Tới dự có các ông bà là lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo các cơ quan, tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, đại diện một số câu lạc bộ quan họ, thơ ca trên địa bàn tỉnh, một số hội viên Hội nhà báo, Hội VHNT của TW, tỉnh và địa phương.
Tham gia dẫn chương trình, ngâm thơ minh họa, văn nghệ chào mừng Chị hai Thúy Ngần, Chủ nhiệm CLB quan họ Bờ Bắc Sông Cầu Việt Yên; Câu lạc bộ quan họ Bắc Sông Thương làng Ảm, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng và các cộng sự khác như nhạc công, âm thanh ánh sáng...Quay phim, ghi nhật ký thực hiện chương trình Ông Lương Ngọc Chấn, chi hội âm nhạc Hội VHNT tỉnh Bắc Giang. Cố vấn chuyên môn, ông Tô Hoàn Hội VHNT tỉnh Bắc Giang.
Các đại biểu tham gia chương trình bình thơ gồm có ông Vũ Hữu Thinh, Nguyên là Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm, nay thường trú tại trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, bình bài thơ “Còn nửa vầng trăng”; ông Hoàng Phường, nguyên là thường trực huyện ủy Tân Yên, nay thường trú tại tổ dân phố Nông Lâm thị trấn Bích Động, bình bài thơ “Nàng dâu mẹ chồng”; ông Lê Quang Vĩnh, nguyên là Giáo viên THPT, Chủ tịch Hội CCB xã Tự Lạn, Việt Yên, bình bài thơ “Thơ đời tôi”; ông Đỗ Khúc, Phó Chủ tịch câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh Bắc Giang, bình bài thơ “Chị tôi”; Nhà thơ Tô Hoàn, Hội VHNT tỉnh Bắc Giang, bình bài thơ “Người bạn cũ”; Nhiếp ảnh gia, nhà báo Vũ Hoàng Thương, Hội nhà báo, Hội viên Hội VHNT tỉnh Bắc Giang, bình bài thơ “Lời ru của mẹ”; Bà Nguyễn Thị Minh Bắc, Hội viên Hội VHNT tỉnh Bắc Giang, Hội viên Hội Văn học dân gian (VHDG) Việt Nam thường trú tại Hà Nội, bình bài thơ “Khúc ru”; ông Ngọc Bảo, nguyên là Trưởng Đài Truyền thanh cơ sở xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, bình bài thơ “Chị là cố gái Sông Thương”; ông Đỗ Nhiệm, Hội viên Hội VHNT tỉnh Bắc Giang, bình bài thơ “Nàng thơ”; ông Nguyễn xuân Tuân chủ nhiệm CLB thơ Thân Nhân Trung Bắc Giang, có đôi lời cảm nhận về tập thơ “Thương nhớ ru nhau”...
Đại biểu và các thi huynh, thi hữu tham gia bình thơ theo phương pháp đầu tiên là đọc bài thơ đăng ký tham gia bình; bình bài thơ đó theo cảm xúc và nhận định theo ý kiến cá nhân của mình; các nghệ sĩ sẽ thể hiện minh họa chuyển thể nội dung bài thơ ấy qua giọng ngâm để mọi người cùng thưởng thức; các nhà báo, nhiếp ảnh gia, văn nghệ sĩ tới dự hoạt động theo chuyên môn nghiệp vụ của mình; nội dung buổi bình thơ được được biên tập tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội theo quy định của pháp luật. Các thi huynh thi hữu đã đăng ký tham dự buổi ra mắt và bình thơ có mặt hoặc vắng mặt, Ban tổ chức vẫn giới thiệu lời bình của tác giả, các văn nghệ sĩ vẫn thể hiện lời bình đó trong buổi giao lưu.
Tác giả Đào Việt tên khai sinh là Đào Thị Bích Việt. Sinh năm 1943, là con cả trong một gia đình làm nghề nông, có 7 anh chị em; lớn lên tại Thôn Lực, xã Tân Mỹ, Thành phố Bắc Giang. Do hoàn cảnh lúc đó, gia đình đã chuyển sang làm ăn sinh sống tại thôn Trại Dẻ, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên. Tại đây, ngoài đi học phổ thông cơ sở, tác giả Đào Việt đã tham gia đội ươm cây giống của ngành Lâm nghiệp. Với năng khiếu và niềm đam mê văn nghệ, nên tác giả vừa làm vừa đi học và học hát những làn điệu dân ca chèo ưa thích dậy trên Đài tiếng nói Việt Nam. Thấy có năng khiếu, tác giả Đào Việt được đơn vị đỡ đầu và cho đi học và đã tham gia ở đoàn chèo Hà Bắc 5 năm.
Sau thời gian ở đoàn chèo, tác giả Đào Việt được gia đình đưa về học nghề y và làm Y tá 5 năm tại Bệnh viện Việt Yên. Đến tuổi trưởng thành, tác giả lấy chồng và về làm y tá tại xã Tăng Tiến. Sau này do hoàn cảnh gia đình đông con, không tham gia y tá ở xã được nữa; tác giả nghỉ về làm ruộng, y tá, chạy chợ nuôi con; tham gia các hoạt động xã hội và câu lạc bộ thơ ở xã Tăng Tiến.
Tác giả Đào Việt đã chọn lọc, biên tập và cho ra mắt với các thi huynh, thi hữu và công chúng tập thơ “Thương nhớ ru nhau” với gần ba chục bài thơ “đa dạng, đủ màu sắc, cung bậc tình cảm của cuộc sống, với bút pháp dân dã, sinh động” bố cục thành ba phần, nay được xuất bản ra mắt bạn đọc.
Ông Đỗ Khúc, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã viết tặng bài Chị tôi. Tác giả Đỗ Ngọc Bích, cựu giáo chức Trường PTTH Ngô Sĩ Liên Bắc Giang tặng bài “Tặng bà chủ nhiệm thơ”. Tác giả Nhị Hương, người bạn cũ của Đào Việt, nay sinh hoạt tại Hội VHNT Bắc Giang tặng bài“Gửi người bạn cũ”. Nhà Báo nhiếp ảnh gia Vũ Hoàng Thương Hội Nhà Báo, Hội VHNT tỉnh Bắc Giang tặng bài thơ “Lời ru của mẹ”. Tác giả Đinh Thị Thanh Chương, một cô giáo đã nghỉ hưu ở Việt Trì Phú Thọ; qua các bài thơ và cuộc đời của tác giả, chị đã viết tặng bài thơ:“ Chị là cô gái Sông Thương”...
Với sự chân thành của cảm xúc, các đại biểu khách quý, các thi huynh, thi hữu về dự buổi giao lưu và tham gia bình tập thơ “Thương nhớ ru nhau” của tác giả Đào Việt đã gạn đục, khơi trong, để mọi người đọc, suy ngẫm, thưởng thức, và chia sẻ về cuộc đời của tác giả – Đào Việt, người con gái Sông Thương bên Bờ Bắc Sông Cầu.