Bảo vệ di sản

Trần Hữu Sơn

01/05/2023 11:06

Theo dõi trên

Hầu như tuần nào các phương tiện thông tin đại chúng đều cảnh bảo cần bảo tồn khẩn cấp các di sản. Nước ta đã có Luật Bảo tồn di sản hơn hai mươi năm nhưng đến địa phương nào người đứng đầu ngành văn hoá đều trăn trở nhất là làm thế nào bảo vệ được di sản.

Nghiên cứu từ thực tiễn mới thấy một nguyên nhân quan trọng là chúng ta mới chú trọng bảo vệ ngọn chưa nghiên cứu bảo vệ gốc của di sản, đặc biệt chưa coi trọng hồn của di sản .Nhận thức sai lầm này thể hiện ở cả khâu nhận diện, làm hồ sơ bảo tồn di sản đến các giải pháp bảo tồn và phát huy di sản. Di sản nhất là di sản phi vật thể thường gắn vơí nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng.

b1hd-1682913852.jpg

Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành Di sản văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Ảnh: dangcongsan.vn

 

Tôn giáo tín ngưỡng là cái hồn của di sản . Nhưng suốt một thời gian dài chúng ta quan niệm " vô thần " nên ứng xử có phần cực đoan với tôn giáo tín ngưỡng. Nhiều nghi lễ ta xoá bỏ, các thày cúng là đối tượng cần phải cải tạo . Quan điểm này vẫn ảnh hưởng đến ứng xử văn hoá, trong đó có di sản hiện nay. Vì vậy lúc đầu làm hồ sơ di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu lại đặt một tên khác, tương tự như vậy các di sản khác đều "né" từ tín ngưỡng . Chỉ đến khi các chuyên gia tư vấn (và cả áp lực) ta mới bớt sợ nhạy cảm. Di sản Then muốn sống trong cộng đồng phải gắn với tín ngưỡng Then chứ không chỉ phát động phong trào hát Then đàn tính. Thực hành tín ngưỡng thờ Mãu phải tôn trọng hầu đồng chứ coi hầu đồng là mê tín dị đoan thì không bảo tồn được di sản. Các di sản cúng bến nước ở Tây nguyên, cúng rừng ở miền núi phía Bắc đều gắn liền tín ngưỡng thờ nước, thờ rừng. Tín ngưỡng phải gắn với không gian thiêng.

Do đó không thể đem hầu đồng trinh diễn ở phố cổ. Cùng cơ quan Bộ VHTTDL, nhưng Cục Văn hoá cơ sở thì tổ chức liên hoan trình diễn di sản còn Cục Di sản lại khuyến cáo bảo tồn cả không gian. Vậy bảo tồn và phát huy ra sao để vẫn bảo tồn di sản ? Đây là bài toán khó các nhà khoa học trong nước chưa nghiên cứu. . Đưa 1 phần di sản trình diễn, sân khấu hoá di sản thì do yêu cầu của nghệ thuật biểu diễn phải cắt xen, trích đoạn và nhào nặn . Tính hệ thống, chỉnh thể bị phá vỡ. Vì vậy chỉ gọi tên là tiết mục cụ thể không thể gọi là " trình diễn di sản ". Đây là bài học cho các điểm du lịch phục vụ du khách.

Tóm lại bảo tồn di sản phải coi trọng tôn giáo tín ngưỡng. Còn biểu diễn cần coi là tiết mục nghệ thuât chú không thể gọi là trình diễn nghệ thuật.

Bạn đang đọc bài viết "Bảo vệ di sản" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn