Ấn tượng Hà Giang

Ai đã từng về thăm mảnh đất Hà Giang nơi địa đầu tổ quốc. Nơi mà được mệnh danh là cao nguyên đá với mênh mông bốn bề là đá.

Những ngày hè nóng bỏng hun đá nóng đá nở, còn mùa đông thì lạnh buốt băng giá.Những đêm có trăng hơi lạnh hắt lên từ đá mờ mờ ảo ảo như ta đang lạc trên hoang mạc toàn đá lạnh lẽo như những thước phim viễn tưởng trên cung trăng vậy.Thiên nhiên khắc nghiệt như vậy cứ tưởng ở nơi này không thể tồn tại sự sống, nhưng hoàn toàn không phải như vậy vì chúng ta trên đường đi vẫn bắt gặp những ngôi nhà nhỏ của những người dân tộc sinh sống ở nơi đây.Trên những hốc đá vẫn lên xanh tốt những mầm ngô.Tôi đã tìm hiểu thì được biết hàng ngày những người dân đi bộ xuống núi rất xa , xuống tận ven dòng sông Nho Quế nhỏ nhìn xíu dưới khe núi đằng xa kia để họ gùi từng gùi đất mầu mỡ đem lên cao nguyên đá này bỏ vào từng hốc đá để trồng những hạt ngô. Đá và đất cùng mặn chát mồ hôi con người nuôi lớn những cây ngô, ngô lớn nhanh trổ bông thành bắp nặng hạt để nuôi  sống con người.

ve-ha-giang-1642120217.jpg
Ảnh minh họa do tác giả chọn lọc

 

Con người nơi đây sống với đá và khi chết thì lại vùi thân nơi đá…

Rời thành phố chúng tôi về thăm cao nguyên đá, biết tới cuộc sống vất vả của người dân nơi đây ta lại cảm thấy như mình thật may mắn. Nhưng khi biết tới cuộc sống tinh thần của người dân nơi đây thì chúng ta lại thấy mình cảm thấy mình ghen tị với họ.

Ai đã từng gặp những người dân tộc trên đường đi, họ nghỉ chân và  họ bứt chiếc lá ven đường rồi đưa lên môi thổi kèn lá với một khúc nhạc tình thì thật tuyệt vời. Rồi hứng chí chàng trai rút cây sáo mèo thổi vài bản nhạc thật hay đãi khách.

Ngày qua ngày họ làm lụng lam lũ vất vả, chỉ có những khi tới gần ngày chợ phiên họ mới mặc trang phục đẹp nhất, có những người vượt núi băng rừng mấy ngày liền mới về được tới chợ.

Chính vì vậy dù là chợ phiên hay chợ tình thì cũng rất vui háo hức lòng người. Họ về chợ gặp bạn, họ về chợ bán mua , nhưng ai đi chợ  cũng cũng có niềm vui như những ngày hội .

Mọi người cùng múa hát , mọi người cùng uống rượu ngô bằng bát. Cái cách thử rượu của người dân tộc cũng thật là lạ, họ cứ tự nhiên đi khắp chợ uống thử rượu của tất cả mọi hàng rượu mà người bán và người khách đều rót rượu và cùng uống rất vui.

Rồi họ  cùng uống rượu và ăn những bát thắng cố nóng hổi, mọi người hỏi thăm nhau chuyện trò thật vui vẻ náo nhiệt.

Cuộc vui nào rồi cũng tàn, khi mặt trời dần ngả về chiều thì mọi người từ giã chào nhau để trở về.Trên những con đường về lại núi cao chúng tôi bắt gặp nhiều đôi nam nữ họ ngồi nghỉ lại ven đường. Người vợ ngồi bên cạnh người chồng say khướt, người vợ ôm chồng vào lòng, chàng trai gối đầu lên đùi vợ. Người vợ dùng cái váy rộng đầy sắc màu quạt quạt cho người chồng và người vợ hát cho chồng nghe như âu yến ru chàng ngủ. Ôi ghen tị quá! ở dưới xuôi thì đâu có được như vậy, nếu người chồng say xỉn về nhà thì bị người vợ chì chiết đay nghiến với đủ mọi từ ngữ khinh bỉ.

Thế mới biết có nhiều điều đâu có phải cuộc sống văn minh đầy đủ là đã đầy đủ ta nhìn lại phải chăng đó là sự hạnh phúc mà chúng ta cảm thấy ghen tị với họ.

Thế mới biết niềm vui trong họ háo hức biết bao trong tình yêu của họ mong ngày gặp lại với bước chân bước nhanh mải miết vượt núi băng rừng về với chợ phiên nơi có nơi họ hẹn hò nơi hội tụ của tình yêu của văn hóa các dân tộc vùng cao.

Dưới đây là vài vần thơ mà tôi cảm nhận được ở chợ phiên vùng cao này.

ĐI CHỢ VÙNG CAO

Nhanh chân đi mải miết

Vang gọi tiếng khèn anh

Khắp lòng khe con suối

Xuôi dốc núi ta về

Kìa nhộn nhịp chợ phiên

Tiếng nói cười khúc khích

Cùng điệu xòe yêu thích

Anh say xiêu chân rồi

Múa khèn quay  anh thổi

Ngỡ đang cùng em bay

Say ngắm  em hát  múa

Vang rừng núi đại ngàn

Chợ tình vui rồi tan

Hương  rượu ngô chếnh choáng

Dìu nhau về ngược dốc

Bước vui.. mắt.. môi... cười ....

Theo Chuyện làng quê