Bác Hồ trong ảnh nghệ thuật

Bác Hồ là hình ảnh được các giới văn học nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng rất quan tâm thể hiện và là ước nguyện của nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh. Nhưng vinh dự đó chỉ đến với một số không nhiều của các nhiếp ảnh gia.
bac-be-em-be-dinh-dang-dinh-1661996678.jfif
Bác bế  em bé (Đinh Đăng Định)

 

Trong đó đáng kể đến người đầu tiên được may mắn chụp Bác chính là nhà báo Nguyễn Bá Khoản với loạt ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước VNDCCH (nay CHXHCN Việt Nam). Người thứ hai có vinh dự lớn là cố nghệ sỹ Võ An Ninh, chụp Bác cùng với Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp đang ngồi trong ô tô, rời lễ đài sau buổi lễ kết thúc. Ngay sau ngày quốc khánh đầu tiên, có 6 nhà nhiếp ảnh nổi danh được giới nhiếp ảnh thủ đô tiến cử vào chụp chân dung Bác Hồ, để in tuyên truyền rộng rãi trong cả nước. Bức ảnh chụp Bác được chọn là tác phẩm của cố nghệ sỹ Vũ Năng An. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, có khá nhiều nhà nhiếp ảnh chụp Bác Hồ. Bức ảnh nổi tiếng lúc bấy giờ là tác phẩm “Bác Hồ quan sát mặt trận Đông Khê, 1950” cũng của Vũ Năng An. Bức ảnh cho thấy người sáng tạo ra nó là một nghệ sỹ bậc thầy, một phóng viên ảnh chiến trường dày dạn kinh nghiêm về thể loại ảnh thời sự nghệ thuật. Nghệ sỹ Hồng Nghi cùng có nhiều tác phẩm quý chụp Bác trong những thời khắc khó khăn gian khổ ở chiến khu Việt Bắc. Trong đó đáng nhớ nhất là bức ảnh “Bác làm việc ở Việt Bắc”, chụp ngược sáng, trong túp lều tồi tàn. Bức ảnh làm nao lòng người xem là tác phẩm “Bữa cơm đạm bạc thường ngày của Bác tại Việt Bắc”… Tuy ít có điều kiện tiếp xúc, nhưng trong một dịp may hiếm có đã đến với Lâm Hồng Long, nghệ sỹ đã nhanh chóng thu gọn hình ảnh Bác đang “Bắt nhịp bài ca Kết đoàn” cho một dàn hợp xướng. đã làm say đắm tâm hồn của bao thế hệ côngchúng,.
Nghệ sỹ Kim Côn chụp Bác Hồ không nhiều, những để đọng lại trong lòng người xem, trước hết phải kể đến tác phẩm “Bác kéo lưới ở biển Sầm Sơn” Thanh Hóa. Đó là bức ảnh có sức lan tỏa lớn, không chỉ cho hôm nay và mãi mãi mai sau, Nhà báo Đinh Thúy, thời gian ở Hà Nội không nhiều, nhưng mỗi bức ảnh của ông chụp Bác Hồ, khiến người xem trầm trồ ngợi khen. Đó là bức ảnh “Bác Hồ trong buổi lễ cụ Tôn Đức Thắng được trao tặng Huân chương Sao vàng” ngày 19/8/1958.
Sẽ là một thiếu sót, trong số các nghệ sỹ chụp ảnh Bác, không thể không nhắc đến nghệ sỹ Mai Nam với 2 tác phẩm “Bác kiểm tra máy cày cải tiến” và “Bác thăm làng Lỗ Khê”. Nói đến người chụp ảnh Bác Hồ nhiếu nhất và ấn tượng nhất Không ai khác ngoài nghệ sỹ Đinh Đăng Định. Một dịp may hiếm hoi, nhờ có sự quen biết trước, ông được đồng chí Trần Thành Ngọ, Trưởng ty Liêm phóng thành phố Hải Phòng cho
đi cùng đến đón Bác Hồ từ Pháp trở về bằng tàu thủy, cập cảng Hải Phòng. Bác về Hải phòng vào buổi chiều muộn, không kịp về Hà Nội. Ban tổ chức bố trí Bác nghỉ lại trong một trường học ở ngõ Nghè. Đước tin nhân dân nô nức đến chào đón Người. Bác tỏ lòng cảm ơn nhân dân. Hình ảnh đón tiếp nồng nhiệt đó được Đinh Đăng Định ghi nhanh vào ống kính và trở thành vật báu trong cuộc đời sánh tạo của nghệ sỹ. Trong những năm tháng phục vụ Bác, Đinh Đăng Định nhớ mãi lời khuyên của Bác: “Chú nên chụp nhiều hình ảnh quần chúng nhân dân nhất là các chiến sỹ quân đội ngày đêm hăng hái đánh giặc, giữ nước” .
Một lần Đinh Đăng Định chụp Bác, nhưng không may, một cành cây nhỏ vướng trước ống kính, ông Định vít cành cây xuống định bẻ bỏ, tức thì Bác ngăn lại:  Ấy! Chú đừng bẻ! Tuy nó không cho quả ăn, nhưng cho chúng ta bóng mát, góp phần điều hòa khí hậu. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Đinh Đăng
Định đã ghi biết bao hình ảnh Bác Hồ với bộ đội ở chiến khu Việt Bắc, Bác ngồi làm việc trong túp lều tranh trên đường đi chiến dịch Biên giới 1950, Bác ngồi câu cá như một ngư ông bên bờ suối Lenine, Bác tưới rau, cuốc đất trồng ngô, tăng gia sản xuất, tập thể dục buổi sáng, Bác đánh bóng chuyền với anh em trong cơ quan, sau giờ làm việc…, Bác cho bé ăn, Băc cưỡi ngựa trên đường thong dong đi công
tác.
Ông Đinh Đăng Định được đặc ân trong nhiều năm chuyên chụp ảnh Bác. Trong số các tác phẩm đẹp về Bác của Đinh Đăng Định, làm phiêu lòng nhiều người là bức ảnh “Bác Hồ đọc báo Nhân dân số ra đầu tiên, 1951 ở Việt Bắc”; “Bác bế em bé”... Nhưng có lẽ hai tác phẩm làm nhiều người hâm mộ nhất, yêu quý nhất và nhớ mãi nhất là “Bác Hồ thăm Đại đoàn Quân Tiên phong tại đền Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô, 1954” với câu nói nổi tiếng: Các vua Hùng có công dựng nước Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước. và tác phẩm “Bác cùng chúng cháu hành quân”, là tấm gương sáng cho bao thế hệ thanh niên Việt Nam theo chân Bác làm nên sự nghiệp cho đất nước cho dân tộc.
Sau ngày trở về thủ đô, nghệ sỹ Đinh Đăng Định có nhiều điều kiện thuận lợi chụp ảnh Bác, với những hình ảnh sinh động: “Bác ngồi đọc báo trong vườn Phủ Chủ tịch”, Bác cho cá ăn, Bác trồng cây đa ở công viên Thống nhất, ở Vật Lại, Ba Vì Hà Tây…
Đặc biệt sau 20 năm, rời Việt Bắc, năm 1961, Bác trở lại Pắc Bó, thăm đồng bào, nơi Người từng sống và làm việc chỉ đạo phong trào khởi nghĩa giành thắng lợi trong cả nước. Trong dịp này, nghệ sỹ Đinh Đăng Định đã ghi được hình ảnh vô cùng quý giá, Bác thăm hỏi bà con trong niềm xúc động. Người kế nghiệp Đinh Đăng Định chụp ảnh Bác Hồ cho đến khi Người qua đời là nghệ sỹ Vũ Đình Hồng, với nhiều tác phẩm lừng danh, trong đó cần kể ra đây 2 tác phẩm tiêu biểu, là “Bác Hồ thăm trận địa pháo cao xạ bảo vệ thủ đô”, trong những năm tháng nhân dân ta chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và “Bác đến thăm đền thờ Nguyễn Trãi” ở Côn Sơn, Hải Dương. Hình ảnh đáng nhớ nhất trong suốt cuộc đời làm báo của người viết bài này có lẽ là hình ảnh chụp lúc Bác “đi xa”, với hàng triệu triệu con tim rơi lệ, nghẹn ngào trước điếu văn vĩnh biệt Người của Tổng Bí thư Lê Duẩn:
“Hồ Chủ tịch của chúng ta không còn nữa!
Tổn thất này vô cùng lớn lao! Đau thương này thật là vô hạn!
Dân tộc ta, Đảng ta mất một lãnh tụ thiên tài, một người thầy vĩ đại!
Phong trào Cộng sản Quốc tế, phong trào Giải phóng Dân tộc và cả loài người tiến bộ mất một chiến sỹ lỗi lạc, một người bạn chiến đấu kiên cường và thân
thiết”.
Số người có dịp chụp ảnh Bác tuy không nhiều, nhưng số lượng tác phẩm chụp Bác thành công không phải là ít. Nhưng để có những tác phẩm sống động, có hồn đòi hỏi phải nắm bắt được thần thái của Bác là điều không dễ. Vì vậy, để có những thành công đó, mỗi nghệ sỹ một khi được chụp Bác, trước đó họ đã phải dày công tìm hiểu, nghiên cứu khá kỹ.

Sau đây là một số ảnh tư liệu về Bác Hồ:

bac-dap-guong-nuoc-1661996902.jpg
Bác đạp guồng nước
bac-di-cong-tac-tai-viet-bac-1661997005.jpg
Bác đi công tác tại Việt Bắc
bac-di-tham-ba-con-nong-dan-1661997094.jpg
Bác đi thăm bà con nông dân
bac-di-tham-cac-chien-sy-ngoai-mat-tran-1661997191.jpg
bac-ho-lam-viec-tai-viet-bac-hong-nghi-1661997492.jfif