Bác Thắng viết sử

Là hàng xóm nhà tôi đấy. Bác kể: “Ông nội tao là lính của ông Đội Cấn. Khi cuộc khởi nghĩa Thái nguyên thất bại. Ông cùng ông Đội Cấn, 15 người chôn chung. Lịch sử kể lại thế, mà không tìm được chỗ nào”..
bac-thang-viet-su-1630642660.jpg

Nhìn mặt, không đoán được bác buồn hay tự hào, nên tôi chẳng dám bình luận gì. Còn tôi tự hào lắm. Thái nguyên có ông Đội Cấn. Ông tài giỏi lắm, thằng Pháp cho ông lên chức Đội. Căm giận lũ giặc ngang ngược, ông đưa cả đội theo ông Lương Ngọc Quyến, làm cuộc khởi nghĩa Thái nguyên. Việc lớn không thành, các ông đi vào lịch sử.

Ven đường lớn cạnh Bảo tàng các Dân tộc Việt Nam là tấm bia ghi: nơi đây trước là trại lính khố xanh. Và cách 100m nữa, giữa vườn hoa trung tâm thành phố có 1 trụ đá trang trọng : di tích đình làng, gắn liền với cuộc khởi nghĩa.

Đứng trên đất Thái nguyên, chỗ nào cũng có thể , dưới đất chân mình, là các Ông.

Quê bác Thắng không phải ở đây. Cách 30 km, Huyện Phổ yên. Những năm băng đạn vàng như lúa đồng. Mũ rơm huyền thoại là tuổi thơ của bác đấy.

Thắng là con lớn trong gia đình 5 con. Học lớp 5. Cái ngày định mệnh ấy em đang ở trường, thì ở nhà máy bay tới ném bom. Mẹ đang làm đồng thấy nó bay về hướng nhà mình , tất tưởi chạy về. Chíu rồi ùm... cái hầm chữ A trước nhà thành 1 cái hố. Bà ngã xuống rồi lại bật dậy ngay, vì bà nhìn thấy đứa con gái thứ hai 9 tuổi, chưa kịp vào hầm, bật tung lên cùng đất đá, rồi lại rơi xuống cùng đất đá phủ kín. Nó mềm oặt, máu từ mũi miệng chảy ra. Không chết nhưng nó không bao giờ là đứa trẻ khoẻ mạnh nữa.

Ngôi nhà vẫn còn cùng bà mẹ chồng nằm liệt ko kịp đưa đi trú ẩn. Còn trong hầm chữ A là người hàng xóm tốt bụng cùng 3 đứa con nhỏ của bà: 2 gái, 1 trai. Bé út chưa đầy tuổi.

Thông thường khi âm dương cách biệt mà ko được ở cạnh người thân, người ta sẽ hỏi thật nhiều. Còn bà, tận mắt chứng kiến nên bà thành câm lặng. Cô con gái giờ chẳng lo nổi cho bản thân, vừa giữ cho bà còn phải sống, lại vừa luôn nhắc bà tới nỗi đau muốn chết .

Biến cố ấy làm cho anh cả Thắng lớn hơn tuổi rất nhiều.

Rồi Thắng nhận giấy báo nhập ngũ. Cả 1 thế hệ lên đường. Gian khổ hi sinh nhưng trong dòng cuốn ấy ai cũng háo hức tự hào. Anh sẵn sàng. Nhưng mẹ thì nỗi đau còn nguyên đó. Bà chẳng nghĩ được gì, bà sợ, bà sợ đến mất mật. Bỏ hết công hết việc, mặc lợn gà con cái, ko ăn ko uống, bà chạy một mạch đến huyện đội. Vừa chạy vừa khóc, bà biết khóc thì ko được vào, bà đứng ngoài cửa.

Hết 1 ngày, đến tối bà vẫn đấy. Những lời khuyên bảo của cán bộ, của người nhà đều vô dụng. Nước mắt kìm nén gần chục năm. Sáng hôm sau trông bà ko ra người nữa.

"Đất nước hoà bình là phải có xây dựng lại. Mà anh này (Thắng ấy) học giỏi lắm".

Thế là quá trưa, bà nhận 1 lời hứa, còn Thắng nhận 1 lời động viên: học để xây dựng đất nước cũng là chiến đấu.

Chả vui chả buồn, bà đi về như người mộng du.

Thắng cũng vậy. Nhưng học là niềm đam mê của anh. Không phụ lòng mọi người. Anh đỗ Đại học tổng hợp văn. Anh học nghiêng ngửa chả kém ai.

Giờ đây ông Đại Tá về hưu có thời gian nhiều hơn đến những nơi bản làng xa xôi tìm nhân chứng cho lịch sử. Sách bác viết dày lắm, tôi không đọc hết được đâu.

Theo Chuyện làng quê