái trường đang học dở dang . Em bước ra ,Khoác vào mình chiếc áo trắng Blu , để bước vào cuộc chiến .

Cũng ở phòng lưu niệm sách ở Ngã Ba ấy , tôi đã mang về cho mình cuốn KÝ ỨC CHIẾN TRANH của Vương Khả Sơn. Anh là hiện thân , là nhân chứng của cuộc chiến tàn khốc đã đi qua . Đã 6 lần tái bản , mà bao người còn chưa trông thấy . Anh cũng là người con của mảnh đất Hà Tĩnh anh hùng này . Người lính như anh ấy đã trở về , bao người cũng đã trở về đấy thôi . Vậy nên , Em có thể đang có một gia đình an lành ở đâu đó , phải vậy không cô y tá năm xưa . Tôi lại thấy le lói niềm hy vọng .

Sau một chuyến đi dài hơn 1 tháng ,Vương Khả Sơn đưa đoàn nhà sư đi suốt dải đất miền Nam , thắp hương cầu nguyện cho những người ngã xuống . Hàng ngày tôi , đồng đội tôi , và biết bao con người khác dõi theo anh qua các trang viết của anh . Anh mới trở về . Nhưng tôi chẳng nghĩ là sẽ sớm gặp được anh .

Sáng ngày 3-5-2018 có điện thoại gọi đến :

-- Em đây , Vương Khả Sơn đây , em ra Hà nội tối qua . Em muốn gặp anh để tự tay trao tặng cuốn sách này .

-- Trời ơi , anh đang ở đâu -- tôi vội vã gần như luống cuống đáp lời .

-- Em đang đến nơi hẹn , và chờ anh với Trần Quốc Hùng , tại...

Vợ tôi ngồi gần , nghe được cuộc đối thoại . Vợ bảo : "Anh mời các anh tới nhà mình luôn đi , em ra chợ "

Thì ra , người vợ vẫn là người chu đáo hơn các cánh ông chồng . Tôi gật đầu , vội gọi cho hai người bạn chưa biết mặt nhau , chỉ dẫn đường cho họ .

Gần như cả ngày hôm ấy , ba người lính chúng tôi được ngồi bên nhau tại nhà . Trần Quốc Hùng( TQH). Anh ấy cũng như tôi , theo dõi cuộc hành trình của Vương Khả Sơn ( VKS) . Anh đã chiến đấu ở chính mảnh đất miền đông Nam bộ ấy . Anh bảo : " Tất cả những địa danh trong KÝ ỨC CHIẾN TRANH tôi cũng đã đi qua . Khi đọc , tôi thấy chiến trường đã hiện ngay trước mắt " . Anh nói đúng , tôi cũng trông thấy chién trường của tôi.

Tôi chẳng biết hai người lính này đã kể gì cho nhau nghe . Nhưng còn tôi , còn bức thư , tôi vẫn để trong lòng .

Buổi sáng chủ nhật ngày 6-5 , TQH gọi tôi :

-- Anh ơi , chiều nay VKS về quê rồi . Chúng ta gặp nhau chia tay anh ấy nhé .

-- Ok ! Em chọn địa điểm đi , anh sẽ đến .

Và rồi , chúng tôi lại được gặp nhau . Khi cả ba người trên chiếc xe máy cứ loay hoay tìm một nhà hàng ưng ý . Thì một cô gái xuất hiên bên lề đường . Cô không đôi mũ , giơ bàn tay vẫy vẫy . Hai chiếc xe dừng lại.

Tôi là người tới sau . Và cũng không chủ động trong cuộc hò hẹn này , tôi chỉ đáp lại bằng câu chào xã giao . Cô gái lên xe anh TQH , chúng tôi lại tiếp tục đi . Giữa phố đông người , khi đi sát họ tôi cũng không hỏi cô gái này là ai .

Chúng tôi là những người khách tới sớm của một cửa hành trang trọng , vắng người . Khi VKS và TQH mất hút vào phía trong , thì tôi và cô gái đứng ở chân cầu thang . Hình như có ai đó vừa chỉ tay lên tầng . Tôi và cô gái nhường nhau bước lên .

Phòng trên trống không , chẳng có ai . Những dãy bàn , đĩa bát , cốc chén vẫn lặng yên chờ khách . Chúng tôi ngồi đối diện nhau ở chiếc bàn sát cửa sổ . Và đây là màn chào hỏi :

-- Anh là Tiến Nhân , một người lính bạn với hai anh đây . Còn em ?

--- Em là Kiều Nga

--- Kiều Nguyệt Nga

--- Dạ không , chỉ là Kiều Nga thôi ạ -- cô gái cười và kéo cái túi khoác nhỏ đặt lên bàn .

--- Sao em lại đứng ở đường vẫy xe bọn anh ?

--- Hôm qua em thấy một tấm hình , nhận ra anh TQH với các anh . Em biết có cuộc gặp này .

-- Em với anh TQ H là...

Tôi dừng lại không hỏi thêm như sợ chạm vào gì đó . Cô gái tiếp lời :

--- Em có người anh trai hy sinh . Em vào miền Đông Nam Bộ tìm thi hài anh ấy . Đến đơn vị anh TQH đóng quân nhờ giúp đỡ . Anh Hùng cùng ở Hà Nội , thế là quen nhau . Anh VKS mới gửi tặng em cuốn sách KÝ ỨC CHIẾN TRANH nên em.muốn được gặp .

--- Em có tìm thấy mộ anh trai không ?- tôi hỏi .

Cô gái lắc đầu . Một nỗi u buồn lướt qua đôi mắt . Cả hai cùng yên lặng .

VKS bước lên cầu thang tiến về phía chúng tôi , giọng người lính trộn với tiếng cười : " Ơ... ơ hai người này , sao lại trốn lên đây , để chúng tôi đi tìm "

Hình như cô gái ngượng cười trước , còn tôi thì ngượng cười sau .

Những cái cốc va vào nhau . Ba gã đàn ông là cốc bia , cô gái là cốc nước trắng tinh khiết .

Tôi nói với VKS :

-- Hôm trước gặp nhau ,anh nhường cho em tất cả . Hôm nay anh chỉ muốn nói chuyện này .

Tôi dừng lại , tìm trong trang cá nhân của mình , bài thơ EM Ở ĐÂU , NGƯỜI CON GÁI ẤY mới đăng lại trong dịp 30-4 vừa rồi , đưa trước mặt VKS

Tôi bắt đầu kể câu chuyện về cô y tá . Rằng , trong chiến trường tôi đã viết một bức thư chưa gửi . Nay đã 45 năm rồi , không biết cô ấy còn hay mất .

VK S đang nói gì sau đó với tôi , thì từ phía cô gái có tiếng đặt cốc như rơi xuống bàn . Tôi nhìn thấy nước tinh khiết đang sóng sánh . Cô gái nói vội vã :

-- Anh ơi , anh nói tới bệnh viện 41 ở Quảng Hợp , Quảng Bình đấy sao . Em có chị gái đi bộ đội đã phục vụ ở đó mấy năm thời chiến tranh.

Người tôi tự dưng run lên . Tôi vẫn kìm được không với tay xang bên kia bàn để túm tay cô gái . Những câu hỏi của tôi dồn dập . Còn VKS và TQH đều quay lại phía hai chúng tôi .

Sau đó chúng tôi mới cầm máy nhấn nút " kết bạn " cùng nhau .

Cả buổi chiều còn lại , sau khi chia tay mọi người về nhà . Tôi bâng khuâng như kẻ mất hồn . Hy vọng rồi lo lắng . Cô gái cho tôi số điện thoại của chị gái mình mà tôi cũng không gọi ngay . Tôi đọc lại bức thư . Có lẽ tới gần 9 giờ tối , đóng cửa phòng lại , tôi bấm máy :

-- A lô... xin lỗi , đây là số máy của chị gái của Kiều Nga ?

-- Vâng , có gì vậy ... anh nói đi

( có lẽ lúc ấy tôi đã hồi hộp dừng lời , nên phía bên kia dục tiếp )

-- Tôi vừa gặp em gái của chị , và biết chị đã từng phục vụ ở bệnh viên 41 Quảng Hợp ...

Viện 41 là bệnh viện dã chiến dựng lên để đón thương binh tai mặt trận Quảng trị . Trân chiễn đẫm máu nhất tại thành cổ năm 1972 ấy đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người . Hàng ngày những chiếc xe chở đầy đạn dươc và những người lính trẻ hừng hực lao vào . Lại có những chuyến xe đêm lầm lũi chở thương binh quay ra . Người ta san những quả đồi , lợp thành từng lán để cứu chữa cho họ . Những chiếc áo Blu trắng lẫn vào những chiếc áo xanh còn vương vết máu .

--- Vâng , em ở đó tới cuối năm 1972 ra bắc đi học .

Tôi vẫn hồi hộp , như thế khi tôi ra viện vào tháng 11 . Đúng thời điểm đó , người con gái ấy đang phụ trách lán của tôi .

-- Chị biết cô y tá Nguyễn Thị Nhật Khoan chứ ?

Câu trả lời rất nhanh như sợ tôi phải chịu sự căng thẳng :

--- Có chứ anh , hai chị em cùng một khoa . Cô ấy là người Hà tĩnh , huyện....

Trời ơi ! Tôi muốn tung chiếc điện thoại lên trời . Và đây là câu hỏi có thể thay đổi trạng thái của tôi :

--- Cô ấy còn sống không chị ?

Cái ngày tôi ra viện để chuẩn bị vào chiến trường thì NGƯỜI CON GÁI ẤY cũng đã nộp đơn xin vào một trạm phẫu nào ở chiến trường . Mà cuộc chiến này chẳng tránh né bất cứa ai , kể cả những người đang tìm cách cứu người . Bởi sự mường ấy , mà tôi đã viết phần hai câu chuyện bằng giả tượng . Cô ấy đã chết , và tôi đã cài chùm hoa phong lan trên mộ cô gái .

-- Còn sống chứ anh !

Từ đầu giây bên kia , tiếng nói sao thản nhiên đến vậy , mà với tôi là hạnh phúc vô bờ . Tôi có cảm giác có một dây trói vừa bị cắt tung ra . Những mẩu dây thừng rơi xuống , đang rẫy rụa

Tôi nghe tiếp lời chi gái của Kiều Nga :

--. Hai năm trước chúng em vừa gặp nhau ở Quảng Bình , do các anh viện 41 ngày đó tổ chức gặp mặt . Cô K ấy người (....) anh có nhớ không ?

Làm sao tôi có thể nhận ra cô gái nếu gặp lại . Ngày ấy tôi là người lính tuổi vừa 20 , một đứa học trò cầm súng . Vẻ rụt rè của của con trai người vùng quê chỉ nhìn lén đằng sau các cô gái . Cả khi khi cô gái mấy lần khóc trước tôi khi kể về người yêu cô ấy hy sinh , tôi lúng chỉ biết nói lời xin lỗi . Trước đêm chia tay . Cô dành cho tôi một số nhu yếu phẩm của cô ấy . Cả những tờ giấy pluya hiếm hoi thời bấy giờ mà vẫn chẳng nói một lời "anh nhớ viết thư cho em " .

Tiếng kẻng đêm trong viện vang lên , những ngọn đèn le lói đã tắt . Bất chợt vẫn có thể có những trận bom dội xuống bệnh viện . Khu lán thương bệnh binh và khu nhân viên bệnh viện ở trên hai quả đồi , cách nhau một thung lũng nhỏ có những thửa ruộng . Người dân vẫn trồng lúa ở đây . Chỉ có những con côn trùng là không biết chiến tranh . Nó cứ rên rỉ một thứ tiếng của muôn đời vẫn thế

Cả hai dừng lại ở khoảng cách giữa hai quả đồi . Bóng của họ lọt thỏm vào đêm . Cái rét tháng cuối năm của vùng đất lửa Quảng Bình cũng chẳng làm hai người thấy lạnh . Một người lính vốn hay nô đùa không biết nói gì . Một cô gái hay ngâm thơ lại cất tiếng trước :

-- Mai anh đi rồi , chẳng biết có ngày gặp lại ...Mấy tháng ở đây sao anh chẳng kể về mình .

Tôi lúng túng , đùa không ra đùa :

-- Nếu tôi gặp lại , tôi sẽ kể bù cho Khoan nhé.

Những phút yên lặng kéo theo . Lần này thì tôi phá vỡ nó , khi chìa bàn tay của mình ra :

-- Nào , chúng ta chia tay nhau .

Khoan cầm tay tôi . Hai người yên lặng nhìn nhau . Bóng đêm ngăn không họ nhìn rõ mặt lần cuối . Họ buông tay nhau ra , bước từng bước ngập ngừng ...rồi đi về hai phía . Lúc ấy một cơn gió lạnh mới ùa đến .

Giờ đây , từ đầu giây bên kia là người đồng đội của cô gái ấy . Tôi không nhớ được khuôn mặt , thậm chí cả tiếng nói của K nữa . Nhưng.... bức thư thì còn đây. Tôi nói vào máy

--- Tôi cám ơn chi nhiều lắm . Chị hãy giúp tôi tìm hộ tôi số điện thoại của cô ấy. Tôi còn một bức thư 45 năm chưa gửi được .

-- Vâng , thể nào tôi cũng sẽ giúp được anh .

Từ phòng riêng , tôi bật cửa lao xuống phòng khách . Vợ tôi ngơ ngác nhìn chồng .

Theo Chuyện quê

Bạn đang đọc bài viết "45 năm với bức thư không gửi" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn